Saturday, May 3, 2014
Bài đọc suy gẫm:
"Trầm trọng lắm rồi!" hay bài phỏng vấn của Yên Trang với Gs. Nguyễn
Đăng Hưng nói về những giá trị về đạo đức bị đảo ngược và trong trường học
không còn bài học về tình yêu thương con người. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Trước khi vào phần phỏng vấn, blog 16 mời quý bạn
điểm sơ qua ít thông tin về "Khi sự ác lên ngôi" của tác giả Vũ Hưu
Dưỡng trên mạng "Công Giáo Việt Nam".
Chua xót, ngậm ngùi, nguyện cầu cho những phận người
vắn số dù chưa một lần gặp gỡ hay quen biết. Nghĩ suy, trăn trở với những người
cam tâm làm điều ác.
Thật tình, tôi nghĩ mãi, nghĩ mãi khi ngày nào cũng
xảy ra sự ác và sự ác quá tàn nhẫn với anh chị em đồng loại.
Chỉ giản đơn nhớ lại vài sự ác xảy ra mới nhất
:
1. Bị phát hiện đang cưỡng bức bé gái 8 tuổi, gã
"yêu râu xanh" đã vung dao chém chết em gái nạn nhân rồi chạy trốn
lên đồi sắn. Vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên xảy ra vào khoảng 14h45 chiều
29/7, tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
2. Khoảng 10h30 ngày 4/9, cháu Duyên vừa từ trường
học về ghé nhà ông lấy chìa khóa để về nhà (cách vài trăm mét, tại số 436/2
đường Nguyễn Tất Thành, P.18, Q.4) để lấy đồ rồi lên Củ Chi chơi với mẹ. Lúc
này người chạy xe ôm đứng dưới nhà chờ Duyên nhưng hơn nữa giờ vẫn không thấy xuống
nên báo cho ông ngoại em biết. Khi mọi người chạy lên thì phát hiện em Duyên bị
hung thủ xiết cổ bằng dây loa đầu đĩa nằm chết trong phòng. Người dân đã đưa
Duyên đi cấp cứu nhưng cô nữ sinh lớp 9 tội nghiệp đã tử vong. Kẻ thù ác là
người hàng xóm đã ra tay sát hại dã man nữ sinh lớp 9 vì bị em phát hiện đột
nhập vào nhà trộm tài sản.
3. Trưa 6/9, người dân trên đường Lê Lai (phường
Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM) hoảng hốt khi nhiều thanh niên cầm dao đâm nhau
loạn xạ. Vụ truy sát khiến hai người chết, một trường hợp bị thương.
4. Chỉ vì va chạm giao thông, hai nhóm cùng gọi
“đồng bọn” mang theo hung khí đến để giải quyết mâu thuẫn. Hậu quả, một người
bị chém chết tại chỗ còn một người nhập viện với nhiều vết thương. Sự việc xảy
ra vào khoảng 19g45 6-9, tại khu vực ngõ chợ Phùng Khoang, trước cửa số nhà 430
- 432 Nguyễn Trãi, thuộc địa phận xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội ...
Những dòng thông tin đó, đọc xong thấy đắng
lòng.
Lẽ dĩ nhiên, trong xã hội hay trong gia đình thì có
người này người kia hành xử theo cách lối của mình để rồi ngày nào cũng có
chuyện. Thế nhưng, ngày hôm nay cách hành xử bạo lực, sát nhân đã diễn ra liên
tục và ngày mỗi ngày càng dã man hơn.
Trên đây là những sự ác mà người ta còn thấy được
nhưng còn nhiều và rất nhiều sự ác xảy ra hang ngày trong gia đình, trong họ
hang, trong bè bạn, trong xã hội. Chỉ vì ích kỷ, chỉ vì hờn ghen, chỉ vì mình
chỉ biết mình để rồi người ta sẵn sàng ra tay loại trừ anh chị em đồng loại của
mình một cách không hề thương tiếc.
Có những sự ác được phủ lấp bằng những lời hoa mỹ,
có những sự ác được bao bọc bằng những lời xem ra hết sức mỹ miều … Đằng sau
những lời ngọt ngào hoa mỹ đó lại là một sự thật hết sức đắng long bởi vì họ
mưu toan loại trừ anh chị em đồng loại của họ để họ giữ một vị thế, một quyền
lợi cho cá nhân hay cho nhóm riêng của họ. Có những trường hợp bàn mưu tính kế
để hại những người dám nói cho sự thật, cho công lý. Khi công lý và sự thật
biến mất thì dĩ nhiên, cái ác lại lên ngôi.
Đối diện với những sự ác như thế, nhiều người sẽ
bình luận, nhiều người sẽ đi tìm nguyên nhân, nhiều người sẽ phân tích tâm lý …
Bình luận, nguyên nhân, tâm lý sẽ chẳng đi về đâu khi nền móng đạo đức, lương
tri của con người có vấn đề.
-------------------
Đối
thoại với GS. Nguyễn Đăng Hưng
KHI CÁI ÁC LÊN NGÔI
YÊN
TRANG (Thực hiện)
Đây là bài phỏng
vấn đột xuất và chớp nhoáng do nhà báo Yên Trang, Báo Pháp Luật thực hiện tại
sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 vừa qua, ngày tôi lấy máy bay trở sang
Bỉ. Bài đã được biên tập lại. Có lẽ vì sự hạn hẹp của báo giấy, nhiều đoạn đã
không thấy xuất hiện. Nay trên sổ tay cá nhân này, xin xuất bản nguyên văn.
*
Khi
thiện và ác đổi ngôi
Phóng
Viên: Thưa ông, điều gì khiến ông cho rằng xã hội hiện nay
biến loạn đến mức trầm trọng?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng. Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm chẳng lành. Một lần khi đi rút tiền từ ngân hàng, trên đường về bằng xe gắn máy có người cố tình ép sát tôi làm tôi té ngả. Họ là một đám chuyên trấn lột người đi đường gồm 4 thành viên. Người thứ tư thừa lúc tôi đôi co với kẻ gây tai nạn lặng lẽ làm động tác móc ví. Những kẻ côn đồ này đã hành động nhanh chóng trên một đoạn đường đông đúc người đi qua lại. Đó là đoạn đường giữa ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8 vào lúc hơn 2 giờ chiều chứ không phải đêm hôm khuya khoắt. Rất nhiều bạn bè tôi cũng từng bị như vậy. Một vị giáo sư Bỉ qua đây dạy, ngày nghỉ ông tranh thủ đi chụp hình kỷ niệm tại sân Tao Đàn. Khi chiếc để camera vừa đặt xuống để mở túi, ông bị giật luôn. Kẻ cướp hành xử ngay chốn đông người, còn vị giáo sự nọ cũng không kịp than vãn và phỉ bác. Ông tự an ủi với tôi rằng “thôi thì cái máy của tôi cũ quá rồi, đây là dịp để mua cái mới”. Một người bạn khác, ra chợ Bến Thành bị móc ví. Ông ấy hới ha hớt hải vì mất hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Được một lúc sau có người vỗ vai nói nhỏ bằng tiếng Anh hẳn hoi, rằng ví của ông đang ở góc bên kia đường. Ông đi đến và thấy ví của mình đó, tiền mất nhưng may mắn là còn giấy tờ. Ông ấy hài hước: “đám ăn cướp Việt Nam văn minh đấy”.
Phóng Viên: Nhưng ở đất nước nào cũng có những chuyện tương tự như vậy thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở Châu Âu những năm 1960, 1970 dường như rất ít tệ nạn. Cho tới khi bức tường Berlin sụp đổ, dân Đông Ấu có thể tràn qua các nước Châu Âu và từ đó tệ nạn xuất hiện nhiều hơn. Bởi tệ nạn xã hội thường xuất phát nhiều ở các nước Đông Âu. Các quốc gia ở Đông Âu kinh tế kém phát triển, nền giáo dục cũng chưa cao. Khi sang Tây Âu họ thấy ở đây giàu quá, dân hiền quá, xe đạp để ngoài đường không cần khóa nên họ lấy. Nhưng vấn đề của chúng ta lại khác, tình trạng đến mức trầm trọng khi người ta sẵn sàng giết cha mẹ vì vài trăm ngàn. Hay những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối… đó là sự băng hoại về đạo đức.
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng. Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm chẳng lành. Một lần khi đi rút tiền từ ngân hàng, trên đường về bằng xe gắn máy có người cố tình ép sát tôi làm tôi té ngả. Họ là một đám chuyên trấn lột người đi đường gồm 4 thành viên. Người thứ tư thừa lúc tôi đôi co với kẻ gây tai nạn lặng lẽ làm động tác móc ví. Những kẻ côn đồ này đã hành động nhanh chóng trên một đoạn đường đông đúc người đi qua lại. Đó là đoạn đường giữa ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8 vào lúc hơn 2 giờ chiều chứ không phải đêm hôm khuya khoắt. Rất nhiều bạn bè tôi cũng từng bị như vậy. Một vị giáo sư Bỉ qua đây dạy, ngày nghỉ ông tranh thủ đi chụp hình kỷ niệm tại sân Tao Đàn. Khi chiếc để camera vừa đặt xuống để mở túi, ông bị giật luôn. Kẻ cướp hành xử ngay chốn đông người, còn vị giáo sự nọ cũng không kịp than vãn và phỉ bác. Ông tự an ủi với tôi rằng “thôi thì cái máy của tôi cũ quá rồi, đây là dịp để mua cái mới”. Một người bạn khác, ra chợ Bến Thành bị móc ví. Ông ấy hới ha hớt hải vì mất hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Được một lúc sau có người vỗ vai nói nhỏ bằng tiếng Anh hẳn hoi, rằng ví của ông đang ở góc bên kia đường. Ông đi đến và thấy ví của mình đó, tiền mất nhưng may mắn là còn giấy tờ. Ông ấy hài hước: “đám ăn cướp Việt Nam văn minh đấy”.
Phóng Viên: Nhưng ở đất nước nào cũng có những chuyện tương tự như vậy thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở Châu Âu những năm 1960, 1970 dường như rất ít tệ nạn. Cho tới khi bức tường Berlin sụp đổ, dân Đông Ấu có thể tràn qua các nước Châu Âu và từ đó tệ nạn xuất hiện nhiều hơn. Bởi tệ nạn xã hội thường xuất phát nhiều ở các nước Đông Âu. Các quốc gia ở Đông Âu kinh tế kém phát triển, nền giáo dục cũng chưa cao. Khi sang Tây Âu họ thấy ở đây giàu quá, dân hiền quá, xe đạp để ngoài đường không cần khóa nên họ lấy. Nhưng vấn đề của chúng ta lại khác, tình trạng đến mức trầm trọng khi người ta sẵn sàng giết cha mẹ vì vài trăm ngàn. Hay những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối… đó là sự băng hoại về đạo đức.
Đinh
Quang Vinh tại cơ quan điều tra - Cháu giết bà nội lấy tiền đi
chơi game.
http://i1275.photobucket.com/albums/y450/nguyenanh5/May%202014/DinhQuangVinh_zps500e95e7.jpg
Phóng Viên: Vậy thưa ông, cái ác bắt đầu đến từ đâu?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Trộm, cướp… đến từ cuộc sống khó khăn nhưng sự chiếm đoạt của các ác lại nằm ở giáo dục và khi giá trị đạo đức bị hủy hoại, tha hóa rõ ràng. Bởi kinh tế khó khăn thì sau thời gian suy thoái sẽ vực dậy. Địa ốc đóng băng thì có ngày phục hồi. Đồng tiền mất già và từ giá mới sẽ vươn lên. Nhưng nền giáo dục của ViệtNamđang lầm đường lạc lối. Nền giáo dục không tạo được con người có nhân cách, có niềm tin đạo đức, biết sống lương thiện, biết sống thương yêu… Thay vào đó là từ ngay tấm bé trẻ con đã thấy một xã hội vị kỷ, thực dụng, chỉ thấy tiền là chính. Một chuyện nhỏ thế này, cô bạn tôi kể rằng, con gái mình về nhà bảo mẹ sao không mua quà bánh trung thu đến tặng cô giáo. Nếu cô giáo không tìm cách để hối thúc học sinh phụ huynh phải cung phụng mình thì tại sao đứa trẻ lại lại hỏi mẹ như vậy. Thay vì chúng ta đem ánh trăng vàng, là câu chuyện về chị Hằng nga, chú Cuội để con nít biết mơ mộng sáng tạo thì lại dạy cho chúng về lòng tham muốn vật chất. Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cô của nó và trong tương lai chắc chắn nếu có điều kiện đứa trẻ đó sẽ móc tiền, của bằng địa vị và chỗ đứng của mình. Đây là những chuyện mà khi chúng tôi còn học phổ thông không hề có. Và chính cô giáo kia vì hoàn cảnh xã hội, vì điều kiện kinh tế đã vô tình tiếp tay phá hoại nền giáo dục quốc dân. Đây là không còn là câu chuyện nhỏ mà là một vấn đề trầm trọng. Các em lớn lên trong một môi trường giáo dục như thế, xã hội biến chất, đảo điên như thế. Bởi vậy nên mới có chuyện con giết cha mẹ để có tiền chơi game. Đây là đỉnh điểm của sự bấn loạn rất khó tưởng tượng là có thể đi đến điểm nào tệ hơn nữa.
http://i1275.photobucket.com/albums/y450/nguyenanh5/May%202014/DinhQuangVinh_zps500e95e7.jpg
Phóng Viên: Vậy thưa ông, cái ác bắt đầu đến từ đâu?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Trộm, cướp… đến từ cuộc sống khó khăn nhưng sự chiếm đoạt của các ác lại nằm ở giáo dục và khi giá trị đạo đức bị hủy hoại, tha hóa rõ ràng. Bởi kinh tế khó khăn thì sau thời gian suy thoái sẽ vực dậy. Địa ốc đóng băng thì có ngày phục hồi. Đồng tiền mất già và từ giá mới sẽ vươn lên. Nhưng nền giáo dục của ViệtNamđang lầm đường lạc lối. Nền giáo dục không tạo được con người có nhân cách, có niềm tin đạo đức, biết sống lương thiện, biết sống thương yêu… Thay vào đó là từ ngay tấm bé trẻ con đã thấy một xã hội vị kỷ, thực dụng, chỉ thấy tiền là chính. Một chuyện nhỏ thế này, cô bạn tôi kể rằng, con gái mình về nhà bảo mẹ sao không mua quà bánh trung thu đến tặng cô giáo. Nếu cô giáo không tìm cách để hối thúc học sinh phụ huynh phải cung phụng mình thì tại sao đứa trẻ lại lại hỏi mẹ như vậy. Thay vì chúng ta đem ánh trăng vàng, là câu chuyện về chị Hằng nga, chú Cuội để con nít biết mơ mộng sáng tạo thì lại dạy cho chúng về lòng tham muốn vật chất. Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cô của nó và trong tương lai chắc chắn nếu có điều kiện đứa trẻ đó sẽ móc tiền, của bằng địa vị và chỗ đứng của mình. Đây là những chuyện mà khi chúng tôi còn học phổ thông không hề có. Và chính cô giáo kia vì hoàn cảnh xã hội, vì điều kiện kinh tế đã vô tình tiếp tay phá hoại nền giáo dục quốc dân. Đây là không còn là câu chuyện nhỏ mà là một vấn đề trầm trọng. Các em lớn lên trong một môi trường giáo dục như thế, xã hội biến chất, đảo điên như thế. Bởi vậy nên mới có chuyện con giết cha mẹ để có tiền chơi game. Đây là đỉnh điểm của sự bấn loạn rất khó tưởng tượng là có thể đi đến điểm nào tệ hơn nữa.
*
Khi
con người không được bảo vệ
Phóng Viên: Vậy ông có nhận xét gì khi gần đây trên nhiều tờ báo có viết về những hành động “tự xử” của người dân thay vì báo công an?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đó là hậu quả phải chờ đợi. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, Họ đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ chúng lại quay ra thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản mình. Từ năm 2007 khi ấy tôi tham gia giảng dạy cho lớp cao học khoa quốc tế của Trường đại học Bách Khoa. Trong số đó có một sinh viên luận văn yếu quá nên không đạt điểm. Bởi vậy tôi đề nghị ra các em làm lại để chấm lại. Tuy nhiên trong số đó có một học sinh không chịu làm mà muốn qua môn. Phụ huynh đã đến gặp nhưng tôi từ chối. Tôi bảo tôi chỉ có thể tiếp khi đã thi xong. Nhưng cũng từ đó ngày nào tôi cũng bị mấy cuộc điện thoại dọa giết, dọa đâm xe… Sau một thời gian không chịu nổi tôi báo công an, kèm với các đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện dọa nạt để công an làm rõ. Nhưng kết cục công an có làm hay không tôi không biết nhưng mặc tôi cứ giải trình vụ việc vẫn không dừng lại và ngày càng nhiều cuộc điện thoại hơn. Sau mấy tháng như vậy tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đành tự giải quyết. Hôm ấy có vị giáo sư bạn từ Hà Nội vào tôi đã kể về chuyện này. Sau đó tôi nhờ ông nếu có cuộc điện thoại dọa nạt đến, ông hãy nghe dùm tôi. Ông hãy nói mình là công an từ Hà Nội vào giúp tôi giải quyết sự việc.Và xác định với đầu giây bên kia rằng ông đã ghi lại tất cả các cuộc điện thoại dọa nạt và biết tác giả là ai, địa chỉ ở đâu. Cho nên sắp tới sẽ có những cuộc thăm hỏi từ phía công an. Sau đó bên kia cúp máy và từ đó không bao giờ tôi còn bị làm phiền và dọa giết nữa. Tuy nhiên, cũng mất ròng rã 4 tháng trời. Câu chuyện của tôi tương tự như sự việc vừa qua, người dân Nghệ An đã đốt xe tên trộm chó. Qua những điều này cho thấy công an dần dần xa rời nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ người dân lương thiện. Hiện trạng này ngày càng nguy ngập…
Phóng Viên: Nghĩa là lòng tin từ dân bị mất mát thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, chưa bao giờ lòng tin của người dân mất mát ghê gớm đến thế. Từ anh lái taxi, đến anh đi xe ôm hay người thợ xắt tóc… đều mang tâm trạng lo âu về cuộc sống. Người ta lo không biết mình sẽ sống thế nào đây, thu nhập thế này có đủ sống không. Họ cũng theo dõi báo đài, họ cũng đặt niềm tin vào việc chống tham nhũng của Chính Phủ. Nhưng mọi chuyện dường như lại đâu vào đó. Điều đó cho thấy họ chờ đợi sự thay đổi mà sự thay đổi ở đây không phải thay đổi căn cơ chế độ mà ít ra thay đổi nhân sự. Những người không kiềm chế được tham nhũng không làm được gì với tham nhũng phải được thay thế, nhường chỗ cho những người giỏi hơn với quyết tâm cao hơn, với tinh thần vì dân tỏ rõ nét hơn…
Phóng Viên: Nhưng không phải tất cả mọi câu chuyện đều giống nhau thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Thời điểm Pháp thuộc, đất nước ta bị bóc lột, dân Việt bị bần cùng hóa. Đây là lý do chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Hiện thực xã hội lúc đó cũng có thể là thời điểm đen tối nhưng cũng có nhà văn phản tỉnh, trí thức tả chân. Cụ thể như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố trong tác phẩm của họ tố cáo trước dư luận những tội ác của thực dân và sự cùng cực của dân tộc bị trị . Nhưng những cuốn sách ấy được xuất bản, và truyền lại cho hậu thế. Còn bây giờ tôi không thấy những cuốn sách như vậy. Không phải không có những người tài mà những cuốn sách đó khó được in ấn xuất bản một cách chính diện. Người tốt giờ đây phải co cụm lại, im lặng…
Phóng Viên: Nghĩa giá trị và quy luật thiện thắng ác đang bị đảo ngược thưa ông? .
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng, nhưng cái ác hành hoành, người tốt, người có đạo đức, vốn là rường cột của xã hội họ lại phải lui về thúc thủ, bàn quan. Bởi vì nếu can thiệp họ sẽ gặp tai họa, gặp rắc rối. Chúng ta vẫn biết những câu chuyện về những nhà báo viết về chống tiêu cực phải vào tù, chúng ta biết những người viết ca khúc chống Trung Quốc bị bắt. Còn những người làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng chẳng bị sao cả, có chăng cũng chỉ đi tù sơ sơ. Điều đó làm xã hội đang đi xuống chứ không phải đi lên.
Nhạc
Sĩ Việt Khang (ảnh Võ Minh Trí- theo RFA)
Phóng Viên: Nhưng tại sao nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lại bảo an ninh ở đây tốt thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở một số nước như Philippin, Indonesia, Pakistan, Thái Lan… thường hay có các phe quá khích hồi giáo, chống phương Tây. Người có đạo Hồi giáo theo phe quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử. Họ tổ chức khủng bố trên bình diện quốc tế, nhất là trong thế giới Hồi giáo. Còn ở Việt Nam chính trị ổn định, Phật giáo hiền hòa, Công giáo cũng vậy nên người nước ngoài tới đây yên tâm là không bị khủng bố. Nhưng chuyện cướp, giật đường phố, bạo lực học đường thì ngày càng trầm trọng.
Hình ảnh từ báo chí trong nước.
Trên: Một số người trôm
chó bị bắt (người dân trong nước gọi là cẩu tặc).
Dưới: hai kẻ trôm chó bị
người dân đánh chết tại hiện trường và 1 người khác được công an cứu thoát
trước khi bị đánh chết (phải).
Trái: 2 kẻ trộm chó bị
người dân bắt được.
Phải: phiên tòa xử một
số người dân đánh chết những người trôm chó.
*
Nền
giáo dục tự hoại
Phóng Viên: Nhưng chúng ta không thể đổ hoàn toàn cho giáo dục. Bởi trong ca dao vẫn dạy “anh em như thể chân tay, thương người như thể thương thân…” Và vẫn còn nhiều tấm gương tốt trong xã hội?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hồi cách mạng năm 1789 ở bên Pháp, giáo dục nằm trong tay nhà thờ. Cách mạng thành công, trường học được giải phóng, việc giáo dục trở thành lĩnh vực của thế nhân, chính quyền dân sự. Tuy nhiên, người Công giáo vẫn có có quyền mở lớp riêng cho họ… Những người theo đạo có quyền đi học ở mọi trường lớp và đức tin của những con chiên được nhà nước đảm bảo và tôn trọng. Xin kể một kinh nhgiệm cá nhân mà tôi đã thâu thập tại Bỉ. Tôi là người theo đạo Phật, vợ tôi là người Công Giáo. Các con tôi theo đạo bố nhưng vì trường công giáo rất nghiêm, tôi ghi tên các con theo học tiểu và trung học tại đây. Nhưng không vì thế mà chúng bị phân biệt. Ở trường con tôi đứng đầu lớp về môn học giáo lý công giáo, tuy chúng nó thưa với thầy cô là chúng nó theo đạo Phật. Những nhưng thầy cô ở đây nói rằng: Con tin vào điều gì hãy giữ vừng niềm tin đó. Đằng này chúng ta đưa chính trị vào trường học, nhồi nhét quan điểm một chiều trong trường học. Thay vì khuyến khích yêu thương nâng đỡ nhau để giải quyết các vấn đề thì có một thời ta lại khuyến khích đấu tranh để sống còn. Mà đấu tranh giai cấp là tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt thế lực thù địch… Thói ghen ghét, đố kỵ ở đâu cũng có, nhưng tôi có cảm nhận tại ViệtNamngày nay, những tật xấu này có phần gay gắt một cách không bình thường.
Phóng Viên: Nghĩa là dù thế nào con người cũng phải sống với một niềm tin thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Vâng tôi có cảm tưởng niềm tin ở con người, ở tổ chức xã hội bị đánh mất. Khoảng trống không có gì bồi đắp nhất là khi lòng tin ở tâm linh bị phá vỡ hay không được vun xén nữa. Hậu quả nhãn tiền là người ta ngày càng coi trọng vật chất hơn là những giá trị tinh thần. Đã có một thời, không xa lắm, những giá trị tâm linh, tôn giáo bất cứ từ xu hướng nào bị bài bác. Thái độ vị kỹ, thực dụng trở thành bao trùm. Phạm trù thần linh phai mờ trong tâm thức con người và dần dần lòng tham lam của thân xác, của dục vọng sẽ không có gì ngăn cản nữa. Lương tâm con người chìm xuống, cái ác lên ngôi. Chẳng những kỷ cương xã hội bị phá vỡ mà luân thường đạo lý gia đình tan biến. Đây chính là hậu quả phải chờ đợi của việc đánh mất niềm tin, xoá bỏ đức tin…
Phóng Viên: Nghĩa vấn đề nằm từ gốc chứ không phải ngọn thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng thế. Một một lớp học tiểu học, sự giàu nghèo thể hiện ngay trong ăn mặc, trong những tiệc sinh nhật của từng đứa trẻ. Những đứa trẻ con nhà giàu có nếu không được dạy phải thương bạn, tôn trọng bạn, chúng sẽ ra sao khi trưởng thành. Những đứa trẻ nghèo khó luôn tự hỏi tại mẹ sao không mua cho con áo đẹp, tại sao mẹ không mua cho con cặp đẹp. Tất cả những cái đó nếu không được giải tỏa bằng các bài học thường trực hàng ngày thì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của một đời người. Giáo dục thường thức, giáo dục công dân đang có vấn đề. Tuổi trẻ xao nhãn học văn, ngán gẫm học sử vì bài học, vì sách giaó khoa quá ư cứng nhắc, một chiều, không hấp dẫn, không sinh động. Giới trẻ ngày nay không biết sử ta, nhưng khi mở ti vi lên, khắp mọi kênh chiếu toàn phim Trung Quốc. Tình trạng này đang dẫn đến tai hoạ trước mắt là tuổi trẻ ta hiểu biết lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử ViệtNam. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Phóng Viên: Bởi vậy ông cho rằng xã hội hiện nay giống một câu chuyện cổ tích mà kết thúc là thảm họa?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Tôi nói có ngoa đâu. Ba tôi, những người cùng thời với ông cả đời đi theo cách mạng. Trên đôi vai của họ là những vì sao, là khát vọng về một xã hội công bằng, là dân tộc độc lập, tự do và hạnh phúc. Lý tưởng sống ngày đó là tổ quốc trên hết, mình vì mọi người mọi người vì mình. Còn bây giờ mọi thứ lại dường như đi ngược lại hết. Ai có nhiều quyền người ấy có nhiều lợi ích nhất. Chứ người dân chân lấm tay bùn thì chẳng có gì để tham nhũng.
Phóng Viên: Vậy theo ông, bài học trường trực trong nhà trường phải nói về yêu thương?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, ở trường hiện nay tôi thấy ít có chủ trương dạy con thương yêu cha mẹ. Chỉ thấy dạy yêu tổ quốc nhưng người ViệtNamcũng như các dân tộc khác, căn bản là gia đình. Trẻ con phải được dạy yêu thương cái nôi là yêu cha mẹ, yêu anh em, yêu ông bà rồi mới yêu cái cây đa, yêu cái đình làng, cánh đồng lúa chin, con sông nho nhỏ uốn quanh làng quê, con đường phố rợp bóng mát cây xanh, rồi mới đến yêu tổ quốc với tất cả những yếu tố văn hoá, lịch sử đi theo: Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…. Vì với trẻ con tổ quốc là điều gì rất mông lung. 5, 6 tuổi biết thế nào là tình yêu tổ quốc. Tuổi này nó cần bàn tay ấm áp của mẹ, sự vuốt ve của cha, sự nâng đỡ của anh và bài học giáo dục mỗi ngày ở nhà, ở trường cũng phải thường xuyên như vậy. Nhưng dường như bài học thương yêu, đề cao những tâm hồn cao thượng, tình tương thân tương ái, nhiễu điều phủ lấy giá gương, thương người như thể thương thân, đã bị làm cho mờ nhạt từ lâu. Một môi trường như vậy mà bạo lực không xuất hiện mới là điều lạ.
Nguồn: Email. Blog Mười Sáu xin cám ơn các bạn đã gởi bài đọc.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
Links:
Nguồn
Email.
Posted by Muoisau
Tran at 10:58 PM
No comments:
Post a Comment