BBC
Cập
nhật: 12:41 GMT - thứ tư, 28 tháng 5, 2014
Quân đội Thái Lan
nói đã trả tự do cho 124 người, bao gồm cả chính trị gia và các nhà hoạt động
chính trị, vốn bị bắt giữ sau vụ đảo chính.
Một
phát ngôn nhân của quân đội nói tổng cộng 253 người đã bị triệu hồi. Năm mươi
ba người đã không trả lời và 76 người bị tạm giữ sau đó.
Điều
kiện để được trả tự do có thể bao gồm việc đồng ý không tham gia các hoạt động
chính trị và thông báo với quân đội khi di chuyển, phóng viên BBC cho biết.
Lãnh
đạo cuộc đảo chính vào tuần trước chính thức được Hoàng gia phê chuẩn vào thứ
Hai.
Cựu thủ tướng Thái
Lan Yingluck Shinawatra đã được thả nhưng vẫn phải chịu một số hạn chế.
Ngoài
chính trị gia và các nhà hoạt động chính trị, các học giả cũng bị bắt giữ.
‘Tái
ổn định’
Quân
đội đã tiếm quyền ở Thái Lan vào ngày 22/5, nói rằng muốn tái ổn định đất nước
sau hàng tháng bất ổn.
Động
thái này diễn ra sau 6 tháng bế tắc chính trị khi người biểu tình tụ tập phản
đối chính phủ của bà Yingluck. Ít nhất 28 người thiệt mạng và hàng trăm người
bị thương trong các cuộc biểu tình.
Tuy
vậy, vụ đảo chính lật đổ một chính phủ được dân bầu ra đã bị quốc tế lên án.
Các
phóng viên nói có một số nghi vấn nhất định về số người bị giam giữ, bởi có
thông tin về việc bắt bớ tràn lan hơn.
Các
nhóm nhân quyền đã bày tỏ quan ngại về các vụ bắt giữ và tình trạng hạn chế
hoạt động của truyền thông.
Các
chuyên gia nói vụ đảo chính khó có khả năng hàn gắn tình trạng phân rẽ chính
trị sâu sắc của Thái Lan.
Sự
bế tắc này khởi nguồn từ năm 2006, khi quân đội lật đổ anh trai của bà
Yingluck, lúc đó là thủ tướng Thái Lan, ông Thaksin Shinawatra.
Cả
bà Yingluck và ông Thaksin đều được ủng hộ mạnh mẽ ở vùng nông thôn và phía bắc
đất nước, giúp cho họ liên tục thắng lợi trong các cuộc bầu cử.
Tuy
thế, giai cấp trung lưu và giới thượng lưu thành thị, những người đang là trung
tâm của phong trào chống chính phủ bắt đầu từ tháng 11/2013, lại cực lực phản
đối hai người này.
------------------------------
No comments:
Post a Comment