Trung Bảo
[01.06.2012
10:17 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG)
“Có người “mua” những thông tin để thỏa mãn sự hiếu kỳ thì sẽ còn người “bán”.
(…) Không ai có thể dẹp được nhu cầu này nhưng chính “thị trường” sẽ tự điều
tiết để quét sạch những thứ có hại. Điều đó sẽ đến khi báo chí có tự
do thông tin, kịp thời chuyển đến người đọc tất cả thông tin có ích
mà xã hội thật sự quan tâm” – ý kiến của nhà báo Trung Bảo.
Ở bất cứ đâu, những tin giết người, cướp nhà băng, sao lộ
hàng... vẫn luôn là mảng tin được độc giả chú ý - Minh họa: “Blikk”, nhật báo
lá cải được đọc nhiều nhất lại Hungary
Nếu đặt hai mẩu tin cạnh nhau trên cùng một trang báo, tin về vụ cướp nhà băng và tin kinh tế, đa số độc giả sẽ lựa chọn tin đầu tiên để đọc. Đây không phải là kết luận vô căn cứ mà là kết quả từ những nghiên cứu của các tờ nhật báo lâu năm tại Mỹ.
Trong bài viết thăm dò ý kiến độc giả của BTV Mavis McKinney đăng trên số mới nhất của tờ “The News – Herald” cho thấy đa số độc giả thích lựa chọn những thông tin về những vụ án mạng, tội ác… Trong phần đăng ký để nhận thông tin qua điện thoại di động của tờ “Los Angeles Times“, đứng đầu là những thông tin nổi bật nóng hổi vừa diễn ra (breaking news), số còn lại là những thông tin về giải trí và thể thao.
Tại Mỹ, những tờ báo như “People”, “Star”, “Penthouse” hoặc “Playboy”, theo cách nghĩ thông thường vẫn được xếp vào hạng “lá cải”, luôn có độc giả và đất sống của mình. Thông tin trên các tờ báo này luôn luôn tập trung khai thác đời tư người nổi tiếng.
Ở Việt Nam, nhu cầu đọc những thông tin về tình dục, tội ác, người nổi tiếng…còn vượt qua những thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa…, điều này dễ dàng kiểm chứng ở mục liệt kê các tin được đọc nhiều nhất trên bất kỳ trang báo điện tử nào.
Tuy vậy, cái khác nhau giữa những thông tin “giật gân” ở báo Mỹ và báo Việt Nam đó là báo chí chúng ta luôn có những tít báo, bài báo, hình ảnh cố tình thu hút bạn đọc bằng cách dùng câu chữ, khai thác thông tin méo mó đến mức độ vô văn hóa.
Có lẽ vì vậy mà người ta chưa thấy những tờ báo nổi tiếng tại Mỹ như “Time”, “Washington Post”, “NewYork Times”, “Los Angeles Times”… tự nhận mình là “chính thống” để phê phán các tờ báo thích khai thác sự tò mò của công chúng.
Kể từ ngày ra đời, báo chí luôn bị dằn vặt bởi câu hỏi, làm kẻ chạy theo thị hiếu bạn đọc hay trở thành ngọn đuốc để soi sáng, dẫn đường cho lối sống của cộng đồng. Lựa chọn của các nhà báo tại những nơi có nền báo chí tiên tiến vẫn là trung thực với thông tin và đặt trách nhiệm công dân lên hàng đầu.
Hiện tình của báo chí Việt Nam hiện nay không phải là chuyện lạ lẫm với giới nghiên cứu báo chí hiện đại trên thế giới.
Vẫn có một lý thuyết, báo chí sẽ phải chuyển sang khai thác tối đa sự tò mò thiếu lành mạnh của độc giả để tồn tại khi không thể hoặc chậm trễ trong việc chuyển tải những thông tin quan trọng trong đời sống.
Thực tế đã chứng minh lý thuyết này hoàn toàn đúng. Khi xảy ra các vụ ồn ào ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hay Văn Giang (Hưng Yên), các bài viết về chủ đề này được bạn đọc đón đọc nhiều nhất mà không có bất kỳ thông tin giật gân nào cạnh tranh nổi.
Cuộc tranh luận thế nào là báo “lá cải” của báo chí Việt Nam trong những ngày qua rồi sẽ chẳng có hồi kết, ngoài những lời mạt sát lẫn nhau giữa các nhà báo. Bởi vì, trên những tờ báo bị gán cho là “lá cải” thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những bài viết “đứng đắn” và ở các tờ báo tự nhận mình là “chính thống” người đọc vẫn có thể tìm thấy những thông tin giật gân.
Có người “mua” những thông tin để thỏa mãn sự hiếu kỳ thì sẽ còn người “bán”. Dù vậy, như mọi thứ hàng hóa khác người ta không thể bán một món hàng hư hỏng, kém phẩm chất hay thậm chí độc hại. Không ai có thể dẹp được nhu cầu này nhưng chính “thị trường” sẽ tự điều tiết để quét sạch những thứ có hại. Điều đó sẽ đến khi báo chí có tự do thông tin, kịp thời chuyển đến người đọc tất cả thông tin có ích mà xã hội thật sự quan tâm.
Trung Bảo
-----------------------------------------
Báo lá
cải: Nhìn từ độc giả (PN TP 3-6-12)
“Xã
hội cần người thích làm việc kỳ quặc” (TT 3-6-12)
Báo
Phụ nữ TP.HCM nên tự "soi gương" (GD 1-6-12)
Bộ trưởng Bộ Thông tin -
Truyền thông Nguyễn Bắc Son: Sẽ rút giấy phép cơ quan báo chí sai tôn chỉ, mục
đích (SGGP
31-5-12)
"Ở
Việt Nam không có báo lá cải" (NĐT 31-5-12)
“Lá
cải”, "chính thống”:-Chỉ nên nói vui bên chén trà, cốc bia (Bee.net 31-5-12)
Báo
Phụ nữ TP.HCM "lá cải" như thế nào? (NĐT 30-5-12)
Sẽ
rút giấy phép tờ báo sai tôn chỉ, mục đích (PN 30-5-12)
Lên tiếng phản đối báo “lá
cải” là cần thiết
(SGGP 30-5-12)
Báo
“lá cải” hay là “lá ngón”? (PLTP 31-5-12)
Báo nhà nước phê nhau là 'lá
cải' (BBC
29-5-12)
Thảm họa “báo lá
cải”
(SGGP 28-5-12)
No comments:
Post a Comment