Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-06-13
TS
Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm VN tiếp tục gặp khó khăn sau khi ông vừa bị
chuyển công tác, trong bối cảnh nhà cầm quyền VN xúc tiến kiểm soát chặt chẽ
Internet, nhất là giới bloggers.
Triệu
tập, điều tra
Sau
khi Viện Hán Nôm bị 6 phần tử bất hảo mệnh danh là “thương binh nặng” tới “đại
náo”, quậy phá, văng tục, tô hô, uy hiếp TS Nguyễn Xuân Diện, hành hung nhân
viên của Viện hôm 18 tháng 5, tiếp theo những bài báo trên các tờ Quân đội Nhân
dân, Cựu Chiến binh “đồng loạt ra quân” – nhưng với nội dung bất nhất - đề cao
hành động của những kẻ có tác phong côn đồ ấy; sau khi Sở Thông tin và Truyền
thông cùng công an gọi TS Nguyễn Xuân Diện tới để tra hỏi, qua đó, cụ Lê Hiền
Đức lâm nạn, thì TS Nguyễn Xuân Diện hiện bị chuyển công tác từ Phó Giám đốc
Thư viện Hán Nôm thành Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Văn bản Văn học thuộc Viện
Hán Nôm.
Và
chưa rõ tình cảnh của TS Nguyễn Xuân Diện trong những ngày sắp tới sẽ ra sao,
khi được biết ông tiếp tục bị thanh tra về nội dung Nguyễn Xuân Diện blog vốn
phản ánh thực trạng xã hội VN cùng hành động yêu nước cụ thể của mình.
TS Nguyễn Xuân Diện
lên tiếng:
"Nói
chung hiện nay tôi vẫn khoẻ, bình thường, đang làm việc, công tác ở cơ quan và
đang chờ phản hồi tiếp theo của Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông. Tôi
chuyển công tác như vậy, về mặt chức vụ thì có người bảo là như vậy tôi bị
giáng chức. Nhưng thực ra không phải. Chức vụ cũ Phó Giám đốc Thư viện cũng
ngang với chức vụ của tôi hiện nay, tức đều là Phó Phòng cả."
Trong
khi chưa biết trước mắt phải chấp hành lệnh điều động của thủ trưởng cơ quan
Trịnh Khắc Mạnh, TS Nguyễn Xuân Diện đã tiến hành khiếu nại về hành động mà ông
cho là không đúng quy định pháp luật của Thanh tra Sở Thông tin & Truyền
thông Hà Nội, khi qua 2 lần triệu tập ông, các thành viên đoàn thanh tra “không
đi vào trọng tâm” của cuộc thanh tra, không thông báo trước nội dung làm việc,
không rõ thanh tra với mục đích gì, “làm lãng phí thời gian…, o ép tinh thần và
sức khoẻ” của ông, “coi ông như một bị can trong một vụ án hình sự”; đặc biệt
có 2 cán bộ công an “không thuộc biên chế” của Sở Thông tin & Truyền thông
lại tham dự cuộc “o ép tinh thần và sức khoẻ” ấy.
Tình
cảnh TS Nguyễn Xuân Diện đã khiến công luận có phản ứng mạnh mẽ. Chẳng hạn như
blogger Nhật Lệ lưu ý rằng đã có nhiều dấu hiệu chứng tỏ TS Nguyễn Xuân Diện đã
ở trong tầm “bị chiếu tướng” từ lâu của giới cầm quyền, nên những việc làm ích
quốc lợi dân của ông đã thôi thúc “bọn xấu ra tay thực hiện kịch bản trù dập”.
Theo
blogger mệnh danh “Rất Văn Xấu”, thì đảng bây giờ chỉ mới tạm thời “ra roi” đối
với TS Nguyễn Xuân Diện. Và nếu TS Diện vẫn cứ “hư” thì sẽ bị “xử lý cách
khác”, như đưa vào trại giáo dục, hay cho án tù nhiều năm cộng với biện pháp
quản chế, sau khi cho giới truyền thông nhà nước tuyên truyền, kích động, bôi
bác ông…
Nhà
nước “của dân, do dân, vì dân” này, theo blogger mang tên duy nhất là “Khách”,
có thể phù phép mọi thứ, từ “bao cao su đã qua sử dụng”, ném đồ bẩn vào nhà
dân, chỉ đạo côn đồ xã hội đen đánh dân, bắt dân giam vào trại cải tạo chung
với người nghiện, bị nhiễm HIV, biến người sống mang ra khỏi đồn công an thành
người chết, cho tới hành động cướp nhà, cướp đất, ruộng vườn của dân…
Do
đó, theo tác giả, những chịu đựng và uất ức của TS Nguyễn Xuân Diện cũng chỉ là
“một mảnh nhỏ” so với những nỗi đau thương mà nhiều nạn nhân khác như TS Cù Huy
Hà Vũ, Bùi Thị Minh Hằng…, của đồng bào Thái Hà, Tiên Lãng, Đồng Chiêm, Văn
Giang, của các em SV công giáo Vinh, của các Ni cô, Tăng lữ tại Tu viện Bát
Nhã, của đồng bào Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài tại miền Tây v.v… đã cam chịu, để
rồi - vẫn theo blogger này – “chúng ta càng đau và phẫn nộ hơn cho tình trạng
người dân Việt trên toàn đất nước…”.
Đóng
cửa trang blog
Như
quý vị đã rõ, trang blog của Nguyễn Xuân Diện bị đóng cửa đột ngột hồi đầu
tháng 6 vừa rồi giữa lúc giới cầm quyền trong nước ngăn chận “một loạt blog lề
trái”.
Lên tiếng mới đây
với Đài ACTD, blogger Người Buôn Gió nhận xét:
"Tôi
thấy nguồn thông tin từ blog Nguyễn Xuân Diện rất chính xác, phong phú và kịp
thời. Độ chính xác luôn tuyệt đối từ những tin như vụ cưỡng chế đất ở Văn
giang, gần như đó là một trang thể hiện tâm tư nguyện vọng, thông tin của một
phần Việt Nam. Bây giờ mà bị cấm đi hoặc không được hoạt động nữa thì đó là một
điều rất đáng tiếc."
Blogger
Nguyễn Xuân Diện lâm nạn giữa lúc nhà cầm quyền VN, vốn bị Tổ Chức Phóng Viên
Không Biên Giới cáo giác là “kẻ thù Internet”, đã soạn thảo một nghị định nhằm
kiểm soát nhất là các trang blog, qua đó, các bloggers phải đăng ký tên thật,
địa chỉ thật, các website phải khai báo hoạt động, các tập đoàn Internet nước
ngoài đòi hỏi phải hợp tác với VN…
Thế
là hôm thứ Hai ngày 11 tháng 6 vừa rồi, trang mạng của Bộ Thông tin và Truyền
thông VN đã công bố toàn văn bản Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet cùng nội dung thông tin trên mạng – nghĩa là vấn đề sẽ ảnh
hưởng tới hàng chục triệu người thuộc cộng đồng mạng trong nước, nhất là giới
blogger “lề trái”, khi trọng tâm của Nghị định chiếu cố tới vấn đề an ninh
mạng.
Qua bài “Nghị định
này làm thoả lòng ai vậy?”, TS Hà Sĩ Phu nhận xét rằng “Nghị định cứ như là sự khai triển điều 88
luật hình sự vào phạm trù Internet”, khi mục tiêu của nghị định là nhằm “đảm
bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng,
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sử dụng, lợi dụng
Internet và cung cấp thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm
trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của công dân; phòng, chống lộ, mất bí mật nhà
nước qua mạng; điều tra và truy tố tội phạm mạng…”
TS
Hà Sĩ Phu báo động rằng nếu bản dự thảo Nghị định này được thông qua và áp dụng
thành công thì toàn bộ hệ thống thông tin thường được gọi là “lề trái” , với
những blog được nhân dân yêu mến qua số người đọc vượt xa các tờ báo chính
thống, đều bị quy kết vi phạm luật, có thể sẽ bị kiểm duyệt cùng số phận chung
với hơn 700 tờ báo “lề phải” dưới “cái gậy chỉ huy của cùng một Tổng biên tập”.
Copyright ©
1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
---------------------------------
XEM THÊM :
Nhật Báo Ba Sàm
No comments:
Post a Comment