Posted by chepsuviet
on 02/05/2014
Hồ Chí Minh bắt nhịp hát bài Kết đoàn tại Vườn Bách Thảo, Hà Nội, 1960.
Tác giả bức ảnh là nhà nhiếp ảnh Lâm Hồng Long, một người gốc Hoa.
Có thể nhiều người sẽ giật mình và cả ngạc nhiên về
ý kiến trên. Thế nhưng, ở thời buổi văn minh này, vấn đề bản quyền, quyền sở
hữu trí tuệ được coi trọng lắm rồi, trong khi ta lại phải đối mặt với bản chất
thâm hiểm của “bạn vàng” Trung Cộng, thì không thể không cảnh báo điều đó.
Trưa qua, trong chương trình Thời sự 12h, Đài truyền hình
VN – VTV1 đã phát lại đoạn phim tài liệu Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động 1-5-1965 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Cuối phim, Bác Hồ vĩ đại của
chúng ta đã đứng lên bắt nhịp hát bài Kết đoàn, lời biên tập viên VTV nhắc rằng
đây là một trong những bài hát mà Người yêu thích nhất.
Cũng hôm qua, một độc giả đã đưa lên Facebook
một bài viết cho biết chi tiết xuất xứ, nội dung, tên 2 tác giả của bài
hát Trung Quốc này. Xin trích:
Nhân mọi người đang muốn biết xuất xứ của bài hát
“Kết đoàn”, mình xin được trả lời luôn: Đó là bài hát của Tàu 100%, có tên
“Đoàn kết là sức mạnh”
Theo trang Bách khoa của TQ:
“Đoàn kết là sức mạnh” Mục Hồng viết lời, Lư
Túc phổ nhạc, ra đời tại một ngôi làng nhỏ thuộc Khu Hoàng Nê, huyện Bình Sơn,
Biên khu Tấn Sát Kí vào 6.1943.
Để phản đối giặc Nhật tới Biên khu cướp lương thực,
thực hành chính sách điên cuồng “cướp sạch, giết sạch, đốt sạch”, Đoàn phục vụ
mặt trận Tây Bắc thâm nhập vào Bình Sơn, Hà Bắc cùng tham gia đấu tranh với
đông đảo quần chúng ở Phần Trĩ, Sơn Tây.
Để phối hợp với cuộc đấu tranh này, các đồng chí Mục
Hồng và Lư Túc đã cùng nhau cấp tập sáng tác trong khoảng 3-4 ngày vở ca kịch
nhỏ “Đoàn kết là sức mạnh”. Trong quá trình tập vở ca kịch này, mọi người cảm
thấy tình tiết kịch vẫn còn, tức cảm thấy cần thêm chút bất ngờ ở phần kết
thúc, để làm mất cảm giác là đã chấm dứt. Họ tổng hợp ý kiến của mọi người lại
và quyết định để Mục Hồng viết lời, Lư Túc phổ nhạc, làm thêm một màn kết thúc
cho vở ca kịch, thế là bài hát kinh điển nổi tiếng “Đoàn kết là sức mạnh” đã
được ra đời như vậy đấy.
Dịch nguyên văn:
Đoàn kết là sức mạnh,
Đoàn kết là sức mạnh,
Sức mạnh này là sắt,
Sức mạnh này là gang,
Còn cứng hơn cả sắt,
Còn mạnh hơn cả gang,
Bắn vào đế quốc phát xít,
Cho tất cả chế độ bất dân chủ chết hết!
Hướng tới mặt trời,
Hướng tới tự do,
Hướng tới Trung Quốc mới
Phát ra hào quang muôn trượng!
Đoàn kết là sức mạnh,
Đoàn kết là sức mạnh,
Sức mạnh này là sắt,
Sức mạnh này là gang,
Còn cứng hơn cả sắt,
Còn mạnh hơn cả gang,
Bắn vào đế quốc phát xít,
Cho tất cả chế độ bất dân chủ chết hết!
Hướng tới mặt trời,
Hướng tới tự do,
Hướng tới Trung Quốc mới
Phát ra hào quang muôn trượng!
Xin mời độc giả thưởng thức cả 2 phiên bản
Việt Nam và Trung Quốc của bài ca để đời này, rồi sẽ đọc tiếp lời bàn:
Tốp
Ca - Kết Đoàn (Bản tiếng Việt)
Bài
hát "Kết đoàn" của Trung Quốc
Vậy tại sao lại sợ bị “bạn vàng” kiện cả Bác lẫn
Đảng? Nếu thể tất cho thời buổi phải ăn lông ở … động khi còn
kháng chiến, thì lại khó có thể bỏ qua cho hành động “chôm” bài hát của bạn,
đưa cả vào sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, ngay trong thời buổi văn minh nhân
loại đã hiểu thế nào là bản quyền, năm 2010. Bằng chứng pháp lý bắt tận tay
day tận trán là bản Thông
báo số 319-TB/TW ngày 1/4/2010 Kết luận của Ban Bí thư do đồng chí Trương Tấn
Sang ký về việc tổ chức “Ngày âm nhạc Việt Nam”.
Trong Thông báo có đoạn:
… 1- Đồng ý lấy ngày 03 tháng 9 hàng năm, ngày Bác
Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” tại
công viên Bách Thảo, Hà Nội (1960) là Ngày âm nhạc Việt Nam …
Bằng chứng chết người cho cả Bác lẫn Đảng là ở chỗ
đó. Có lẽ không còn gì phải bàn thêm cho riêng khả năng bị kiện cáo, hoặc đơn
giản là chỉ cần … dọa sẽ kiện cáo, một khi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt
với nhau như quá khứ đã từng xảy ra. “Bạn vàng” còn nổi tiếng thế giới với
những chiêu chửi rủa kinh người cả ông Anh Cả của phe XHCN là Liên Xô khi hai
nước xung khắc cao độ những năm 1960′, thì với đàn em Việt Nam bạn có xá gì.
Dám lấy bài hát của bạn để làm “quốc nhạc” mà không một lời xin xỏ, làm rõ
nguồn gốc thì thật là táo tợn!
Còn về khía cạnh mà sẽ có rất nhiều người quan tâm
là tại sao Bác kính yêu của chúng ta từng bôn ba Tây, Mỹ mà lại đi mê muội một
bài hát của Tàu đến vậy, rồi mê mẩn hát nó mọi lúc mọi khi, lờ đi xuất xứ của
nó, v.v.. thì xin để nhường cho cư dân mạng bàn tán. Chưa kể nếu như người ta
còn để ý đến chi tiết tác giả bức ảnh là ông Lâm Hồng Long, một người gốc Hoa nữa, thì sẽ lại
có nhiều chuyện để bàn – bài hát Trung Quốc, người chụp ảnh cũng Trung Quốc
nốt, Bác của chúng ta muốn nhắn gửi thông điệp gì, thậm chí “áp đặt” một “quy
chuẩn” gì cho đám “học trò xuất sắc” và nhân dân lầm than?
Chỉ xin lưu ý thêm Đảng và các cơ quan văn hóa một
điều dễ bị bỏ qua. Đó là bài này, theo như lời dịch ở trên, thực chất là để
chống phát xít Nhật. Vậy thì trong lúc ta đang tăng cường đoàn kết với nhân dân
và chính phủ Nhật, để (một điều không tiện nói ra) làm đối trọng với toan tính
bành trướng của “bạn vàng”, ấy thế mà không lẽ ta cứ ra rả, rồi tung hô bài hát
chống Nhật, đưa nó vào làm dấu ấn cho ngày Âm nhạc VN được sao?
Hết bàn!
No comments:
Post a Comment