BBC
Cập nhật: 23:00 GMT - thứ ba, 5 tháng 6, 2012
Vụ Đan Mạch
ngưng tài trợ cho ba dự án ở Việt Nam đã khiến chính quyền, những người trong
cuộc và các nhà bình luận đưa ra các nhận xét khác nhau.
Các quan chức
Việt Nam có vẻ cho rằng Đan Mạch đã 'hiểu lầm' Việt Nam khi cho rằng nhiều tỷ
đồng đã thất thoát trong các dự án có vốn viện trợ chính thức (ODA) này.
Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh được dẫn lời nói "quan điểm của Việt Nam là sử dụng
ODA phải hiệu quả, có vi phạm thì phải xử lý nghiêm khắc".
Vị bộ trưởng nói
Việt Nam có rất nhiều dự án ODA nhưng các sai phạm thì "không phải là
nhiều" và chỉ là hiện tượng "con sâu bỏ rầu nồi canh" vốn đã bị
"xử lý nghiêm".
Ông cũng nói Hà
Nội "luôn chân thành và coi trọng vốn ODA của các nước".
Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nói với trang tin Dân trí: "Việt Nam rất
trân trọng từng đồng vốn của các nhà tài trợ, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn
như hiện nay."
Ông Vinh giải
thích rằng có khác biệt giữa hệ thống hạch toán và kiểm toán của Việt Nam và
của các công ty quốc tế nên chưa thể có kết luận gì về thời điểm hiện nay.
'Chuột kiểm soát
gạo'
Trong khi đó cây
viết Alan Phan nói ba dự án mà Đan Mạch
nghi có tham nhũng "thuộc loại tép riu nếu so với các xì căng đan khác như
Vinashin, Vinalines, Vina...bananas" và viết tiếp:
"Các cách
tham nhũng như thổi giá máy móc, dụng cụ, hợp đồng thuê ngoài, nhân viên ma, kế
toán bịp bợm, gởi con đi du học bằng tiền viện trợ... thì quả là cũ như trái
đất, ai mà chẳng biết.
"Tuy nhiên,
kỳ này, công ty kiểm toán KPMG hạch toán lại tất cả những lạm rất chi tiết, bài
bản và cho thấy tổng số tiền...cuốn theo chiều gió lên đến 23%."
Ông Alan Phan
nói con số 23% là "kỷ lục" nếu so với các khoản "tiền bôi
trơn" dự án ở mức 1,2% của Singapore, 8% của Trung Quốc, 9% của Thái Lan,
12% của Indonesia và 18% của Lào.
Mức thất thoát
trung bình ở Việt Nam cũng chỉ là 14%.
Tiến sỹ Alan
Phan kết thúc bài viết bằng câu: "Người Mỹ có câu ngạn ngữ "Khi các
bệnh nhân tâm thần cai quản nhà thương điên...Thực ra, nó ít nguy hiểm hơn là
khi lũ chuột nắm quyền kiểm soát kho gạo."
Không có 'khuất
tất'
Trang tin
VnExpress của Việt Nam nói các cơ quan quản lý những dự án bị nghi có tham
nhũng đều khẳng định họ không làm gì sai trái.
Phó giáo sư
Nguyễn Ngọc Lâm từ Viện Hải dương học ở Nha Trang, người điều phối dự án về
biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông ở Việt Nam nói:
"Chúng tôi
đã kiểm tra toàn bộ hệ thống tài chính của Viện.
"Kế toán
trưởng cũng đã cam kết không có vấn đề khuất tất xảy ra trong quá trình
này."
Vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ
trong dự án ODA của Nhật đã khiến Tokyo ngưng viện trợ trong vài tháng
Về việc con gái
ông đi học nước ngoài bằng khoản tiền hàng trăm triệu đồng từ vốn ODA, ông Lâm
nói:
"Lãnh đạo
viện chỉ cấp quyết định cử đi học sau khi kinh phí và nội dung sử dụng kinh phí
được phê duyệt bởi phía
đối tác Đan
Mạch."
'Chuyện bình
thường'
Bản thân chính
quyền Đan Mạch từng nói rằng tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là phổ biến.
Trong báo cáo về
quan hệ đối tác Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2006-2010, Bộ Ngoại giao Đan Mạch
nhận định "tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam" và người ta
phải hối lộ ngay cả chỉ để nhận các dịch vụ xã hội miễn phí như y tế và trường
học.
Trước Đan Mạch,
Nhật Bản cũng từng ngưng viện trợ chính thức cho Việt Nam hồi năm 2008 sau khi
có nghi án tham nhũng trong dự án Đại lộ Đông Tây ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong vụ này một
quan chức đã chịu án tù nhiều năm vì nhận hối lộ hàng trăm ngàn đô la Mỹ từ một
công ty tư vấn của Nhật.
Phía Việt Nam
nói hiện công an Việt Nam chưa vào cuộc để điều tra các cáo buộc tham nhũng
liên quan tới các dự án có vốn của Đan Mạch.
Báo chí Việt Nam
nói ngày 6/6, các cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ họp với Đại sứ quán Đan
Mạch và công ty kiểm toán để bàn về vụ việc.
Trong khi đó
Tiến sỹ Alan Phan nói chuyện tham nhũng và lãng phí ở Việt Nam đã là
"chuyện bình thường" và "thuộc loại tin ít người để ý"
"Tin một cô
người mẫu gì đó bán dâm chắc chắn được theo dõi gấp trăm lần," ông viết.
Tiến sỹ Alan
Phan nói người Việt ít quan tâm tới chuyện tham nhũng bằng những chuyện xã hội
khác
No comments:
Post a Comment