2-6-2012
Thành phố Lillehammer vào mùa
festival văn học. Cả thành phố từ công xã, nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát,
trung tâm văn hóa, vũ trường, nhà trường từ mẫu giáo đến cao đẳng, thư viện,
tiệm cà phê... cùng hòa nhịp thở của liên hoan kéo dài 1 tuần lễ.
Chủ đề văn học năm nay là TIỀN BẠC
vô tình đúng nhằm thời điểm các nghiệp đoàn lao động toàn Nauy bãi công đòi
tăng lương lên 4%. Sắc màu văn hóa của festival đa chiều hơn khi trên đường phố
người biểu tình thấp thoáng bên cạnh nhưng băng rôn quảng bá liên hoan văn học.
Có 2 đại diện Châu Á là khách mời
danh dự kỳ này là nhà văn Shau Tan (Trung Quốc) và nhà thơ Ko Un (Hàn Quốc).
Nhưng từ trước đây một vài năm, Việt Nam cũng các nhà văn Vũ Đông Hà, đạo diễn
Song Chi, dịch giả nhà hoạt động xã hội Đặng Thanh Chi cũng đươc mời tham dự
liên hoan văn học toàn Na Uy.
Thành phố Lillehammer lại bận rộn
chào đón những nhân vật nổi tiếng trong giới văn chương, giới truyền thông,
giới xuất bản, các nghệ sĩ tài hoa, các nhà báo, các tổ chức đấu tranh nhân
quyền cũng tranh thủ xuất hiện.
Lillehammer là một thành phố nhỏ ở đông nam nước Na Uy,
y hệt thành phố Dalat của Việt Nam với khoảng chừng 300 người Việt Nam sinh
sống trong sồ dân 27 ngàn người. Thành
phố này là một thành phố văn hóa của Âu Châu. Cũng được xem là thành phố
Olympic của thế giới vì nơi đây đã đăng cai thành công Olympic mùa đông 1994.
Một trong 2 cái nhà hàng Tàu ở đây là của người Việt Nam làm chủ. Người Việt
Nam nổi tiếng ở Lillehammer là cô diễn viên, người mẫu, ca sĩ Ngô Thanh Vân
hiện đang sống ở Việt Nam nhưng vẫn mang quốc tịch Na Uy.
Chương trình khai mạc vào tối ngày
9.Mai tại nhà hát Maihaugen, một địa điểm du lịch cũng là trung tâm văn hóa,
bảo tàng nổi tiếng ở Lillehammer. Mở đầu là công bố một nhà văn nam và nữ nhà
thơ thắng giải thưởng văn học năm nay số tiền khoảng 30 000 USD cho mỗi người.
Sau đó là chương trình nghệ thuật kết hợp phim, kịch, âm nhạc, ánh sáng để làm
tôn chủ đề của liên hoan văn học và giới thiệu từng nhà văn -nhà thơ có tác
phẩm xuất hiên ở liên hoan phim kỳ này.
Phải công nhận là chương trình khai
mạc ở Lillehammer kỳ này hay và ấn tượng hơn chương trình khai mạc đại hội các
nhà văn ở City Hall Stockholm vừa qua. Người dẫn chương trình là nghệ sĩ tài
hoa Anne Krigsvoll. Chẳng hạn trong phân cảnh mở đầu chương trình Anne đi phỏng
vấn một nhà văn về tiền bạc chiếu trên màn hình giữa sân khấu. Cô ta chia tay
nhà văn và khệ nệ vác một thùng carton nhiều sách báo băng qua đường. Cùng lúc
đó đèn polo chiếu xuống sân khấu , màn hình tắt liệm và Anne từ từ trong sân
khấu ôm cái thùng carton như trong phim bước ra chào khán giả.
Thiết kế sân khấu cũng là điều cần
nói. bên phải sân khấu là khu vực âm nhạc ban nhạc gồm 4 người nhưng ai cũng có
khả năng chơi 2-3 nhạc cụ khác nhau: piano, organ, trống, kèn, guitar.... Bên
trái sâu khấu là một phòng đọc sách có tủ sách, điện thoại , bàn làm việc...
Chẳng hạn trong trường đoạn giới thiệu về nhà văn Shau Tan của Trung Quốc thì
trên màn hình xuất hiện đoạn phim về các sinh hoạt ở Trung Quốc chỉ là phim
câm. Ban nhạc sẽ trổi lên giai điệu buồn buồn mà tôi có cảm nhận gần giống giai
điệu trong bài "Biển nhớ" của Trịnh Công Sơn. Khi ban nhạc gần kết
thúc thì một diễn viên từ sân khấu đi ra đọc 1 đoạn trong tác phẩm của Shau
Tan. Có 10 nhà văn nhà thơ được dàn dựng trong kỳ này.
Có thể nói linh hồn của liên hoan
văn học Nauy là chương trình khai mạc ấn tượng này.
Các ngày tiếp theo là chương trình
hội thảo, giới thiệu tác phẩm ở khắp nơi trong thành phố. Từ thư viện trung
tâm, đến các thánh đường, quán cà phê, công viên, các viện nghiên cứu và các
đường phố chính đâu đâu cũng có nhiều chương trình. Trẻ con đi vườn trẻ thì
cũng chương trình của trẻ con, học sinh tiểu học có chương trình của các em,
học sinh trung học và sinh viên cao đẳng thì hoạt động nhiều hơn, các cụ già,
người tàn tật, giới nghiên cứu phê bình, các ông chủ các nhà xuất bản, thầy cô
giáo , nghệ sĩ, bác sĩ, các tu sĩ... Ai cũng lao vào các hoạt động sôi động.
Lillehammer tỉnh giấc không như những ngày buồn tẻ trong năm.
Trên đường phố ủy ban nhân quyền
cũng xuất hiện. Các nghiệp đoàn ở Na Uy trương bản bãi công đòi tăng lương chen
với ủy ban đấu tranh đòi bảo vệ người Palestine ở dải Gaza.
Nhà thơ Hàn Quốc-Ko Un dù không
biết tiếng Na Uy hay tiếng Anh nhưng các buổi nói chuyện của ông luôn luôn có
nhiều người tham dự. Ông là nhà thơ bậc tài về cách dùng các hình ảnh ẩn dụ
trong thi ca. Ông đã chinh phục khán giả Nauy bằng một cau nói tiếng Nauy duy
nhất mà ông biết: "Jeg kom hit som en stein fra Korea og reiser tilbake
som en diamant!" (Tôi đến đây như là một viên đá từ Hàn Quốc và trong hành
trình trở về tôi như một viên kim cương). Người Na Uy vốn thân thiện vỗ tay
không ngớt và nhiều người chạy đến ôm hôn nhà thơ Hàn Quốc.
Viện nghiên cứu văn học cũng có
những buổi thuyết trình và thảo luận về các đề tài xây dựng hình tượng nhân vật
cũng như về tự do ngôn luận. Dường chư chủ đề về tiền bạc năm nay không đá động
các phong trào dân chủ ở Ả Rập hay các nước Trung Đông.
Lillehammer vào cuối tháng 5 cũng
còn mùa xuân. Hoa nở rộ khắp các nẻo đường và khí trời vẫn còn phảng phất cái
lạnh.
Có nằm mơ giấc mơ đẹp nhất tôi cũng
không dám nghĩ là mình hân hạnh tham dự những chương trình văn hóa nổi tiếng ở
Bắc Âu. Tôi chợt nhớ đến nhà thơ Trần
Trung Đạo, nhà văn Vũ Đông Hà, Chị Đặng Thanh Chi, họ không chỉ là
người anh, người chị hướng dẫn tôi chập chững bước đi đầu tiên mà họ là những
ân nhân lớn trong cuộc đời cầm bút của tôi. Họ gieo cho tôi ý tưởng văn chương
phải trăn trở cùng vận mệnh dân tộc và tổ quốc.
Đêm tháng 5 ở Na Uy thì 10 giờ
khuya vẫn còn sáng trưng ngoài trời. Mùi thịt nướng trong vườn nhà ai thơm
lừng. Các sinh viên vẫn tự do nô đùa trên các bãi cỏ. Học sinh cuối cấp trung
học xúng xính trong bộ quần áo truyền thống luôn mỉm cười và tặng danh thiếp
cho các em nhỏ...
Các nhà văn thì gặp nhau sau 1 năm
xa cách đủ thứ chuyện để nói. Độc giả thân thiện với tác giả. Các ông chủ xuất
bản vui vẻ với những hợp đồng mới. Các nhà báo thì bận rộn tác nghiệp đây là
dịp hiếm hoi quy tụ nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ không chỉ
của Na Uy, Bắc Âu, Châu Âu mà còn nhiều vùng khác của thế giới.
Sau ngày 3 tháng 6 thì Lillehammer
sẽ trở lại nhịp sống bình lặng của đời thường như quy luật của cuộc sống có đến
rồi đi.
Anh Huỳnh Nguyên Đạo phóng viên của RFA & Đàn Chim Việt có hỏi tôi về liên hoan
văn học nghệ thuật ở Na Uy chúng tôi chỉ trao đổi một phần lễ hội xen lẫn những
cuộc phỏng vấn của anh về Việt Nam.
Ở những nơi nào đó các nhà văn, nhà
thơ, các nghệ sĩ, nhà báo của Việt Nam vẫn miệt mài với con chữ của mình. Dù
công khai hay âm thầm lặng lẽ nhưng cũng chung một mục tiêu đem những cái đẹp
chân thiện mỹ đến cho độc giả Việt Nam. Một trong cái đẹp đó là cổ vũ cho tự do
dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.
Nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà thơ Trần
Mạnh Hảo, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn,
blogger Mẹ Nấm... xa hơn nữa là Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên... và nhiều người nữa đã và đang dấn thân cho một nền
văn chương Việt với tâm thức tổ quốc và dân tộc là trên hết.
Đến bao giờ các nhà văn nhà thơ
Việt Nam có một không gian đầy tính nhân văn và nghệ thuật như thế này? Không
thể nói chuyện hòa hợp hòa giải khi các nhà văn trong và ngoài nước vẫn nhìn
nhau ái ngại. Ngay cả trong đại hội các nhà văn của đảng cầm quyền vẫn có hiện
tượng cướp micro của nhà văn đang phát biểu trên diễn đàn. Những hình tượng giả
dối như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé hay cổ võ tính bạo lực cướp giết thì gọi là
văn chương cách mạng. Những nhà văn được giái thưởng quốc tế Bùi Ngọc Tấn,
Nguyễn Huy Thiệp thì bị cấm xuất cảnh đi nhận giải thưởng.
Một vài nhà văn Việt Nam khác ở hải
ngoại được vinh danh với nhiều giải thưởng quốc tế danh giá nhưng vừa về đến
sân bay Sài Gòn hay Hà Nội thì bị trục xuất không cho vào. Đó không phải là
cách hành xử của người trưởng thành mà là việc làm của kẻ tiện nhân.
Chiến thắng cuối cùng vẫn là sự
thật và công lý. Văn chương nghệ thuật cũng chỉ là thư ký của thời đại và lịch
sử loài người đã minh chứng rằng: cái ác dù tàn bạo cỡ nào cũng sẽ bị đẩy lùi
và cái thiện sẽ lên ngôi.
No comments:
Post a Comment