Friday 30 August 2019

CHÁY NHÀ MÁY RẠNG ĐÔNG : THÔNG TIN TOÀN CẢNH






----------------------------------





**********

30/08/2019

Vụ hoả hoạn tại nhà máy của Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông (trên đường Hạ Đình và ngõ 342 đường Khương Đình, quận Thanh Xuân Hà Nội) vào tối ngày 28/8/2019 không chỉ là một vụ cháy mà còn là một sự cố môi trường cực kỳ nghiêm trọng.

Lý do là nguyên liệu trong sản xuất phích nước và bóng đèn huỳnh quang sẽ có một lượng thuỷ ngân nhất định. Riêng sản xuất bóng đèn còn có thêm chất phốt pho. Cả thuỷ ngân và phốt pho đều là những chất rất độc.

Thuỷ ngân gặp lửa sẽ tạo ra phản ứng phân hủy thủy ngân (II) sinh ra hợp chất thiocyanate (Hg(SCN)2- một độc chất dạng tiền chế để chế tạo thạch tín (cyanua). Phốt pho khi phản ứng nhiệt hay không phản ứng nhiệt nếu tiếp xúc trực tiếp với con người, động vật cũng đều là độc chất gây hại cho sức khoẻ.

Trên website Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông có ghi rõ “năng lực sản xuất trong 1 năm của Rạng Đông đạt tới 80 triệu sản phẩm bóng đèn, sản lượng phích đạt trên 7 triệu, 3 triệu sản phẩm thiết bị chiếu sáng, hơn 1 triệu sản phẩm đèn bàn các loại.” Công ty này cũng thông báo “các sản phẩm phích nước Rạng Đông đều được sản xuất theo tiêu chuẩn Anh BS EN 12546-1: 2000, Tiêu chuẩn RoHs của châu âu và đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.”

Tuy nhiên, hàm lượng thuỷ ngân được thông báo chính thức “dưới 3mg” trong mỗi bóng đèn của Rạng Đông nếu nhân lên với số lượng sản xuất nói trên thì sẽ là một con số vô cùng kinh khủng bởi không có cơ sở nào để nói chúng được kiểm soát trong vụ cháy quá lớn nói trên.

UBND phường Hạ Đình (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) có ra khuyến nghị người dân không ăn rau, hoa quả, gia cầm, cá, heo được nuôi trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy tại Công ty Rạng Đông trong vòng 21 ngày.

Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân trong khu vực và cả những người dân ở xa hơn bán kính 1km khuyến cáo thì “mùi khó chịu” của vụ cháy ảnh hưởng trực tiếp đến họ.

Cơn mưa ngày 29/8/2019 phần nào làm giảm mối lo về khói bụi vụ cháy có chứa thuỷ ngân và phốt pho song theo nguyên lý “vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”; thì các chất trên sẽ theo nước mưa bám vào da, có thể vào cơ thể qua đường miệng hay hô hấp và ngấm xuống đất, xuống hệ thống nước ngầm.

Theo công bô của Bộ Y tế: “Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là đimêtyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong.

Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, đồng thời ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.”

Các cơ quan chức năng có lẽ cần vào cuộc ở cấp cao hơn vì cho đến bây giờ các thông số về phích nước loại cũ (có chứa thuỷ ngân) hay số lượng bóng đèn được sản xuất mới và tồn kho của Rạng Đông hoàn toàn chưa được công bố.

------------------------------------

30/08/2019

Tối qua đến sáng nay tôi xem tài liệu về thuỷ ngân, phốt pho và các độc chất khác liên quan đến việc sản xuất bóng đèn và phích nước của nhà máy Rạng Đông. Có nhiều vấn đề có thể viết nhưng tôi sẽ chọn góc tiếp cận thông tin theo hướng giải quyết vấn đề để hạn chế thấp nhất hậu quả nhiễm độc sau vụ cháy.

Xin đưa ra các cảnh báo và đề nghị sau:

CẢNH BÁO

1- Các gia đình gần nơi xảy ra vụ cháy còn cảm nhận được mùi khó chịu phải di dời lập tức ít nhất 2 tuần khỏi hiện trường.

2- Sử dụng khẩu trang phòng độc (có màng cacbon hay màng nitrat bạc) khi ra đường, nhất là nơi gần xảy ra vụ cháy. Phải sử dụng khẩu trang phòng độc vì có nhiều phản ánh tuy chỉ đi ngang vẫn cảm nhận được mùi khó chịu. (Có thể tham khảo thêm ở comment).

3- Không ăn thực phẩm, trái cây khu vực quanh vụ cháy. Bán kính không hạn chế ở mức 1km như thông báo của phường Hạ Đình (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) mà bất cứ đâu người dân từng cảm nhận được mùi cháy và thấy khó chịu vì nó vào tối 28/8/2019. Diện tích cảnh báo sau khi đã cân nhắc của tôi là bán kính 5km quanh vụ cháy vì rất nhiều thông tin về mùi khó chịu (nhiều khả năng là có độc) của vụ cháy trong mức này. Tốt nhất nên tiêu huỷ toàn bộ thực phẩm, trái cây quanh khu vực này.

4- Không sử dụng nước bể lộ thiên, vật chứa nước không đậy cũng khu vực bán kính 5km quanh vụ cháy để nấu ăn. Xả hết nước bể lộ thiên, vật chứa nước không đậy và vệ sinh kỹ rồi mới tích nước lại dùng. Tro bụi vụ cháy và các độc chất có thể ngấm vào nước mà người dân không biết.

5- Vệ sinh toàn bộ nhà cửa bao gồm trần nhà, tường và vật dụng bằng cách lau bằng giẻ ướt để tránh phát tân độc chất dạng bụi, giặt tất cả các quần áo để bênngoài tủ quần áo và xả kỹ, xịt thân vá lá cây cảnh, cây ăn trái. Bụi mịn cỡ PM2.5 và nhỏ hơn (PM1.0 hay PM0.3) từ vụ cháy có thể bám lên bề mặt đồ đạc, quần áo. Nhà có chó mèo thì cũng phải tắm chúng thật kỹ bằng xà phòng sau khi thực hiện các bước trên cũng như vệ sinh chính bản thân mình thật kỹ. Việc này phải làm thường xuyên vì cơn mưa ngày 29/8/2019 có làm bớt bụi mịn thì khi các vũng nước khô đi thì bụi mang độc chất vẫn phát tán do giao thông đi lại.

6- Những người cảm nhận rõ mùi khó chịu của vụ cháy và thấy cơ thể có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, nhức đầu, sốt bất thường thì phải đưa đi khám tại các bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời. Tốt nhất nên có các xét nghiệm máu và nói rõ với bác sĩ về việc có ảnh hưởng của vụ cháy bóng đèn với khả năng phát tán thuỷ ngân, lưu huỳnh. Uống nước thật nhiều (trên 2,5 lít/ngày).

7- Yêu cầu chính quyền địa phương công bố minh bạch thông tin chi tiết vụ cháy và các ảnh hưởng của nó. Yêu cầu rà soát lại toàn bộ doanh nghiệp sản xuất và kho bãi chứa hàng có các yếu tố hoá chất độc hại trên địa bàn đông dân cư. (Yêu cầu này thì dân nơi chưa xảy ra sự cố môi trường cũng nên làm.)

ĐỀ NGHỊ

– Đề nghị chính quyền cấp thành phố Hà Nội công bố lập tức thông tin thiệt hại vụ cháy về hàng hoá để biết được mức độ độc hại từ vụ cháy. Tốt nhất nên công bố tình trạng nguy hiểm và di dời ngay lập tức những hộ dân đang bị ảnh hưởng mùi trực tiếp. Phong toả và cách ly kín toàn bộ hiện trường vụ cháy và các hộ đã di dời gần đó nhanh nhất có thể.

– Đề nghị các cơ quan chức năng, nhà khoa học trên địa bàn thủ đô phối hợp lấy mẫu không khí, đất, nước quanh vụ cháy trong bán kính 5km hoặc hơn. Nhất là xác định hướng gió của vụ cháy, hướng của nước ngầm để biết tính phát tán.

– Đề nghị Bộ Công an lập tức khởi tố vụ án vì tính nghiêm trọng của nó.

P/s: Hôm qua cậu em phóng viên Bach Tran vẫn vào sát vụ cháy để tác nghiệp. Tôi đề nghị báo Vietnamplus dừng ngay hoạt động tác nghiệp nguy hiểm này vì sức khoẻ phóng viên bởi qua miêu tả của cậu ấy trong chat thì khả năng là đã nhiễm độc, cần đến vệnh viện ngay. Các báo khác cũng nên làm thế đối với phóng viên tác nghiệp hiện trường vụ cháy Rạng Đông.

P/s2: Đứa mất dạy nào nói cháy nhà máy Rạng Đông “không sao đâu!” cứ đập thẳng vào mặt nó! Sự ngu và ác của chúng nó có thể tước đi tính mạng hay “tạo ra” con cái biến dị cho người khác nếu không thực hiện phòng độc và xử lý độc thuỷ ngân, độc lưu huỳnh từ vụ cháy đấy!


--------------------------------------------

30/08/2019

Sáng mình mới coi một bài viết trên báo Dân Trí “thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau vụ cháy  kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, xảy ra tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông”. Nội dung của thông báo khá là nghiêm trọng:

1. Khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày.

2. Tiêu hủy các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 500m.

3. Không sử dụng nước tại các bể chứa nước hở trong bán kính 1km kể từ tâm đám cháy.

4. Thay rửa tất cả các vật dụng chứa nước, sinh hoạt có bám bụi bằng xà phòng 2-3 lần và nhiều lần bằng nước sạch.

5. Khuyến nghị người dân thay toàn bộ quần áo có nhiễm khói bụi do cháy – bằng cách giặt nước sạch nhiều lần. Sau đó ngâm xà phòng nóng từ 70-80 độ trong vòng 30 phút, ngâm tiếp 20 phút với nước tẩy quần áo, rồi xả sạch bằng nước sạch nhiều lần.

6. Vệ sinh toàn bộ ngoại cảnh, bao gồm bể nước, cây cối ban công, tường cửa bằng nước xà phòng đặc 2-3 lần. Sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.

7. Nếu có trồng tiếp tục nên thay đổi đất, dung dịch thủy canh mới, để đảm bảo không bị ô nhiễm với các loại cây cảnh cũng tiến hành phun rửa nhiều lần bằng nước sạch để trôi bụi do cháy.

8. Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1-10 ngày.

9. Nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt bất thường thì phải đưa đi khám tại các bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?!

Mình đọc hết thì bài báo chỉ nói là “Sau khi cháy còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, của cán bộ viên chức tại một số khu vực và cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường Hạ Đình”. Tại sao khói bụi của đám cháy này lại có thể dẫn đến nội dung thông báo nghiêm trọng đưa ra như trên?! Sau khi tìm hiểu tôi thấy SỢ và tôi nghĩ các bạn cần BIẾT RÕ NHỮNG GÌ ĐANG XẢY RA!

Tuy không nói thẳng là khói bụi từ đám cháy nguy hiểm như thế nào nhưng thông tin đã cho chúng ta biết rằng “Các khu vực kho và xưởng bị cháy nằm tại phía Đông Nam khuôn viên Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, bao gồm: Kho compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư nghành xưởng và một số kho xưởng nhỏ khác.” Đến đây nếu bạn nào nhạy bén chút thì chắc đã nhận ra vấn đề đó là “KHO BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG”… Đây là thứ làm vấn đề này trở nên RẤT NGHIÊM TRỌNG!!!

Các bạn CẦN BIẾT một số thông tin sau:

1/ Cơ chế thắp sáng của đèn huỳnh quang là cần THỦY NGÂN (Hg). Lượng thủy ngân có trong bóng đèn dao động từ 3 đến 46 mg (mili gram). Bóng đèn dài 1.2m, trắng thường sử dụng có khoảng 5mg thủy ngân trong đó.

2/ Thủy ngân là kim loại nặng, trạng thái lỏng ở nhiệt độ bình thường và dễ bay hơi. Trong vụ này với nhiệt độ cao của đám cháy, kim loại thủy ngân trữ trong nhà máy để sản xuất bóng đèn và lượng kim loại thủy ngân có trong bóng đèn hoàn chỉnh bể ra đã rất dễ dàng bốc hơi vào không khí.

3/ Kim loại thủy ngân ở dạng hơi trong không khí (Elemental mercury vapor) rất dễ dàng được hấp thụ (tỷ lệ hấp thu xấp xỉ 80%) vào phổi, và nhanh chóng khuếch tán vào máu và phân phối vào tất cả các cơ quan của cơ thể. Ở dạng nguyên tố kim loại thủy ngân không tích điện, có khả năng khuếch tán cao và tan trong lipid, vượt qua hàng rào máu não và hàng rào máu nhau thai, cũng như hai lớp lipid của màng tế bào và các cơ quan nội bào! Hai cơ quan chính trong cơ thể tích tụ thủy ngân sau khi bị hấp thụ là não và thận. Sự bài tiết của thủy ngân ra khỏi cơ thể khá chậm, cần khoảng 30-60 ngày để bài tiết phân nữa (half-life) lượng thủy ngân trong các cơ quan trong cơ thể ngoại trừ não! Theo một số nghiên cứu não cần khoảng 20 năm!

4/ Thủy ngân là một kim loại nặng “cực độc”. Do thủy ngân có ái lực cao với nguyên tố Selen (Se) và các nhóm sulfhydryl có trong nhiều enzyme và protein mô dẫn đến gây ra ảnh hưởng trực tiếp rối loạn các chức năng của chúng và làm hư hỏng tế bào. Các hư hỏng này có thể rất nghiêm trọng và cuối cùng làm tê liệt các hệ thống cơ quan như phổi, thận hoặc hệ thần kinh. Nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong.

5/ Triệu chứng nhiễm độc cấp tính với hơi thủy ngân khi hít phải là: run rẩy, khó thở, tức ngực, không cảm giác được mùi, mất trí nhớ, khó ngủ, đau đầu, cảm giác yếu mệt, suy nhược cơ bắp, co giật cơ bắp, giảm chức năng nhận thức,… Nhiễm độc thủy ngân còn là nguyên nhân gây nên sẩy thai và thai dị dạng!

Tôi khuyên các bạn:

1️. Khi đã biết bị phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm độc bởi thủy ngân thì cần được điều trị càng sớm càng tốt do các tác động có hại của thủy ngân lên cơ thể là không thể phục hồi được!!! Nên tham khảo ý kiến sớm với nhân viên y tế và các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát độc tố.
Cập nhật: Phóng viên báo Zing cho mình biết “Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai” đang sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân nhiễm độc, nếu nghi bị nhiễm các bạn qua đây nha.

2️. Nếu các bạn trong vùng nhiễm, nên đi chỗ khác ở tạm trong một thời gian.

3️. Trong vùng nhiễm khi ra đường tuyệt đối phải sử dụng khẩu trang có trang bị than hoạt tính.

4️. Cẩn thận với nước các bạn đang sử dụng, sau cơn mưa, thủy ngân có thể đã nhiễm vào nguồn nước! nên mua nước chai uống trong thời gian chờ kiểm nghiệm.

Ngoài ra, tôi mong các tổ chức chính quyền và ban quản lý nhà máy phải thực sự nhìn nhận vấn đề này một cách RẤT NGHIÊM TÚC, không nên dấu thông tin với người dân. Chuyện này có thể gây nên một thảm họa môi trường nghiêm trọng cho một lượng lớn người đang sống ở Hà Nội.

 Với vai trò là một nhà khoa học, tôi có những đề xuất như sau:

1️. Phải NGAY LẬP TỨC lấy mẫu khí, nước, đất từ tâm cùng cháy trở ra kiểm tra nồng độ thủy ngân cho đến khi không còn thấy nữa để xác định chính xác vùng nhiễm mà khoanh vùng.

2. Đề nghị người dân di tản ngay ra khỏi những vùng được coi là nhiễm nặng, và điều trị ngay những người có triệu chứng nhiễm độc thủy ngân.

3️. Cô lập khu vực nhà máy có chứa thủy ngân ngay, tránh các tác nhân có thể làm lây lan.

4️. Cần sự hỗ trợ của các chuyên gia để thực hiện thu dọn và xử lý ô nhiễm thủy ngân.

Số liệu cần tham khảo về nồng độ thủy ngân cho phép của tổ chức y tế thế giới (WHO):
– Lượng thủy ngân cho phép trong không khí là 2–10 nanô gram/mét khối.
– Lượng thủy ngân cho phép trong nước ngầm và nước bề mặt là 0.5 micrô gram/lít

Mong các các nhà lãnh đạo, chức trách và mọi người hãy mau hành động để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người dân và con em.

TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

--------------------------

Tài liệu tham khảo:




Jung-Duck Park and Wei Zheng, 2012. Human Exposure and Health Effects of Inorganic and Elemental Mercury. J Prev Med Public Health. 45: 344–352. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3514464/)

Michael Aucott, Michael McLinden, and Michael Winka, 2004. Release of Mercury From Broken Fluorescent Bulbs. Environmental Assessment and Risk Analysis Element. (https://www.state.nj.us/dep/dsr/research/mercury-bulbs.pdf)


--------------------------------

30/08/2019

Theo Mineral Year Book 2008, Việt Nam là đứng thứ 2 trong trong ba nước nhập khẩu nhiều thủy ngân nhất (121 tấn/năm) trên thế giới, sau Hà Lan (535 tấn) trong trong năm 2008.

 [1] Mineral Year Book năm 2009 cho biết con số thủy ngân nhập của VN là 74 tấn. Gần đây nhất, báo cáo về thương mai thủy ngân toàn cầu (UNIDO, 2017, 1b) cho biết riêng thủy ngân dùng trong khai thác và thủ công nghệ của VN được ước dao đông từ 1,9 đến 13,1 tấn (con số trung bình là 7,5 tấn).

Thủy ngân được dùng sản xuất bóng đèn và phích nước [2]. Các nhà máy được kể tên có dùng thủy ngân là Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Điện Quang, và Phillips. Rạng Đông là cơ sở sản xuất sản phẩm có thủy ngân lâu đời nhất, và quy mô lớn nhất.

Năm 2013, Việt Nam tham gia Công ước của Liên hiệp quốc Minnamata mang tên một địa danh ở Nhật nơi xẩy ra một vụ thảm họa nhiễm độc thủy ngân do nhà máy Hóa chất Chisso Co., Ltd. Minamata Factory thải chất độc vào nước ở Vịnh cùng tên. Thống kê năm 2004 cho biết thảm họa này đã làm 1.784 người chết và 10.000 người bị nhiễm độc do ăn thủy sản. Số tiền đền bù cho nạn nhân lên tới 84 triệu USD.

Ở VN, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công thương phụ trách việc tổ chức theo dõi thực hiện công ước này. Đầu mối trực tiếp là Tổng cục Hóa chất (Vinachemia). VN đã được nhận nửa triệu USD với nguồn viện trợ là Quỹ môi trường Toàn cầu GEF) để triển khai bước đầu đánh giá hiện trạng sử dụng thủy ngân. Toàn văn dụ án có thể xem ở [3].

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch tễ Mỹ (CDC), thủy ngân vào cơ thể có thể là kim ngoại nguyên chất, hợp chât vô cơ và hữu cơ. Ở nhiệt độ thường, thủy ngân kim loại ở dạng lỏng, có thể bốc hơi. Tác hại của thủy ngân nguyên chất với sức khỏe là chưa rõ, nhưng khi hít phải lượng khí có nồng độ lớn, phổi có thể bị phá hoại. Khi vào trong cơ thể, thủy ngân kim loại có thể chuyển hóa thành thủy ngân vô cơ. Khi hít lâu dài không khí nhiễm thủy ngân nồng độ nhỏ, có thể có bệnh về hệ thần kinh, trí nhớ, mẩn da, di thường ở thận. Để phát hiện mức độ nhiễm thủy nhân, có thể phân tích máu và nước tiểu [4]. Thủy ngân có thể ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu và phân.

Phân tích về thủy ngân như độc chất, CDC cho biết trong môi trường thủy ngân nguyên chất có thể đươc các vi khuẩn, các loài vi nấm tảo chuyển hóa thành Methylmercury [5]. Chúng được thải vào đất và nước và ở đây rất lâu. Hóa chất này có thể đi vào chuỗi thức ăn và từ đó thâm nhập vào cơ thể người. Khi động vật này ăn loại động vật nhỏ hơn, phần lớn methylmercury vẫn lưu giữ trong cơ thể động vật bậc trên. Đậu và ngũ cốc không tích lũy methylmercury, nhưng nấm ăn lại tích tụ nhiều. Không có thông tin về rau tích tụ thế nào.

Từ bài học của Minnamata, một đô thị với 30.000 dân, việc nhiễm độc bị phát hiện vào năm 1956 mà việc phục hồi thảm họa phải mất 35 năm mới hoàn tất vào năm 1990, vụ cháy máy Rạng Đông ngày 28/8/2019 [6] cần được xem xét đánh giá kỹ càng [Nhà máy này có khả năng chiếm 2/3 lượng thủy ngân nhập khẩu của Việt Nam có nghĩa là lượng thủy ngân có thể tới hàng tấn]. Theo thông báo của Rạng Đông [7], khu vực hỏa hoạn có cả nơi sản xuất đèn compact CFL – loại sản phẩm chiếm 8% tổng doanh thu của Công ty.

Hiện tại, bức tranh được Công ty và một số trang mạng vẽ là có quy mô gây thiệt hại nhỏ. Thiệt hại về tài sản ước chỉ 5% tổng tài sản Công ty. Có chuyên gia về môi trường cho rằng mức độ nhiễm độc là thấp, nhất là khi có những trận mưa giúp “rửa sạch” chất gây độc. Nếu nhìn từ góc khác, mưa và gió chỉ làm khu vực bị ô nhiễm lan tỏa rộng hơn.

Khi chưa rõ mức độ ô nhiễm vì chưa có đánh giá đầy đủ, người dân ở khu vực lân cận nhà máy cần được thông báo đầy đủ về khả năng và mức độ nhiễm độc cũng như khả năng phơi nhiễm. Một cuộc đánh giá ô nhiễm cần sớm được thực hiện để đề ra kế hoạch tẩy độc một cách cẩn trọng và tổng thể, nếu cần thì nên kêu gọi UNIDO, GEF hỗ trợ quốc tế ít nhất là về kỹ thuật, khi mà VN đã tham gia Công ước Minnamata.

Sức khỏe của lính cứu hỏa tham gia chữa cháy, và những người dân sống lân cận cần được theo dõi chu đáo và dài hạn. Ít nhất là họ cần được xét nghiệm vi lượng thủy ngân trong máu trong thời gian sớm nhất để đánh giá mức độ phơi nhiễm.

Nghiên cứu trường hợp về thảm họa Minnamata được GEF giới thiệu ở [8].
_____
















No comments:

Post a Comment

View My Stats