Nguyễn
Xuân Nghĩa
Sunday, May 25, 2014 4:00:39 PM
Kinh tế
học của an ninh toàn cầu
Ðầu năm 1991, khi “Bão Sa Mạc” nổi lên tại Vịnh Ba
Tư, lãnh đạo Bắc Kinh bị chấn động.
Phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương là Ðô đốc Lưu Hoa Thanh đã trình Ðặng Tiểu Bình tập băng hình của CNN xem Hoa Kỳ mở cuộc không tập đánh tan quân đội Iraq như thế nào. Khi ấy, người cầm đầu quân đội Trung Quốc đã báo cáo, rất nghiêm và buồn: “Thưa lão đồng chí, kể từ hôm nay, coi như Trung Quốc hết còn hệ thống phòng thủ!”
Lưu Hoa Thanh là Ủy Viên Thường vụ Bộ Chính Trị, nổi tiếng ở bên trong là người chỉ huy cuộc tàn sát Thiên An Môn năm 1989. Với bên ngoài, ông là vị đô đốc đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được đưa lên cầm đầu quân đội và là công trình sư của kế hoạch hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh. Với kết quả đang thấy ngày nay.
Hai chục năm sau, đầu năm 2011, khi “Mùa Xuân Á Rập” nổi lên tại Bắc Phi và đẩy Libya vào nội chiến, lãnh đạo Bắc Kinh lại bị chấn động nữa.
Giá dầu đã tăng vọt từ tháng trước, rồi bất ổn tại Egypt khiến thế giới e là kênh đào Suez có thể bị khóa và các nước có thể bị khủng hoảng kinh tế vì thiếu dầu khí Trung Ðông. Khi động loạn lan vào Libya thì các giếng dầu của tập đoàn CNPC (China National Petroleum Corporation) tại đây bị đe dọa. Lúc đó, Bắc Kinh làm hai điều có vẻ như mâu thuẫn: 1) vừa vận động bên trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để ngăn Tây phương đừng can thiệp và lật đổ chế độ Muammar Gaddhafi, 2) vừa cấp tốc thuê tầu bè và phi cơ để di tản ba vạn kiều dân ra khỏi Libya.
Có hai bài toán đặt ra ở đây cho các đấng con trời: kinh tế và an ninh. Bài này xin đi vào đề.
Phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương là Ðô đốc Lưu Hoa Thanh đã trình Ðặng Tiểu Bình tập băng hình của CNN xem Hoa Kỳ mở cuộc không tập đánh tan quân đội Iraq như thế nào. Khi ấy, người cầm đầu quân đội Trung Quốc đã báo cáo, rất nghiêm và buồn: “Thưa lão đồng chí, kể từ hôm nay, coi như Trung Quốc hết còn hệ thống phòng thủ!”
Lưu Hoa Thanh là Ủy Viên Thường vụ Bộ Chính Trị, nổi tiếng ở bên trong là người chỉ huy cuộc tàn sát Thiên An Môn năm 1989. Với bên ngoài, ông là vị đô đốc đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được đưa lên cầm đầu quân đội và là công trình sư của kế hoạch hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh. Với kết quả đang thấy ngày nay.
Hai chục năm sau, đầu năm 2011, khi “Mùa Xuân Á Rập” nổi lên tại Bắc Phi và đẩy Libya vào nội chiến, lãnh đạo Bắc Kinh lại bị chấn động nữa.
Giá dầu đã tăng vọt từ tháng trước, rồi bất ổn tại Egypt khiến thế giới e là kênh đào Suez có thể bị khóa và các nước có thể bị khủng hoảng kinh tế vì thiếu dầu khí Trung Ðông. Khi động loạn lan vào Libya thì các giếng dầu của tập đoàn CNPC (China National Petroleum Corporation) tại đây bị đe dọa. Lúc đó, Bắc Kinh làm hai điều có vẻ như mâu thuẫn: 1) vừa vận động bên trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để ngăn Tây phương đừng can thiệp và lật đổ chế độ Muammar Gaddhafi, 2) vừa cấp tốc thuê tầu bè và phi cơ để di tản ba vạn kiều dân ra khỏi Libya.
Có hai bài toán đặt ra ở đây cho các đấng con trời: kinh tế và an ninh. Bài này xin đi vào đề.
***
Về kinh tế, là một xứ đói ăn khát dầu, Trung Quốc
cần nguyên nhiên vật liệu cho bộ máy sản xuất vừa mới công nghiệp hóa.
Do bản chất độc tài và lạc hậu - hai chữ đó đồng nghĩa - họ đầu tư vào nhiều quốc gia có vấn đề chính trị, để bảo đảm nguồn cung cấp với giá hời vì vậy mới hay gặp bất ổn. Mà có được tài nguyên rồi, còn phải đem về Hoa Lục. Việc chuyển vận đó đặt ra vấn đề an ninh. Làm sao bảo vệ được tài sản đó trên những lộ trình tỏa rộng ra toàn cầu, từ các nước Á Phi tới Trung Nam Mỹ?
Khi đó, ta cần nhìn vào tấm bản đồ để hiểu ra bài toán địa dư của Thiên Triều Ðỏ.
Dù mua vào hay bán ra với Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Ðông, Ðông Phi hay Trung Nam Mỹ, thì Trung Quốc vẫn phải ra biển - và vượt qua nhiều yếu hầu. Từ kênh đào Suez hay eo biển Hormuz tới eo biển Bab al-Mandeb giữa Yemen với Djibouti, hoặc từ kênh đào Panama qua Mũi Hảo Vọng hay các eo biển Malacca và Sunda, Lombok, v.v... ngần ấy nơi đều có ý nghĩa sinh tử cho kinh tế Trung Quốc. Quan trọng nhất là Eo biển Malacca trên vùng biển Ðông Nam Á nối liền Ấn Ðộ dương với Thái Bình dương.
Sau Ðặng Tiểu Bình, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp, từ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Ðào đến Tập Cận Bình, đều thấy ra một nhu cầu tiếm tiến là kiểm soát được vùng biển cận duyên, rồi viễn duyên. Từ xanh lục tới xanh dương, biển xanh phải tô màu đỏ thì mới an toàn.
Giữa năm ngoái, lãnh tụ vừa mới lên là Tập Cận Bình nói ra điều ấy: “Quốc gia thịnh vượng phải có quân đội hùng mạnh.” Họ nói và làm: từ năm 1990 đến nay, mỗi năm Trung Quốc tăng chi cho quốc phòng 10%, nhân gấp 10 trong 24 năm, để lên tới gần 190 tỷ đô la năm ngoái, bằng 9% quân phí toàn cầu.
Nhưng vẫn chưa đủ.
Nhìn vào trong, ngân sách quốc phòng còn thua ngân sách quốc an, bảo vệ an ninh và trật tự nội địa với lực lượng cảnh sát vũ trang là chính. Những vụ tàn sát vừa bùng nổ với dân Hồi Giáo thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ phần nào che giấu nhiều nguy cơ động loạn xã hội khác.
Nhìn ra ngoài, ngân sách 190 tỷ có thể là vĩ đại nếu so với 90 tỷ của liên bang Nga, 50 tỷ của Nhật Bản hay Ấn Ðộ, mà chưa thể bằng 640 tỷ của Hoa Kỳ. Ðó là về lượng, chứ về phẩm thì còn tệ hơn vì chiến cụ lỗi thời và nạn tham ô trong bộ máy tiếp liệu khiến quân đội Trung Quốc vẫn thuộc loại lạc hậu. Mới chỉ xưng hùng xưng bá với các nước Ðông Nam Á mà thôi.
Khi đó, ta nhìn về Hoa Kỳ, một quốc gia đang có tranh luận gay gắt về ngân sách và các ưu tiên xã hội khác - bài này viết về “Kinh tế cũng là chính trị” mà!
Do bản chất độc tài và lạc hậu - hai chữ đó đồng nghĩa - họ đầu tư vào nhiều quốc gia có vấn đề chính trị, để bảo đảm nguồn cung cấp với giá hời vì vậy mới hay gặp bất ổn. Mà có được tài nguyên rồi, còn phải đem về Hoa Lục. Việc chuyển vận đó đặt ra vấn đề an ninh. Làm sao bảo vệ được tài sản đó trên những lộ trình tỏa rộng ra toàn cầu, từ các nước Á Phi tới Trung Nam Mỹ?
Khi đó, ta cần nhìn vào tấm bản đồ để hiểu ra bài toán địa dư của Thiên Triều Ðỏ.
Dù mua vào hay bán ra với Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Ðông, Ðông Phi hay Trung Nam Mỹ, thì Trung Quốc vẫn phải ra biển - và vượt qua nhiều yếu hầu. Từ kênh đào Suez hay eo biển Hormuz tới eo biển Bab al-Mandeb giữa Yemen với Djibouti, hoặc từ kênh đào Panama qua Mũi Hảo Vọng hay các eo biển Malacca và Sunda, Lombok, v.v... ngần ấy nơi đều có ý nghĩa sinh tử cho kinh tế Trung Quốc. Quan trọng nhất là Eo biển Malacca trên vùng biển Ðông Nam Á nối liền Ấn Ðộ dương với Thái Bình dương.
Sau Ðặng Tiểu Bình, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp, từ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Ðào đến Tập Cận Bình, đều thấy ra một nhu cầu tiếm tiến là kiểm soát được vùng biển cận duyên, rồi viễn duyên. Từ xanh lục tới xanh dương, biển xanh phải tô màu đỏ thì mới an toàn.
Giữa năm ngoái, lãnh tụ vừa mới lên là Tập Cận Bình nói ra điều ấy: “Quốc gia thịnh vượng phải có quân đội hùng mạnh.” Họ nói và làm: từ năm 1990 đến nay, mỗi năm Trung Quốc tăng chi cho quốc phòng 10%, nhân gấp 10 trong 24 năm, để lên tới gần 190 tỷ đô la năm ngoái, bằng 9% quân phí toàn cầu.
Nhưng vẫn chưa đủ.
Nhìn vào trong, ngân sách quốc phòng còn thua ngân sách quốc an, bảo vệ an ninh và trật tự nội địa với lực lượng cảnh sát vũ trang là chính. Những vụ tàn sát vừa bùng nổ với dân Hồi Giáo thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ phần nào che giấu nhiều nguy cơ động loạn xã hội khác.
Nhìn ra ngoài, ngân sách 190 tỷ có thể là vĩ đại nếu so với 90 tỷ của liên bang Nga, 50 tỷ của Nhật Bản hay Ấn Ðộ, mà chưa thể bằng 640 tỷ của Hoa Kỳ. Ðó là về lượng, chứ về phẩm thì còn tệ hơn vì chiến cụ lỗi thời và nạn tham ô trong bộ máy tiếp liệu khiến quân đội Trung Quốc vẫn thuộc loại lạc hậu. Mới chỉ xưng hùng xưng bá với các nước Ðông Nam Á mà thôi.
Khi đó, ta nhìn về Hoa Kỳ, một quốc gia đang có tranh luận gay gắt về ngân sách và các ưu tiên xã hội khác - bài này viết về “Kinh tế cũng là chính trị” mà!
***
Từ sau Thế Chiến I, Hoa Kỳ tự cho mình một nhiệm vụ
chẳng ai khiến. Ðó là bảo đảm quyền tự do vận chuyển trên toàn cầu, với một lực
lượng quân sự có thể can thiệp ở khắp mọi nơi.
Các quốc gia thù ghét Mỹ đều nói đến tinh thần đế quốc của Hoa Kỳ vì khả năng can thiệp ấy. Nhưng xứ nào cũng vậy, kể cả Trung Quốc thời mon men, đều mừng là có Hải quân Mỹ bảo vệ sự an toàn ngoài biển.
Luận về kinh tế thì nước Mỹ mở ra một phiêu cục toàn cầu, lãnh việc bảo tiêu - hộ tống hàng hóa - cho thiên hạ, mà nhiều khi chẳng đòi tiền bảo phí. Nhiều quốc gia được bảo vệ miễn phí mà không hay. Khi hữu sự, bị hải tặc hay thiên tai, thì ai ai cũng trước tiên nhìn vào hạm đội Mỹ.
Về ngoại giao, xứ nào cũng có thể than phiền về vai trò quá bao biện của nước Mỹ. Về an ninh và kinh tế, mọi người đều yên tâm là có chiến hạm Hoa Kỳ tại kênh đào Suez, trong Vùng Vịnh, giữa lạch nước Hormuz, bên cạnh Somalia ở Ðông Phi hay Nigeria tại Tây Phi, ngoài Ấn Ðộ Dương và trên mặt biển Thái Bình. Nhất là ở eo biển Malacca.... Khi Hoa Kỳ nói tới phạm vi hoạt động của hạm đội Thái Bình dương cũng bao trùm lên Ấn Ðộ dương thì có người lo người mừng. Mừng nhiều hơn lo.
Ngày nay, người dân Mỹ có quyền tự hỏi, họ đã hỏi như ta thấy của các cuộc khảo sát mới nhất: “Mắc mớ chi mà nước Mỹ cứ xía vào chuyện quốc tế?”
Hoa Kỳ có thị trường vĩ đại, là lực đẩy cho nền kinh tế toàn cầu, mà số nhập cảng chỉ bằng 12% số tiêu thụ.
Và xuất cảng chưa tới 10% của Tổng sản lượng GDP. Nói cho nôm na thì kinh tế Mỹ có thể cóc cần thiên hạ.
Các quốc gia thù ghét Mỹ đều nói đến tinh thần đế quốc của Hoa Kỳ vì khả năng can thiệp ấy. Nhưng xứ nào cũng vậy, kể cả Trung Quốc thời mon men, đều mừng là có Hải quân Mỹ bảo vệ sự an toàn ngoài biển.
Luận về kinh tế thì nước Mỹ mở ra một phiêu cục toàn cầu, lãnh việc bảo tiêu - hộ tống hàng hóa - cho thiên hạ, mà nhiều khi chẳng đòi tiền bảo phí. Nhiều quốc gia được bảo vệ miễn phí mà không hay. Khi hữu sự, bị hải tặc hay thiên tai, thì ai ai cũng trước tiên nhìn vào hạm đội Mỹ.
Về ngoại giao, xứ nào cũng có thể than phiền về vai trò quá bao biện của nước Mỹ. Về an ninh và kinh tế, mọi người đều yên tâm là có chiến hạm Hoa Kỳ tại kênh đào Suez, trong Vùng Vịnh, giữa lạch nước Hormuz, bên cạnh Somalia ở Ðông Phi hay Nigeria tại Tây Phi, ngoài Ấn Ðộ Dương và trên mặt biển Thái Bình. Nhất là ở eo biển Malacca.... Khi Hoa Kỳ nói tới phạm vi hoạt động của hạm đội Thái Bình dương cũng bao trùm lên Ấn Ðộ dương thì có người lo người mừng. Mừng nhiều hơn lo.
Ngày nay, người dân Mỹ có quyền tự hỏi, họ đã hỏi như ta thấy của các cuộc khảo sát mới nhất: “Mắc mớ chi mà nước Mỹ cứ xía vào chuyện quốc tế?”
Hoa Kỳ có thị trường vĩ đại, là lực đẩy cho nền kinh tế toàn cầu, mà số nhập cảng chỉ bằng 12% số tiêu thụ.
Và xuất cảng chưa tới 10% của Tổng sản lượng GDP. Nói cho nôm na thì kinh tế Mỹ có thể cóc cần thiên hạ.
Nếu dân Mỹ ý thức được nhu cầu kinh tế và an ninh kiểu đó thì họ có thể rên là vì sao lại tốn 640 tỷ hàng năm để bảo vệ an ninh toàn cầu, rồi nhức đầu vì chuyện thiên hạ!
Người ta cứ nói Hoa Kỳ can thiệp khắp nơi là để tìm dầu khí hay để bán hàng. Khi Mỹ mở ra cuộc cách mạng năng lượng và bớt cần đến dầu khí Trung Ðông, thì thiên hạ lại sợ Hoa Kỳ sẽ thả nổi chuyện Hồi Giáo hay Syria cho xứ khác! Khi Mỹ đòi chuyển trục về Ðông Á, các nước lại sợ rằng lực bất tòng tâm, nước Mỹ không thể dồn 60% lực lượng hải quân về biển Thái Bình.
Không chỉ có Hoa Kỳ mới hay mâu thuẫn về ngoại giao. Cả thế giới đều mâu thuẫn vì vừa mong vừa sợ Hoa Kỳ về kinh tế.
Riêng có Bắc Kinh thì không!
***
Bắc Kinh cần buôn bán với Hoa Kỳ, nhân dịp còn ăn
cắp công nghệ của Mỹ đế. Bắc Kinh cũng rất cần Mỹ khi buôn bán với thiên hạ, vì
mọi tầu hàng ngoài biển đều đặt dưới sự bảo tiêu của con ó. Bị hải tặc tại Sừng
Phi Châu hay trên Eo biển Malacca thì họ mong con ó xuất hiện.
Nhưng Trung Quốc vẫn sợ Hoa Kỳ, khi Bắc Kinh hiện nguyên hình là hải tặc! Ngày nay, HD981 hay hải cảnh, hải ngư, hải giám, đều là hải tặc. Thiên hạ đâm lo khi nước Mỹ ngó lơ lên trời.
Nhưng Trung Quốc vẫn sợ Hoa Kỳ, khi Bắc Kinh hiện nguyên hình là hải tặc! Ngày nay, HD981 hay hải cảnh, hải ngư, hải giám, đều là hải tặc. Thiên hạ đâm lo khi nước Mỹ ngó lơ lên trời.
No comments:
Post a Comment