J. Bradford Delong
DCVOnline
Posted on August 28, 2019 by editor
Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump và Chủ tịch Trung Hoa, ông Tập Cận Bình đến dự quốc yến tại Đại lễ
đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Hoa, ngày 9 tháng 11 năm 2017. Nguồn:
THOMAS PETER / REUTER
Lịch sử cho thấy khi một siêu cường thế giới đang
tương đối mất sức mạnh thì nó thường tìm cách hạ cáNh an toàn, để vẫn giữ được
một vị trí thoải mái trên thế giới một khi mất dần sự thống trị toàn cầu. Ngược
lại, cách đối phó không mạch lạc, không thân thiện của Tổng thống Mỹ Donald
Trump có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích lâu dài của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald
J. Trump. Nguồn: Project Syndicate
BERKELEY – Các siêu cường thế giới luôn cảm thấy rất đau khi phải công nhận
sự suy giảm tương đối của họ và phải đối phó với những thách thức lớn trược mặt.
Hiện nay, Hoa Kỳ thấy mình đang ở tình trạng này đối với Trung Hoa. Một thế kỷ
rưỡi trước, Anh Quốc đã phải đối phó với mối đe dọa tương tự của Mỹ. Và vào thế
kỷ XVII, Cộng hòa Hòa Lan là siêu cường và nước Anh là kẻ thách thức.
Lịch sử cho thấy siêu cường thường tìm cách hạ
cách an toàn, kể cả việc tương tác với quốc gia có thể thay thế nó, để vẫn giữ
một vị trí thoải mái trên thế giới khi đang mất dần sự thống trị toàn cầu. Đáng
buồn thay, Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải là một người biết lịch sử. Và
cách đối xử không thân thiện, không mạch lạc của ông đối với Trung Hoa có thể
gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích lâu dài của Mỹ.
Giống như Anh và Cộng hòa Hòa Lan trước đó, Mỹ là cường
quốc quân sự thống trị thế giới, và tầm với của Mỹ là toàn cầu. Mỹ có một số
ngành kỹ nghệ với năng suất cao nhất thế giới, và đang thống trị nền thương mại
và tài chính toàn cầu.
Nhưng, cũng giống như những cường quốc hàng đầu thế
giới trước đó, nước Mỹ hiện nay đang phải đối phó với một cường quốc khác đang
trỗi dậy – một quốc gia tự tin, đầy tham vọng, có dân số đông hơn, khao khát sự
giàu có và ưu việt toàn cầu, và tin rằng họ có một định mệnh rõ ràng để thay thế
bá quyền hiện tại. Và, trừ khi có gì đó đi thật trệch hướng, sự trỗi dậy, chiếm
lấy vị trí hàng đầu của quốc gia đang thách thức Mỹ xem như là chuyện chắc sẽ xẩy
ra.
Chắc chắn sẽ có xung đột. Siêu cường đang trỗi dậy
muốn có thị trường lớn hơn và có nhiều tài sản trí tuệ hơn là nước siêu
cường hiện tại muốn để cho nó có. Và những gì nước siêu cuờng hiện tại không sẵn
lòng đưa, thì quốc gia đang thách thức nó sẽ tìm cách lấy. Hơn nữa, siêu cường
đang trỗi dậy muốn có ảnh hưởng trên trường quốc tế tương xứng với sức mạnh căn
bản của nó sẽ có ở thế hệ kể tới, chứ không phải tương xứng với sức mạnh của nó
hôm nay.
Đây là tất cả những bất đồng chính đáng, và hai cường
quốc hiện tại cần quản lý chúng bằng cách đặt lợi ích tương ứng của họ lên hàng
đầu và bảo vệ chúng. Nhưng những căng thẳng này không thể lớn hơn lợi ích chung
của cả hai nước về mặt hòa bình và thịnh vượng.
Trong trường hợp Anh-Hòa Lan, một loạt các cuộc giao
tranh thương mại và những quộc hải chiến trong những năm 1600 đã tạo ra một số
lớn những thành ngữ xúc phạm trong tiếng Anh, như “Dutch book, Dutch concert,
Dutch courage, Dutch leave, Dutch metal, Dutch nightingale, and Dutch
reckoning”. Tuy nhiên, về lâu dài, thế mạnh cơ bản của Anh đã là yếu tố quyết định
và Anh Quốc trở thành một siêu cường trên toàn cầu. Tuy nhiên, người Hòa Lan đã
tạo ra một thế giới để họ sống thoải mái trong đó sau khi không còn ở vị trí
hàng đầu.
Hòa Lan hay đổi từ chống đối sang hợp tác với Anh là
một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi này. Vào ngày 24 tháng 10 năm
1688, hướng gió biển thay đổi đã cho phép hạm đội Hòa Lan rời hải cảng để ủng hộ
phe quý tộc Whig ở Anh, nhờ đó đã chấm dứt triều đại quân chủ tuyệt đối của nhà
Stuart. Sau đó, hai cường quốc có lợi ích chung trong chính phủ hạn chế, sự thịnh
vượng trọng thương và khuynh hướng chống Thiên Chúa giáo là cơ sở của sự hình
thành một liên minh bền vũng mà Hòa Lan là đối tác nhỏ hơn. Hoặc, như một khẩu
hiệu lan truyền của những năm 1700 nói một cách thẳng thừng hơn, “không có hội
thánh La Mã hoặc guốc mộc!” Guốc mộc là một trong những biểu tượng
đương đại của sự nghèo khó của Pháp. Và với sự hậu thuẫn của Anh, Hòa Lan vẫn độc
lập, thay vì miễn cưỡng nằm dưới sự kiểm soát của Pháp.
Hơn một thế kỷ sau, đế quốc Anh cuối cùng đã áp dụng
một chiến lược tương tác và hợp tác tương tự với Mỹ. Đỉnh điểm của chính sách
này, như bộ trưởng Anh Harold Macmillan không khéo léo (vì quá công khai) tuyên
bố khi ông được phong làm phụ tá của Tướng Eisenhower, ở Bắc Phi trong Thế chiến
II, nói Anh nên là nô lệ Hy Lạp cố vấn cho La Mã (Mỹ lúc đó). Kết quả là, Mỹ trở
thành đồng minh địa chính trị trung thành nhất của Anh trong thế kỷ XX.
Ngày nay, giới hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể học
hỏi nhiều hơn bằng cách nghiên cứu hành động của Cộng hòa Hòa Lan và Anh khi họ
là những siêu cường toàn cầu trong những cuộc hạ cánh an toàn. Ngoài ra, họ nên
đọc “Nguồn gốc cách ứng xử của Liên Xô”(“The Sources of Soviet Conduct”), bài báo viết năm 1947 của
nhà ngoại giao Hoa Kỳ George F. Kennan, người ủng hộ chính sách be bờ của Hoa Kỳ
đối với Liên Xô.
Chính sách be bờ .
Nguồn: George F. Kennan (X)
Có ba điểm nổi bật trong bài viết của Kennedy. Đầu
tiên, ông viết, giới hoạch định chính sách Hoa Kỳ không nên hoảng sợ, nhưng hãy
nhận ra chiến lược lâu dài là gì và theo đuổi nó. Thứ hai, Mỹ không nên cố gắng
đơn phương ngăn chặn Liên Xô, mà nên lập liên minh rộng lớn để đối đầu, chống lại
và trừng phạt nó. Thứ ba, Mỹ nên trở thành tốt nhất, bởi vì khi nào cuộc đấu
tranh giữa hai hệ thống của Mỹ và của Liên Xô vẫn còn thì hòa bình, tự do và thịnh
vượng cuối cùng sẽ là những yếu tố quyết định.
Nhưng kể từ
khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, Trump đã kiên quyết bỏ qua những lời khuyên
như vậy. Thay vì thành lập các liên minh để kiềm chế Trung
Hoa, Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Và ông tiếp tục đưa ra những yêu sách bất chợt, không mạch lạc – như loại
bỏ ngay thâm hụt thương mại song phương Mỹ-Trung.
Thay vì cẩn thận theo đuổi chiến lược lâu dài đối với
Trung Hoa, Trump dường như đang hoảng loạn. Và, ngày nay Trung Hoa và thế giới
càng biết rõ điều đó.
*
Tác
giả J. Bradford DeLong là Giáo sư Kinh tế tại Đại
học California tại Berkeley và là cộng tác viên nghiên cứu tại Cục Nghiên cứu
Kinh tế Hoa gia. Ông là Phó Phụ tá cho Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ trong Chính quyền
Clinton; lúc đó ông đã tham gia rất nhiều vào các cuộc đàm phán ngân sách và
thương mại. Vai trò của ông trong việc thiết lập chương trình cứu Mexico trong
cuộc khủng hoảng đồng peso năm 1994 đã đưa ông lên hàng đầu trong việc chuyển đổi
châu Mỹ Latinh thành một khu vực của các nền kinh tế mở, và củng cố tầm vóc của
ông như một tiếng nói hàng đầu trong các cuộc tranh luận chính sách kinh tế.
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
*
12/08/2019
No comments:
Post a Comment