26.05.2014
Nói đến một chính phủ dân chủ, người ta hay lặp đi
lặp lại câu: Đó là chính phủ “của dân, do dân và vì dân”. Lặp đến phát nhàm.
Nhàm đến nhảm: nó chả còn ý nghĩa gì cả. Tất cả những chữ như “của”, “do” và
“vì”, và cả chữ “dân” nữa, đều bị lạm dụng và xuyên tạc hay diễn dịch theo
nhiều cách khác nhau đến độ chúng trở thành trống rỗng, có thể áp dụng cho bất
cứ chế độ nào, ngay cả những chế độ độc tài hay toàn trị, kiểu chủ nghĩa phát
xít và chủ nghĩa cộng sản dưới những thời kỳ khắc nghiệt nhất (Stalin, Mao
Trạch Đông, Lê Duẩn và dòng họ Kim ở Bắc Hàn).
Hơn nữa, câu trên, nếu đúng, nó chỉ đúng ở một mặt: cơ chế với đặc điểm nổi bật nhất là hình thức bầu cử và các lý tưởng cũng như nguyên tắc vận hành của chính phủ. Đã đành cơ chế rất quan trọng, nhưng dân chủ không phải chỉ là cơ chế. Ở khá nhiều nước, người dân cũng được đi bầu cử, nhưng ở đó vẫn không có dân chủ. Ở một số nước khác cũng có tam quyền phân lập nhưng vẫn không có dân chủ. Dân chủ, do đó, ngoài khía cạnh cơ chế, còn là một nhận thức, không phải chỉ là nhận thức của giới cầm quyền mà còn là nhận thức của tất cả mọi người, kể cả những người bị trị.
Nhận thức ấy tập trung vào một chữ: Quyền. Dân chủ là một chế độ được xây dựng trên nền tảng công nhận và bảo vệ những cái quyền căn bản của mọi người. Những quyền ấy được xem là tự nhiên và bất khả xâm phạm. Chúng không phải là những gì chính phủ có thể ban phát mà là những gì chính phủ có bổn phận phải bảo vệ. Hơn nữa, chúng còn là thước đo để đánh giá các chế độ và các chính phủ: Người ta chia mức độ dân chủ của chính quyền dựa trên mức độ tôn trọng các quyền căn bản ấy.
Trong mỗi chính phủ, người ta cũng phân loại các chính sách tùy theo mức độ tôn trọng các quyền của con người và của công dân. Nói một cách tóm tắt, một chính sách hợp lòng dân và mang lại lợi ích cho nhân dân: chính sách ấy đúng. Một chính sách đi ngược lại với tâm nguyện và lợi ích của nhân dân: chính sách ấy sai.
Điều đó có nghĩa là: Về phương diện chính trị, nhân dân, cái được xem là chuẩn, bao giờ cũng đúng. Không công nhận điều đó, người ta sẽ không bao giờ có dân chủ, hoặc nếu có, chỉ là một thứ dân chủ vờ vĩnh, dối trá. Ở Tây phương, sau các cuộc bầu cử, phe thua, tức phe thiểu số – có thể bao gồm những người cực kỳ thông minh và uyên bác – tuyệt đối không bao giờ chửi phe thắng, tức phe đa số, là ngu xuẩn cả. Về phương diện giáo dục, họ có thể ít học thật. Nhưng về phương diện chính trị, trong các cuộc bầu cử, họ luôn luôn đúng: Chỉ có họ mới biết họ thực sự cần gì nhất. Bổn phận của các chính khách trong một xã hội dân chủ là phải tìm hiểu những thứ dân chúng cần và thuyết phục là họ có thể đáp ứng được những thứ mà dân chúng cần ấy.
Bởi vậy, ở Tây phương, người ta cho một chính khách giỏi, trước hết, là người biết đọc những ý nghĩ và ước muốn thầm kín của nhân dân, hơn nữa, biết cách truyền thông, tức có khả năng “bán” các chính sách của mình cho nhân dân để cuối cùng, đa số nhân dân chấp nhận bỏ phiếu cho họ.
Nhưng một chính khách giỏi không hẳn đã là một lãnh tụ giỏi. Không hiếm chính khách giỏi, nhờ hiểu ý dân và biết chiều ý dân, trở thành lãnh tụ, nhưng sau đó, chỉ là một lãnh tụ tồi, trong đó, cái tồi nhất là mị dân, lúc nào cũng đi sau nhân dân. Ngoài hai đặc điểm trên, một lãnh tụ giỏi cần thêm một yếu tố khác nữa: biết hướng đến tương lai để đi trước nhân dân. Tuy nhiên, ở đây lại có một nguy cơ: nhân danh tương lai, người ta có thể trở thành một kẻ buôn bán ảo tưởng và cuối cùng, độc tài và tàn bạo. Một lãnh tụ giỏi, khi hướng tới tương lai, thứ nhất, không bao giờ được quên những gì mình đã có, trong quá khứ, và đang có, trong hiện tại; thứ hai, con đường đi tới tương lai ấy cần sự đồng thuận và đồng hành với mọi người: Nó không ngừng được/bị kiểm tra để loại trừ những sai lầm lúc nào cũng rình rập dưới chân quyền lực; thứ ba, sẵn sàng chấp nhận mọi tranh biện và phản biện để biết chắc là chọn lựa đi đến tương lai của mình là một chọn lựa tối ưu; cuối cùng, thứ tư, để các cuộc tranh biện và phản biện ấy có hiệu quả, người ta chấp nhận sự minh bạch và bảo đảm tính chất khả kiểm của guồng máy chính quyền.
Trong ý nghĩa như vậy, một chính khách giỏi bao giờ cũng đồng nghĩa với một lãnh tụ, với những mức độ khác nhau, dân chủ.
Ngoại lệ, nếu có, rất hoạ hoằn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hơn nữa, câu trên, nếu đúng, nó chỉ đúng ở một mặt: cơ chế với đặc điểm nổi bật nhất là hình thức bầu cử và các lý tưởng cũng như nguyên tắc vận hành của chính phủ. Đã đành cơ chế rất quan trọng, nhưng dân chủ không phải chỉ là cơ chế. Ở khá nhiều nước, người dân cũng được đi bầu cử, nhưng ở đó vẫn không có dân chủ. Ở một số nước khác cũng có tam quyền phân lập nhưng vẫn không có dân chủ. Dân chủ, do đó, ngoài khía cạnh cơ chế, còn là một nhận thức, không phải chỉ là nhận thức của giới cầm quyền mà còn là nhận thức của tất cả mọi người, kể cả những người bị trị.
Nhận thức ấy tập trung vào một chữ: Quyền. Dân chủ là một chế độ được xây dựng trên nền tảng công nhận và bảo vệ những cái quyền căn bản của mọi người. Những quyền ấy được xem là tự nhiên và bất khả xâm phạm. Chúng không phải là những gì chính phủ có thể ban phát mà là những gì chính phủ có bổn phận phải bảo vệ. Hơn nữa, chúng còn là thước đo để đánh giá các chế độ và các chính phủ: Người ta chia mức độ dân chủ của chính quyền dựa trên mức độ tôn trọng các quyền căn bản ấy.
Trong mỗi chính phủ, người ta cũng phân loại các chính sách tùy theo mức độ tôn trọng các quyền của con người và của công dân. Nói một cách tóm tắt, một chính sách hợp lòng dân và mang lại lợi ích cho nhân dân: chính sách ấy đúng. Một chính sách đi ngược lại với tâm nguyện và lợi ích của nhân dân: chính sách ấy sai.
Điều đó có nghĩa là: Về phương diện chính trị, nhân dân, cái được xem là chuẩn, bao giờ cũng đúng. Không công nhận điều đó, người ta sẽ không bao giờ có dân chủ, hoặc nếu có, chỉ là một thứ dân chủ vờ vĩnh, dối trá. Ở Tây phương, sau các cuộc bầu cử, phe thua, tức phe thiểu số – có thể bao gồm những người cực kỳ thông minh và uyên bác – tuyệt đối không bao giờ chửi phe thắng, tức phe đa số, là ngu xuẩn cả. Về phương diện giáo dục, họ có thể ít học thật. Nhưng về phương diện chính trị, trong các cuộc bầu cử, họ luôn luôn đúng: Chỉ có họ mới biết họ thực sự cần gì nhất. Bổn phận của các chính khách trong một xã hội dân chủ là phải tìm hiểu những thứ dân chúng cần và thuyết phục là họ có thể đáp ứng được những thứ mà dân chúng cần ấy.
Bởi vậy, ở Tây phương, người ta cho một chính khách giỏi, trước hết, là người biết đọc những ý nghĩ và ước muốn thầm kín của nhân dân, hơn nữa, biết cách truyền thông, tức có khả năng “bán” các chính sách của mình cho nhân dân để cuối cùng, đa số nhân dân chấp nhận bỏ phiếu cho họ.
Nhưng một chính khách giỏi không hẳn đã là một lãnh tụ giỏi. Không hiếm chính khách giỏi, nhờ hiểu ý dân và biết chiều ý dân, trở thành lãnh tụ, nhưng sau đó, chỉ là một lãnh tụ tồi, trong đó, cái tồi nhất là mị dân, lúc nào cũng đi sau nhân dân. Ngoài hai đặc điểm trên, một lãnh tụ giỏi cần thêm một yếu tố khác nữa: biết hướng đến tương lai để đi trước nhân dân. Tuy nhiên, ở đây lại có một nguy cơ: nhân danh tương lai, người ta có thể trở thành một kẻ buôn bán ảo tưởng và cuối cùng, độc tài và tàn bạo. Một lãnh tụ giỏi, khi hướng tới tương lai, thứ nhất, không bao giờ được quên những gì mình đã có, trong quá khứ, và đang có, trong hiện tại; thứ hai, con đường đi tới tương lai ấy cần sự đồng thuận và đồng hành với mọi người: Nó không ngừng được/bị kiểm tra để loại trừ những sai lầm lúc nào cũng rình rập dưới chân quyền lực; thứ ba, sẵn sàng chấp nhận mọi tranh biện và phản biện để biết chắc là chọn lựa đi đến tương lai của mình là một chọn lựa tối ưu; cuối cùng, thứ tư, để các cuộc tranh biện và phản biện ấy có hiệu quả, người ta chấp nhận sự minh bạch và bảo đảm tính chất khả kiểm của guồng máy chính quyền.
Trong ý nghĩa như vậy, một chính khách giỏi bao giờ cũng đồng nghĩa với một lãnh tụ, với những mức độ khác nhau, dân chủ.
Ngoại lệ, nếu có, rất hoạ hoằn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment