Thứ Năm, 08/01/2019 - 09:24 — nguyenvandai
Ban tuyên giáo, bộ máy tuyên truyền và các dư luận
viên của đảng cộng sản Việt Nam luôn tuyên truyền rằng Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng là người yêu nước, vì dân, vì nước.
Một người yêu nước là người phải biết và sẵn sàng hy
sinh lợi ích cá nhân của mình, lợi ích của tổ chức, đảng phái mà mình đang theo
để phục vụ lợi ích cao nhất của Tổ quốc và Nhân dân.
Nhân dân Việt Nam cần có tự do, dân chủ để mọi người
được bình đẳng trong việc đóng góp và cống hiến tài năng phục vụ Tổ quốc. Muốn
có tự do, dân chủ thì phải xóa bỏ chế độ độc đảng cộng sản và thay bằng chế độ
dân chủ đa đảng. Nhưng Nguyễn Phú Trọng quyết tâm duy trì sự cai trị độc đoán,
chuyên quyền của đảng cộng sản.
Tổ quốc Việt Nam cần xây dựng các mối quan hệ đồng
minh với các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, và các nước EU,... để phát
triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt đất nước bằng
cách đu dây giữa các nước gây tổn hại đến lợi ích sống còn của đất nước. Dưới
thời cai trị của Nguyễn Phú Trọng thì chủ quyền quốc gia càng ngày càng bị đe dọa
nghiêm trọng.
Gần đây khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt
Nam ở khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa, khu đặc quyền kinh tế của Việt
Nam ở phía Đông Nam biển Đông. Nguyễn Phú Trọng đang đứng đầu nhà nước và đảng
cộng sản, nhưng ông ta chưa có một phát ngôn nào để bảo vệ chủ quyền quốc gia của
Việt Nam. Mỗi khi ông Trọng xuất hiện thì chỉ tập trung vào chống các phe nhóm
đối lập trong và ngoài đảng, bảo vệ cho hai chiếc ghế quyền lực của mình.
Như vậy có thể kết luận, Nguyễn Phú Trọng không có
tình yêu Tổ quốc và Nhân dân một cách chân chính. Vậy có phải Nguyễn Phú Trọng
yêu đảng của mình?
Đảng cộng sản Việt Nam cần dân chủ hóa trong đảng, tức
là các đảng viên ở các cấp có quyền tự do ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo của
cơ sở đảng cùng cấp và cấp trên. Các đảng viên có quyền tự do lựa chọn và quyết
định lãnh đạo đảng qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong nội bộ đảng. Từ
đó đảng CSVN có thể lựa chọn những người tài năng, đạo đức của đảng để lãnh đạo.
Có như vậy thì đảng CSVN mới có cơ may tồn tại trong một nền chính trị dân chủ
đa đảng trong tương lai.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng không làm như vậy. Trọng cùng
với Ban tổ chức trung ương và các cấp vẫn tiến hành lựa chọn những quan chức cộng
sản theo tiêu chuẩn trung thành với đảng và phe nhóm của ông ta, chứ không chọn
người có tài đức. Nguyễn Phú Trọng không chấp nhận dân chủ trong đảng để tạo sức
mạnh nội lực cho đảng của ông ta. Một ngày nào đó, Nhân dân Việt Nam đứng lên
đòi xây dựng chế độ dân chủ đa đảng, lúc đó đảng CSVN sẽ tan dã.
Như vậy, Nguyễn Phú Trọng cũng không yêu đảng và
không có tâm huyết xây dựng đảng CSVN vững mạnh.
Vậy, Nguyễn Phú Trọng yêu cái gì?
Nguyễn Phú Trọng rất giỏi binh pháp của người Trung
Quốc cổ xưa. Trong sự nghiệp chính trị của Trọng, ông ta rất ranh ma và quỉ quyệt
trong từng giai đoạn để từng bước tiến tới chiếm chọn quyền lực cao nhất để thỏa
mãn danh vọng từ thủa thiếu thời của ông ta.
Trọng hiểu rất rõ nội bộ cộng sản Việt Nam là khi
các phe phái đấu đá nhau bất phân thắng bại, thì chúng sẽ thỏa hiệp chọn một
nhân vật trung dung (Nông Đức Mạnh là ví dụ) lãnh đạo để các phe có thể tiếp tục
tự do cướp và vơ vét của cải của Nhân dân và quốc gia.
Nên khi chưa nắm quyền lực, Trọng ta tỏ vẻ thờ ơ với
các phe nhóm, bởi vậy Trọng được chọn làm Chủ tịch quốc hội (2007-2011). Khi
phe Hồ Đức Việt đấu với Nguyễn Tấn Dũng, Trọng được chọn làm Tổng bí thư (2011-2016).
Khi đã đã nắm quyền lực cao nhất trong đảng, Trọng mới bắt đầu thiết lập phe
cánh nhằm loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng và các phe nhóm khác để tiếp tục giành quyền
lực tuyệt đối.
Cuối cùng Nguyễn Phú Trọng đã thành công khi loại bỏ
được Nguyễn Tấn Dũng, tiếp theo là Trần Đại Quang để ngồi cùng lúc hai ghế quyền
lực cao nhất của đảng CS và nhà nước.
Từ tháng 4 năm 2019 tới nay, sau khi bị đột quỵ, sức
khỏe giảm sút không còn đủ khả năng thực hiện cùng lúc hai chức vụ, đồng thời bản
thân Nguyễn Phú Trọng cũng công khai thừa nhận khi nhậm chức CTN vào năm 2018 rằng
ông ta tuổi cao, sức khỏe yếu, năng lực hạn chế,... Nhưng Trọng không chịu nghỉ
hưu và cũng chẳng chịu nhường bớt ghế cho người khác.
Như vậy, rất rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng quá yêu các
ghế quyền lực của mình.
Tóm lại, Nguyễn Phú Trọng yêu cái ghế quyền lực của
mình, yêu danh vọng và hệ tư tưởng lạc hậu, hủ bại của ông ta. Trọng cũng chẳng
yêu đảng thiết tha theo đúng cách của một người cầm đầu đảng. Yêu nước Việt Nam
với Nguyễn Phú Trọng lại càng là một thứ quá xa xỉ.
No comments:
Post a Comment