Tú Anh - RFI
Thứ bảy 03 Tháng Năm 2014
Phải
chăng chính quyền thân Tây phương tại Kiev đã mắc vào bẫy của Kremli ? Dmitri
Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Putin hôm nay đưa ra hai lời tuyên bố :
Một là bầu cử tổng thống ở Ukraina trong tình trạng rối loạn hiện nay là điều
phi lý. Hai là Nga đã mất ảnh hưởng trên phe thân Nga tại Ukraina. Tây phương
và Kiev phải ứng phó ra sao trước chiến lược tinh vi vừa châm lửa, vừa phủi tay
của Putin ?
Le Monde, nhật báo có ảnh hưởng lớn tại Pháp trong
bài xã luận hôm nay nhận định « Vladimir Putin đã thực hiện được kế hoạch chia
cắt lãnh thổ Ukraina ». Khởi đầu với sự kiện Tổng thống Ianoukovitch đột nhiên
bỏ chạy sang Nga, mà không ai rõ lý do, liền sau đó, là Crimée bị sáp nhập vào
nước Nga theo « sáng kiến » của nhân dân địa phương.
Sau khi chiếm lại Crimée không một tiếng súng, ông
Putin tiến thêm một bước khuyến khích phe theo Nga ở miền đông Ukraina nổi dậy
chiếm chính quyền địa phương bằng bạo lực,đặt chính quyền lâm thời ở Kiev vào
thế lúng túng : Đàn áp phe thân Nga thì Nga lấy cớ xâm lăng, mà không phản ứng
thì đất nước sẽ tan rã.
Ukraina có tây phương ủng hộ , nhưng châu Âu và Hoa
Kỳ chỉ có hai vũ khí là áp lực ngoại giao và từng bước trừng phạt tài chính với
hy vọng Nga đàm phán. Hai tháng trôi qua, Tổng thống Putin để lộ rõ mưu đồ sau
khi chiếm Crimée, là vẽ lại bản đồ châu Âu, bất chấp nguyên tắc quốc tế.
Thỏa thuận Genève ngày 17/04/2014 không bao giờ được
Nga thi hành, không bao giờ Matxcơva kêu gọi phe ly khai ở Ukraina buông súng
như đã cam kết.
Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, ngày 25/05 này, là
ngày bầu tổng thống mà cơ quan công quyền của khoảng 10 thành phố đã bị phe
theo Nga chiếm giữ bằng bạo lực, Kiev không còn cách nào khác là phải đưa quân
đội can thiệp. Tình hình chiến sự cho thấy là quân đội chính phủ trang bị quá
thô sơ trong khi phe ky khai có trọng pháo và tên lửa phòng không cá nhân.
Thế nhưng, Nga với tư cách là thành viên thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc triệu tập cuộc họp khẩn cấp và đòi đưa ra
nghị quyết lên án Kiev.
Đối với Tây phương, đặt biệt là Mỹ, Anh, Pháp, thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an, thì Nga « đã vượt qua tầm của đạo đức giả
». Đại sứ Mỹ Samantha Power nói thẳng Nga là « kẻ đốt nhà đóng vai lính cứu hỏa
». Đại sứ Anh Mark Lyall nhắc lại Nga chính là kẻ trang bị vũ khí cho chế độ áp
bức dân chúng như Syria.
Đại sứ Nga Vitali Tchourkine nói là trong lực lượng
tấn công vào Slavianks có người « nước ngoài nói tiếng Anh ». Theo nhận định
của Reuters, Matxcơva muốn lấy cớ để can thiệp vào Ukraina nhưng đã bị đại sứ
Mỹ thấy rõ và gạt phắt : Bạo lực tại Ukraina là do Nga giựt dây. Theo đại sứ
Mỹ, sự kiện hai trực thăng Ukraina bị bắn hạ là bằng cớ Matxcơva chỉ huy phe
nổi dậy. Như một thế liên hoàn, đến lượt đại sứ Anh nói là có thông tin phe ly
khai trang bị « hệ thống phòng không ». Liền sau đó, đại sứ Pháp Gérard Araud
mỉa mai đại diện Nga « trang thiết bị phòng không không phải là món hàng bán ở
chợ trời Kharkhiv ».
Tại Hội đồng Bảo an, đại sứ Pháp và các đồng sự Anh
Mỹ lên án Matxcơva chuẩn bị lấn chiếm miền đông Ukraina với chiến thuật đã thi
hành tại Crimée.
Thái độ này cho thấy Tây phương sát cánh với nhau
ủng hộ Kiev hầu tránh xảy ra hỗn loạn tại Ukraina và một cuộc nội chiến sát
biên giới Liên Hiệp Châu Âu.
Hôm nay, Nga có cử chỉ tích cực là buộc phe nổi dậy
thả quan sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu chứng tỏ vai trò chủ động
của Matxcơva. Tuy nhiên, ngay sau đó, phát ngôn viên điện Kremli lại tuyên bố
Nga « đã mất ảnh hưởng » nào với phe nổi dậy.
Phải chăng lính « cứu hỏa » Nga bắt đầu xoa tay,
ngồi trong bóng mát chờ kết quả đám cháy sau khi châm lửa đốt quốc gia láng
giềng ?
-------------------------
Bức
màn sắt của Putin trên thế giới mạng Nga
RFI - 02/05/2014
Quỹ
Tiền tệ Quốc tế : Kinh tế Nga đang rơi vào suy thoái RFI
- 01/05/2014
No comments:
Post a Comment