Friday 23 August 2019

LẦN DẦU TIÊN TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI MÁY BAY NÉM BOM H6 & CHIẾN ĐẤU CƠ TẠI BÃI TƯ CHÍNH (Sidhant Sibal - WION)




Sidhant Sibal  -   WION
Hiếu Bá Linh dịch
23/08/2019

LTS: Báo WION của Ấn Độ ra ngày 21/8/2019 đưa tin, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay phản lực ném bom H6 và chiến đấu cơ tại bãi Tư Chính. Tờ báo cho biết, Chính phủ Ấn Độ và Nga đã được chính phủ Việt Nam thông tin như trên, vì họ có lợi ích thương mại trong khu vực này. Sau đây là bản dịch bài trên báo WION của Ấn Độ.
____

Tác giả: Sidhant Sibal
Dịch giả: Hiếu Bá Linh
23-8-2019

Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế việt nam và điều tàu tuần duyên đến gần lô dầu khí của công ty ONGC, Ấn Độ

Trong vụ xâm phạm quan trọng lần thứ ba, Trung Quốc đưa 20 tàu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nghiêm trọng là, Ấn Độ có lợi ích thương mại trong khu vực này, vì tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh Ltd có lô dầu cùng thăm dò với công ty Rosneft của Nga.

Bắc Kinh đã điều 2 tuần duyên tới gần lô dầu của ONGC. Đây là vụ xâm phạm thứ hai của Trung Quốc trong năm nay, bắt đầu từ ngày 13/8, lúc 15 giờ (giờ địa phương).

zTrong vụ xâm phạm thứ hai, 6 tàu tuần duyên, 10 tàu đánh cá và 2 tàu dịch vụ, cùng với máy bay ném bom H6, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp nhiên liệu trên không cũng được phát hiện.

Trung Quốc cũng đã bắc loa yêu cầu những thợ khoan dầu Việt Nam rời khỏi khu vực này.
Tiếp tục leo thang … vi phạm trắng trợn Luật quốc tế“, một nguồn tin từ chính phủ Việt Nam cho biết.

Cuộc xâm phạm đầu tiên trong năm nay bắt đầu từ ngày 3 tháng 7 và các tàu Trung Quốc đã rời khỏi vào ngày 7 tháng 8. Số lượng tàu vào thời điểm đó là 35 chiếc, nhưng không có nhiều lực lượng không quân. Điều đáng chú ý là, vụ triển khai của Trung Quốc đã bị hủy bỏ, sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp [tại Bangkok, Thái Lan] vào ngày 1 tháng Tám.

Hội nghị [Ngoại trưởng ASEAN diễn ra] với ​​sự tham gia của hơn 20 Bộ trưởng Ngoại giao trong khu vực, gồm bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar của Ấn Độ và Vương Nghị của Trung Quốc.

Đây là hàng động được tính toán kỹ lưỡng. Tại Hội nghị ở Bangkok, phía Trung Quốc đã nói rằng hòa bình và an ninh chiếm ưu thế trong khu vực.. nhưng tiềm ẩn bên trong lại là sự phá hoại tự do hàng hải”, nguồn tin nói thêm.

Trong vụ xâm phạm đầu, phía Việt Nam đã “liên lạc” 30 lần với đặc phái viên Trung Quốc, và kể từ ngày 13 tháng 8 (cuộc xâm phạm lần thứ hai), phía Việt Nam đã “liên lạc” 7 lần với đặc phái viên Trung Quốc.

Hà Nội đang cân nhắc một số hành động, gồm cả biện pháp pháp lý và đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Chỉ làm theo mô hình của vụ Pakistan với Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc … Nếu Pakistan có thể đưa ra vấn đề song phương tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thì Biển Đông cũng vậy, là một vấn đề quốc tế“, một nhà ngoại giao nói.

Chính phủ Ấn Độ và Nga có lợi ích thương mại trong khu vực, đã được chính phủ Việt Nam thông tin. Các Đặc phái viên Việt Nam có mặt tại các thủ đô trên thế giới và đất nước này, đang liên lạc với các nước đối tác như Mỹ, Úc và 16 đối tác đối thoại.

Đây là vụ xâm phạm quan trọng lần thứ ba của Trung Quốc kể từ năm 2011. Năm 2011, Trung Quốc đã cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam và năm 2014, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan [Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông], sau đó rút đi.





No comments:

Post a Comment

View My Stats