Friday, 22 June 2012

NHÀ NGHIÊN CỨU ĐINH KIM PHÚC TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA BÁO YOMIURI về LUẬT BIỂN (Blog Người Lót Gạch)




22 tháng sáu 2012

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc trả lời phỏng vấn của báo Yomiuri(Nhật) v/v Luật Biển

ngày 22/06/2012

1. Xin hoi anh co binh luan gi ve viec Quoc Hoi moi thong qua Luat Bien?

Trước nhất có thể nói rằng việc Quốc hội Việt Nam ngày 21/6/2012 thông qua Luật Biển Việt Nam đã thể hiện đúng ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Một số người cho rằng luật này lẽ ra phải được ban hành sớm hơn nhưng theo tôi đây mới chính là giai đoạn chín mùi để tỏ rõ quyết tâm khẳng định chủ quyền của đất nước trước những đòi hỏi vô lý về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Luật Biển Việt Nam vừa được quốc hội thông qua với 99,2% đại biểu tán thành và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định ngay trong Điều 1 đã cho thấy nhà nước Việt Nam đã tiếp tục củng cố việc xác lập chủ quyền của mình trên hai quần đảo này mà các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập chủ quyền từ hàng trăm năm trước.

Theo luật vừa mới được quốc hội thông qua với những nội dung cơ bản như báo Nhân dân công bố thì Việt Nam đã dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà Việt Nam là một nước đã tham gia đã cho thấy Việt Nam tuân thủ nguyên tắc sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp với những quốc gia khác nhưng cũng có qui định những biện pháp cần thiết, bao gồm cả quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam. Đó là những quyền cơ bản của một nước đã được thừa nhận bởi Hiến chương Liên Hợp Quốc.

2. Theo anh su ra doi cua Luat Bien se gop phan nhu the nao trong viec giai quyet nhung xung dot hien nay tren Bien Dong?

Việc thông qua một đạo luật là một hoạt động bình thường của một nhà nước pháp quyền nhưng đạo luật đó có đi vào cuộc sống như mong muốn hay không thì còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Với Luật Biển Việt Nam vừa được thông qua tôi cho rằng nó chưa phải là “công cụ vạn năng” để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam và trên Biển đông với các bên có liên quan bởi tham vọng tiến xuống phương Nam của nhà nước Trung Quốc với tư tưởng bá quyền nước lớn chưa chấm dứt nhưng với Luật Biển Việt Nam nó sẽ là một công cụ pháp lý phải có để đấu tranh bảo vệ chủ quyền trong khuôn khổ Hiến chương LHQ và UNCLOS.

[nhận từ ĐKP]

 
--------------------------------






No comments:

Post a Comment

View My Stats