Monday, 26 August 2019

THẤY BẢN KHẮC GỖ CON RỒNG LẠC LONG QUÂN Ở NHÀ BẠN ĐÀI LOAN (Phạm Cao Phong - BBC)




Phạm Cao Phong
Gửi BBC từ Paris, Pháp
25 tháng 8 2019

Cuối Xuân năm 1992, một thương nhân Đài Loan nhập cảnh vào Việt nam qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Trên passport ghi tên Eddy Hsu - 許燦煌 (Hứa Xán Hoàng).

Thất bại trên thương trường quê nhà, chàng trai 30 tuổi muốn bứt ra, tìm một hướng kinh doanh mới tại Việt Nam.
Sang Việt Nam, Eddy Hsu thích các bạn gọi thân mật là Cao. Tôi sẽ gọi anh như thế sau khi đã xin phép anh.
Việt Nam năm 1992 vẫn chỉ có ánh hào quang không cắt ra được như một miếng bánh ngọt sau khi kinh qua chiến tranh với Mỹ và các cuộc xung đột Trung Quốc, Campuchia. Nền kinh tế lụn bại khoác trên một đất nước tơi tả, chao đảo, lại rách thêm sau những lo sợ, hoảng loạn khi khối XHCN sụp đổ.
Song niềm lạc quan của người Việt Nam đã giúp Cao. Kết hợp với chuỗi siêu thị tư nhân đang lan dần đến các tỉnh, các quầy bán mỹ phẩm của Cao dần phát triển nhanh chóng cùng với nhu cầu làm đẹp đang lên của người dân.

Cao gặp một người bạn Việt Nam mà anh luôn nhắc đến với sự ngưỡng mộ trong những câu chuyện kể cho tôi.
Đó là Huy Quang, cháu của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (1882-1951), dòng chính của Hoàng đế Gia Long (1762-1820). Phía trên bàn làm việc của anh Cao tại Đài Loan vẫn để bức ảnh hiếm hoi về Kỳ ngoại hầu, phía sau có chữ ký tặng của Huy Quang.
Người bạn thân thiết ấy đã tặng Cao hai quyển sách, như hai cách cửa mở cho Cao trên mảnh đất mới. Một là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hai là cuốn 'Việt Nam Sử lược' của học giả Trần Trọng Kim.

Về sau này, anh Cao mới ngẫm ra chữ Mệnh vận vào mình ra sao.
Mỗi con đường như đều bắt nguồn từ một duyên cớ. Có khi từ một chuyện không đâu.
Anh Cao kể:
"Một buổi chiều ở Sài Gòn năm 1995, tôi đang rất buồn chán chạy xe máy trên đường Nguyễn Thị Minh Khai giữa quận 5 và quận 3, thì nhìn thấy gần hai chục nhà sách cũ. Tôi nghĩ, hay mua sách về để xem. Điều thú vị là ở đây tôi nhìn thấy những cuốn sách cổ có từ thời Thanh. Tôi hỏi bà chủ là bao nhiêu tiền một cuốn. Bà nói giá mỗi cuốn 20 ngàn đồng (khoảng 1 đôla). Tôi thầm kêu, rẻ quá.






No comments:

Post a Comment

View My Stats