Wednesday, 14 May 2014

ĐIỀU TRẦN & HỘI THẢO về TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM : THÔNG CÁO BÁO CHÍ (DienDanCTM)




DienDanCTM
09:10 - 15/05/2014

  THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 14 tháng 5 năm 2014

Sau ba tuần tiến hành chương trình làm việc dày đặc từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 12 tháng 5, phái đoàn nhà báo độc lập và bloggers đến từ Việt Nam - Nguyễn Tường Thụy, Tô Oanh, Nguyễn Đình Hà, Lê Thanh Tùng, Ngô Nhật Đăng và nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi vừa kết thúc chuyến vận động cho báo chí độc lập tại Việt Nam. 

Tự do không phải là món quà xin-cho và các nhà hoạt động này và gia đình họ đã vượt qua thử thách để thực hiện chuyến công tác, nhằm:

1.  Chia sẻ về tình hình không có tự do báo chí, tự do Internet, tự do thông tin tại Việt
Nam hiện nay.
2.  Đưa ra một số kiến nghị tới chính giới Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức NGOs, các công ty Internet nhằm bảo trợ và phát triển nền báo chí độc lập, dân báo chuyên nghiệp hơn và môi trường thông tin, internet tự do và cởi mở.
3.  Tham dự các khoá huấn luyện về kỹ năng điện tử và an ninh mạng.

Đây là một chuyến vận động thành công và được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ. Ông Scott Busby, Phó Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đã có lời phát biểu như sau tại Hội Thảo “Hướng đến một nền báo chí độc lập” ngày 1 tháng 5: "Đúng ra điều tôi quan tâm nhất vẫn là báo chí Việt Nam. Truyền thông Việt Nam đang bị kiểm soát bởi một đảng cộng sản Việt Nam. Với niềm tin mãnh liệt như đã thấy ở các xã hội khác, chúng tôi tin tưởng một nền báo chí độc lập là nhu cầu tối thượng và cần thiết cho một xã hội như Việt Nam, bởi nó phản ảnh mọi tình hình, mọi thử thách cũng như mọi vấn đề mà một đất nước phải đối diện. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể hầu thuyết phục nhà nước Việt Nam là hãy để cho một nền báo chí tự do và độc lập thực sự hiện hữu."

Tuy thành công, nhưng cuộc vận động này chỉ là một trong những nỗ lực vận động cho tự do báo chí và cũng chỉ là sự bắt đầu cho cuộc vận động lâu dài. Chúng tôi cam kết sẽ tạo thêm diễn đàn cho các tiếng nói từ Việt Nam để các nhà báo độc lập luôn được lắng nghe. 

Trân trọng,
Access
Electronic Frontier Foundation
Radio Free Asia
Reporters Without Borders
Việt Tân



Nhìn lại vài hình ảnh và sự kiện quan trọng của chuyến vận động báo chí độc lập:

Ngày 1.4 - Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ bà Loretta Sanchez và bà Zoe Lofgren và ban tổ chức gồm Tổ chức Acces,  Tổ chức Biên Giới Điện Tử (Electronic Frontier Foundation), Đài Á Châu Tự Do (RFA), Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Đảng Việt Tân đã chính thức gửi thư mời đến blogger Nguyễn Tường Thụy, Tô Oanh, Nguyễn Đình Hà, Lê Thanh Tùng, Ngô Nhật Đăng, nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, Ts. Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng và Anna Huyền Trang. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Hà Nội đã tước quyền tự do đi lại của Ts. Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Lân Thắng và cô Anna Huyền Trang - ngăn cấm họ xuất cảnh đến Hoa Kỳ để tham dự cuộc vận động này.

Ngày 18.4 - Ban tổ chức đã chào đón ba nhà hoạt động đầu tiên của phái đoàn là nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, bloggers Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Đình Hà.

Ngày 19.4 - Ban tổ chức chào đón nhà báo độc lập Tô Oanh đến Washington DC.

Ngày 20.4 - Ban tổ chức chào đón phóng viên độc lập Lê Thanh Tùng (Anthony Lê) đến Washington DC.

Ngày 22.4 - 27.4 
Phái đoàn đã có trên 15 cuộc tiếp xúc với với các cơ quan truyền thông RFA, VOA, SBTN; Liên Hiệp Quốc, các công ty Internet, và NGOs bao gồm: tổ chức Freedom House, Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Global Network Initiative, Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ (American Bar Association), Freedom Now, Internews. Đặc biệt Global Network Initiative, một liên minh bao gồm các tổ chức tự do Internet và các công ty Internet như Google, Facebook, Yahoo, Microsoft, Human Rights Watch v.v., với mục đích bảo vệ Tự Do Ngôn Luận và Internet, muốn biết về tình hình của làng blogger sau khi Nghị Định 72 ra đời. 
Tại New York phái đoàn đã tham dự một buổi thảo luận bàn tròn của các NGOs chuyên về tự do Internet. Phái đoàn cũng có một cuộc gặp gỡ thân mật và trao đổi với nhiều bộ phận của công ty Google; gặp gỡ văn phòng đặc trách Đông Nam Á của Liên Hiệp Quốc; và tiếp xúc với Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả. Tại các cuộc gặp, phái đoàn đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ và những cam kết hỗ trợ nhằm thúc đẩy tình hình nhân quyền nói chung và tự do báo chí nói riêng.

Gặp gỡ với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do

Tổ chức Freedom Now

Tổ chức Freedom House

Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ (American Bar Association)

Phóng Viên Không Biên Giới (RSF)

Văn phòng Google tại New York

Văn phòng đặc trách Đông Nam Á của Liên Hiệp Quốc

Ngày 25.4 - Ban tổ chức chào đón blogger Nguyễn Tường Thuỵ đến Washington DC.


Ngày 29.4 - Cuộc điều trần có chủ đề “Free Media in Vietnam - Tự do báo chí tại Việt Nam” đã diễn ra với sự quan tâm và bảo trợ của Quốc Hội Hoa Kỳ. Với sự hiện diện của các dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren và Alan Lowenthal phái đoàn các nhà hoạt động đã nêu lên thực trạng hiện nay và những quan ngại về tự do báo chí tại Việt Nam, từ đó họ đã đưa ra lời kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ cùng lên tiếng với người dân Việt Nam, cụ thể qua một Nghị Quyết về tự do báo chí tại Việt Nam. Trong dịp này ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng Việt Tân kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ quan tâm đến các bloggers trong tù như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Đặng Xuân Diệu và nhiều tù nhân lương tâm khác. Bên cạnh đó ông Bob Dietz của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists) cũng đề nghị Hoa Kỳ tận dụng cuộc đàm phán Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để áp lực Hà Nội cải thiện tự do báo chí. Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do, bà Libby Liu nhắc đến tình hình Việt Nam như một trường hợp đầy thử thách, nhưng có hy vọng. Mặc dù bị cấm xuất cảnh nhưng blogger Nguyễn Lân Thắngphóng viên Anna Huyền Trang cũng đã cất tiếng nói trước Quốc Hội Hoa Kỳ qua đoạn YouTube chiếu trong buổi điều trần.

Phái đoàn bloggers và nhà báo tự do tại buổi điều trần với DB. Loretta Sanchez

 Mặc dù bị cấm xuất cảnh nhưng blogger Nguyễn Lân Thắng và phóng viên Anna Huyền Trang 
cũng đã cất tiếng nói trước Quốc Hội Hoa Kỳ qua đoạn YouTube chiếu trong buổi điều trần.

 Sau buổi điều trần, phái đoàn đã có một cuộc họp riêng với Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Ngày 1.5 - Phái đoàn tham dự cuộc hội thảo “Towards a free media in Vietnam - Hướng tới nền báo chí độc lập” tại trụ sở của Đài Á Châu Tự Do. Chương trình được chia thành hai chủ đề: 1. Những thách đố trong việc cổ súy cho nền báo chí độc lập tại Việt Nam dành cho phái đoàn từ Việt Nam 2. NGOs, chính phủ Hoa Kỳ, các công ty Internet có thể làm gì để hỗ trợ. Chủ tọa bao gồm ông Scott Busby, Phó thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ; ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng Việt Tân; và cô Meredith Whittaker, Quản lý chương trình tại Google, và ông Jon Fox từ tổ chức Access.

Chủ đề 1: Những thách đố trong việc cổ súy cho nền báo chí độc lập tại Việt Nam dành cho phái đoàn từ Việt Nam

Chủ đề 2: NGOs, chính phủ Hoa Kỳ, các công ty Internet có thể làm gì để hỗ trợ

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm với ông Scott Busby, Phó thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm với DB. Alan Lowenthal

Ngày 1.5 - Phái đoàn đã có một cuộc gặp thân mật với Dân Biểu Alan Lowenthal, thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Ngày 2.5 - Phái đoàn tiếp xúc với văn phòng Thượng Nghị Sĩ Bob Corker – thành viên Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ và cùng ngày cũng có buổi trao đổi với ông Scott Busby – Phó Thử trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ phận đặc trách soạn thảo điều khoản kỹ thuật của Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP của Quốc hội Hoa Kỳ.

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ với ông Scott Busby

Ngày 3.5 - 7.5 - Phái đoàn đã tham dự các khoá huấn luyện về kỹ năng truyền thông và an ninh mạng do các tổ chức NGO bảo trợ.  

Ngày 8.5 - Phái đoàn đã được nhạc sĩ Trúc Hồ và Đài truyền hình SBTN mời tham dự buổi hội luận ti Quận Cam miền nam California, chia sẻ về cảm nghĩ và thành quả sau chuyến vận động cho tự do báo chí tại Washington DC cũng như những vấn đề nóng liên quan đến Trung Quốc hiện nay.

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm với Ns. Trúc Hồ, Ls. Đỗ Phủ, Ls. Anh Tuấn và anh Tường Thắng.



No comments:

Post a Comment

View My Stats