Phan Thanh Bình
Thứ
năm, 21 Tháng 6 2012 23:39
Đến
nay đã là thập niên thứ hai của thiên niên kỉ thứ ba. Nhiều nước trong vùng
Đông Nam Á, trước đây thua sút Việt nam về nhiều mặt, nay đã trở thành các nước
dân chủ và giàu mạnh. Điều ấy khiến chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao lại như
vậy? Đã có nhiều cách lí giải cho vấn nạn này. Nói chung có ba khuynh hướng lí
giải chính. Một là vì dân chủ là sinh hoạt của những người giàu. Mà nước ta
nhiều người còn phải tât bật để lo miếng ăn thì còn tâm trí nào để nghĩ đến dân
chủ và mong muốn có dân chủ. Hai là tình trạng dân trí của chúng ta còn thấp
nên chưa thể có dân chủ. Ba là vì dân chủ không ăn được nên người ta không thấy
cần phải có dân chủ.
Những lí giải này có chính xác và phù hợp với thực tế hiện nay không? Bài viết này cố gắng, dựa vào thực tế và các sự kiện lịch sử, tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Có phải dân chủ chỉ là sinh hoạt của những người giàu?
Các sự kiện lịch sử và thực tiễn ở vùng Đông Nam Á đã cho thấy dân chủ không phải chỉ là sinh hoạt của những người giàu. Việc giàu có không phải là yếu tố quyết định để có dân chủ cho vùng này. Singapore rất giàu mà việc thể hiện dân chủ vẫn rất khó khăn và chậm chạp. Các nước trong khu vực như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Philippinnes v.v. khi bắt đầu xây dựng dân chủ thì không giàu hơn Việt Nam vào thời điểm ấy nhưng nay đã trở thành những nước dân chủ thực sự và càng ngày càng phát triển trở thành giàu có. Miến Điện chắc chắn không giàu hơn Việt Nam hiện nay nhưng cũng đã bắt đầu xây dựng dân chủ và triển vọng phát triển để trở thành giàu có cũng như giữ vững được độc lập càng ngày càng trở thành hiện thực. Như vậy yếu tố giàu có chỉ là yếu tố phụ thêm cho tiến trình xây dựng dân chủ sớm đi đến thành công chứ không phải là yếu tố quyết định ở vùng Đông Nam Á. Yếu tố quyết định ở vùng nảy là các nhà lãnh đạo đất nước và khối trí thức ưu tú quyết tâm thực hiện dân chủ. Hoặc do chính các người lãnh đạo đương quyền cho thực hiện dân chủ hoặc phải trải qua một cuộc tranh đấu cam go của giới trí thức và thành phần ưu tú của xã hội để buộc nhà cầm quyền phải thực thi dân chủ hoặc phải thông qua một cuộc cách mạng, để có một hệ thống cầm quyền mới, có quyết tâm thực hiện dân chủ.
Sách lược xây dựng dân chủ áp đặt từ trên xuống dưới như ở các nước Đông Nam Á, không phải ở đâu cũng thành công bằng chứng là ở Afghanistan. Việc áp đặt này không thấy một viễn tượng sáng sủa nào trong tương lai cho đất nước này. Triết lí hành động được chấp nhận trong việc thực thi dân chủ hoá cho các nước như Afghanistan đã sai nên nhà tư tưởng người Mĩ gốc Iran, Vali Nasr, tác giả cuốn Forces of Fortunes (2009) nói: không phải việc lật đổ một chế độ độc tài và tổ chức bầu cử tự do đưa đến một nền dân chủ vận hành tốt để có một giai cấp trung lưu giàu có mà chính giai cấp trung lưu giàu có đưa đến việc lật đổ những người thống trị không dân chủ và tạo dựng một nền dân chủ vận hành tốt.
Nước Thổ nhĩ kì đã phát triển nhanh chóng thành một nước dân chủ khá ôn hoà, như Nasr nói: không phải là do việc hạ bệ các tướng lãnh và rao giảng nhân quyền cho dân chúng mà là do những mối quan hệ làm ăn buôn bán của đất nước này. Bởi vậy sách lược xây dựng dân chủ áp đặt từ trên xuống dưới này còn cần hai yếu tố nữa thì mới có thể thành công. Đó là đất nước phải thực sự hoà bình và có một nền kinh tế mở trong đó có các quan hệ làm ăn buôn bán tự do giữa người dân trong nước với nhau và với các nước khác. Hai yếu tố này không có ở Afghanistan nhưng có ở các nước xây dựng dân chủ Đông Nam Á. Nhờ vậy người dân được hưởng lợi từ việc dân chủ hoá. Điều này khiến các nước trong vùng này khi đã có dân chủ thì trở thành giàu mạnh và sự giàu mạnh lại củng cố dân chủ càng bền vững và tốt đẹp hơn.
Trái lại các sự kiện lịch sử ở Âu Mĩ thì lại cho một kết luận khác. Nước Pháp khi làm cuộc cách mạng 14 tháng 7 năm 1789 để xây dựng dân chủ cũng không giàu hơn Việt Nam hiện nay. Nhưng nền dân chủ ấy lại yểu số và chỉ trở thành hiện thực và bền vững sau cuộc cách mạng kĩ nghệ khi nước này có được một giai cấp trung lưu - giai cấp tương đối giàu có - là đa số. Các nước khác trong khu vực Âu châu cũng vậy. Họ chỉ có dân chủ sau cuộc cách mạng kĩ nghệ khi có được một giai cấp trung lưu là đa số. Ngày nay các nước Âu Mĩ đang sợ nền dân chủ của họ sẽ bị khủng hoảng vì giai câp trung lưu đang bị thu lại và giai cấp nghèo khổ đang phình ra. Lí do chỉ vì các chủ nhân các hãng xưởng muốn nhân công rẻ nên đã di chuyển các nhà máy tới các nước có nhân công rẻ. Điều đó khiến nhiều người thuộc khối trung lưu trở thành thất nghiệp và nghèo khổ. Và như vậy sẽ chỉ còn một khối giàu có là thiểu số và một khối nghèo khổ là đa số. Khối thiểu số giàu có vì có phương tiện dồi dào nên sẽ nắm mọi thứ quyền lực và tình trạng độc tài sẽ khó tránh khỏi mặc dù các biện pháp dân chủ có vẻ như vẫn được tôn trọng.
Qua thực tế trên chúng ta có thể rút ra một bài học cho các tổ chức đảng phái chính trị hiện nay của Việt Nam đang có mục đích tranh đấu cho dân chủ. Đó là để tranh đấu cho dân chủ các tổ chức đảng phái phải có đầy đủ phương tiện từ nhân lực đến vật lực để đối thoại và thuyết phục người dân và giữa các tổ chức với nhau. Bởi vì dân chủ thực sự, không cho phép sử dụng bạo lực để cưỡng chế nhau phải tuân phục. Điều đó có nghĩa là các tổ chức đảng phái ấy phải giàu. Đó có lẽ là lí do khiến các tổ chức chính trị Việt Nam hiện nay không phát triển và lớn mạnh được vì các tổ chức này đa số không giàu và chỉ dựa vào lí tưởng tranh đấu để tồn tại. Các giá trị của lí tưởng không thể trở thành hiện thực khi không có cái gì cụ thể như miếng ăn để biến nó thành hiện thực. Như vậy sự giàu có luôn là yếu tố tích cực và có tính quyết định để tới thành công cho các tổ chức đảng phái trong chế độ dân chủ.
Có phải tình trạng dân trí của chúng ta còn thấp nên chưa thể có dân chủ?
Nhưng trước hết phải hiểu dân trí là gì? Nếu dân trí là trình độ hiểu biết và học thức thì có lẽ dân ta hiện nay không thua sút các nước trong vủng bao nhiêu. Và chắc chắn là chúng ta không thua kém các nước này vào lúc họ mới bắt đầu tiến trình xây dựng dân chủ. Nếu hiểu dân trí là văn hoá sống, lề lối ứng xử giữa con người với nhau thì vấn đề này chúng ta phải xem xét kĩ hơn trước khi đi đến kết luận.
Chúng ta là một nước theo văn hoá Khổng giáo nặng tính gia trưởng độc tài, sống phụ thuộc, phục tùng và xin cho. Chúng ta lại có một hệ thống những người có học là những kẻ sĩ chỉ mong ra làm quan để phục vụ vua. Bởi vậy chúng ta chưa thể có dân chủ được. Lập luận này nghe qua có vẻ như hợp lí nhưng suy nghĩ kĩ thì không được chính xác lắm. Tại sao Nam Hàn, Đài Loan và Nhật bản cũng theo văn hoá Khổng giáo, cũng gia trưởng độc tài, sống phụ thuộc phục tùng và xin cho, có khi còn hơn chúng ta, lại có thể xây dựng được một nền dân chủ tốt như hiện nay? Điều này rất dễ hiểu vì Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản có những người lãnh đạo đất nước và những trí thức biết đặt quyền lợi của đất nước trên hết và hiểu được lợi ích của dân chủ trong việc làm cho đất nước trở thành giàu có và độc lập, dám đứng ra lãnh đạo việc dân chủ hoá. Trái lại ở Việt Nam, những người cầm quyền chỉ nghĩ tới lợi ích của đảng, của phe phái hơn là lợi ích của đất nước, với quân đội trung với đảng thay vì với đất nước, với công an còn đảng còn mình chứ không phải còn đất nước còn mình, đã sử dụng tối đa bộ máy trấn áp với công an mật vụ và các đảng viên lãnh đạo các cấp để làm cho người dân phải luôn sống trong sợ hãi phục tùng và không dám phản kháng. Thêm vào đó một tầng lớp có học là những kẻ sĩ mới, chỉ mong được làm quan để phục vụ và phục tùng. Vì vậy chúng ta chưa thể có dân chủ được. Một bằng chứng khác minh hoạ cho nhận định này là Bắc Hàn. Một đất nước cũng chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng có một đảng lãnh đạo là đảng cộng sản chỉ nghĩ tới quyền lợi đảng và phe nhóm, cố ý để cho dân luôn bị đói khát để bắt dân phải sợ sệt và phục tùng.
Tuy nhiên những thực tế vừa xét qua vẫn cho thấy yếu tố văn hoá không phải là trở ngại lớn cho việc dân chủ hoá đất nước ở vùng Đông Nam Á. Yếu tố gây trở ngại lớn cho việc dân chủ hoá đất nước ở các nước vùng Đông Nam Á chính là những người lãnh đạo đất nước chỉ biết đặt quyền lợi phe nhóm hơn quyền lợi đất nước; là những người có học chỉ lo phục tùng để được làm quan, không dám có tư duy độc lập, phê phán và sáng tạo cũng như không dám bảo vệ tư cách đạo đức của một người có học. Chúng ta đừng quá đề cao ảnh hưởng của văn hoá Khổng giáo hoặc như ở bên Trung đông, ảnh hưởng của Hồi giáo với việc dân chủ hoá. Đành rằng văn hoá Khổng giáo hoặc ý thức hệ Hồi giáo không thích hợp với các giá trị dân chủ và làm cho việc dân chủ hoá trở thành khó khăn. Nhưng theo Vali Nasr thì việc dân chủ hoá ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá như văn hoá Hồi giáo chỉ trở thành khó khăn khi đất nước ấy không có một nền kinh tế cởi mở tự do. Nasr nói: Các giá trị của dân chủ không được tiếp nhận trong một khoảng trống chân không. Nó chỉ thực sự được tiếp nhận khi nó phục vụ cho các quyền lợi kinh tế và xã hội của dân chúng. Theo như Nasr thì người phương Tây thường quá chú trọng tới chính các giá trị của dân chủ như quyền bầu cử, quyền tự do phát biểu ý kiến và một nhà nước pháp trị mà quên đi những điều kiện kinh tế phải có trước khi cho thực hiện việc dân chủ hoá.
Có phải vì dân chủ không ăn được nên không cần phải có dân chủ?
Một đất nước hay một tập thể luôn phải có những người lãnh đạo để lèo lái. Nếu đất nước hay tập thể có những người lãnh đạo tài giỏi luôn nghĩ tới quyền lợi của đất nước hay tập thể để đề ra những chính sách và đường lối phục vụ đất nước hay tập thể nói chung và mọi thành viên của đất nước hay tập thể nói riêng thì đất nước hay tập thể ấy sẽ phát triển giàu có và mọi thành viên sẽ được thừa hưởng những ơn ích của sự phát triển này. Trái lại, nếu không có những người lãnh đạo tài giỏi và vì lợi ích chung thì đất nước hay tập thể ấy sẽ đi từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác, gặp hết bế tắc này tới bế tắc khác, hết thảm nạn này tới thảm nạn khác như nạn tham nhũng cửa quyền đàn áp và cuối cùng là rơi vào sự nghèo đói mất độc lập. Để thoát khỏi tình trạng tồi tệ này thì cần phải thay những người lãnh đạo tồi dở vì phe nhóm bằng những người lành đạo tài giỏi vì lợi ích chung. Để làm được như vậy thì với chế độ độc tài, phải có một cuộc cách mạng kèm theo nhiều hệ luỵ cho đất nước hoặc tập thể do cuộc cách mạng ấy gây ra. Nhưng không phải là dễ dàng để có cuộc cách mạng ấy, nhiều khi phải kéo dài nhiều chục năm trong nghèo đói khốn khổ thì mới có thể có được cuộc cách mạng này. Trái lại trong một chế độ dân chủ thì việc thay thế ấy sẽ diễn ra trong hoà bình và tinh thần thượng võ. Và vì vậy nó không gây ra một hệ luỵ nào tác hại cho đất nước hay tập thể. Như vậy có thể nói dân chủ là biện pháp để thay thế những người lãnh đạo tồi dở, tham nhũng cửa quyền, phe nhóm bằng những người lãnh đạo tài giỏi, trong sạch, vì dân và vì lợi ích chung trong hoà bình và tinh thần thượng võ theo những chu kì nhất định. Do đó có thể nói: dân chủ mặc dầu không ăn được nhưng lại rất cần để có được miếng ăn.
Nhưng để có được một nền dân chủ như vậy đòi hỏi phải hội đủ những yêu cầu: một là bảo đảm quyền của người dân được thay đổi những người lãnh đạo tồi dở và không thích hợp bất kì lúc nào một cách hoà bình; hai là thúc đẩy các người lãnh đạo các khuynh hướng hoặc các nhóm quyền lợi khác nhau đi đến thoả hiệp để mọi người đều có được phần mà mình được quyền có; ba là cho phép điều chỉnh tức khắc những bất cập của hệ thống và cơ cấu tổ chức cũng như luật lệ cho phù hợp với những thay đổi của thực tế.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên thể chế dân chủ ấy đòi hỏi phải có các định chế và các luật lệ phù hợp để duy trì được những điểm: bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ mà mọi người được phép có một cách đồng đều và bình đẳng; bảo đảm quyền ứng cử và bầu cử tự do cho mọi người để có thể chọn lựa được những người lãnh đạo thích hợp và có tinh thần vì lợi ích chung của xã hội; bảo đảm việc các người lãnh đạo không thể trở thành những nhà độc tài và biết tìm cách đi đến thoả hiệp để mọi người, mọi khuynh hướng và nhóm quyền lợi đều có được phần mà mình được quyền có.
Những điều kiện này có vẻ còn xa vời với đất nước chúng ta vì việc tu chỉnh hiến pháp mà đảng đang phát động vẫn chỉ là tìm cách để củng cố đảng được độc quyền lãnh đạo và như vậy thì tệ nạn tham nhũng cửa quyền quan liêu sẽ không thể nào tiêu diệt được. Một tương lai đen tối vì không có dân chủ thực sự làm đất nước tụt hậu và thua sút vĩnh viễn đang chờ đợi con cháu chúng ta.
Những sự kiện lịch sử và thực tế vừa được xem xét ở trên đưa ta tới một số kết luận như đảng cộng sản Việt nam không phải là một đảng vì đất nước và dân tộc mà chỉ là một đảng vì mình và phe nhóm; cuộc chiến tranh mà đảng đã phát động khiến bao nhiêu gia đình tan nát và còn đề lại di hoạ cho đến ngày nay thực sự chì là một cuộc chiến lừa bịp để đưa đảng lên cầm quyền. Điều này buộc những người thực sự yêu nước mà vẫn còn tin vào đảng cộng sản Việt Nam cần xem xét lại niềm tin của mình.
Những lí giải này có chính xác và phù hợp với thực tế hiện nay không? Bài viết này cố gắng, dựa vào thực tế và các sự kiện lịch sử, tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Có phải dân chủ chỉ là sinh hoạt của những người giàu?
Các sự kiện lịch sử và thực tiễn ở vùng Đông Nam Á đã cho thấy dân chủ không phải chỉ là sinh hoạt của những người giàu. Việc giàu có không phải là yếu tố quyết định để có dân chủ cho vùng này. Singapore rất giàu mà việc thể hiện dân chủ vẫn rất khó khăn và chậm chạp. Các nước trong khu vực như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Philippinnes v.v. khi bắt đầu xây dựng dân chủ thì không giàu hơn Việt Nam vào thời điểm ấy nhưng nay đã trở thành những nước dân chủ thực sự và càng ngày càng phát triển trở thành giàu có. Miến Điện chắc chắn không giàu hơn Việt Nam hiện nay nhưng cũng đã bắt đầu xây dựng dân chủ và triển vọng phát triển để trở thành giàu có cũng như giữ vững được độc lập càng ngày càng trở thành hiện thực. Như vậy yếu tố giàu có chỉ là yếu tố phụ thêm cho tiến trình xây dựng dân chủ sớm đi đến thành công chứ không phải là yếu tố quyết định ở vùng Đông Nam Á. Yếu tố quyết định ở vùng nảy là các nhà lãnh đạo đất nước và khối trí thức ưu tú quyết tâm thực hiện dân chủ. Hoặc do chính các người lãnh đạo đương quyền cho thực hiện dân chủ hoặc phải trải qua một cuộc tranh đấu cam go của giới trí thức và thành phần ưu tú của xã hội để buộc nhà cầm quyền phải thực thi dân chủ hoặc phải thông qua một cuộc cách mạng, để có một hệ thống cầm quyền mới, có quyết tâm thực hiện dân chủ.
Sách lược xây dựng dân chủ áp đặt từ trên xuống dưới như ở các nước Đông Nam Á, không phải ở đâu cũng thành công bằng chứng là ở Afghanistan. Việc áp đặt này không thấy một viễn tượng sáng sủa nào trong tương lai cho đất nước này. Triết lí hành động được chấp nhận trong việc thực thi dân chủ hoá cho các nước như Afghanistan đã sai nên nhà tư tưởng người Mĩ gốc Iran, Vali Nasr, tác giả cuốn Forces of Fortunes (2009) nói: không phải việc lật đổ một chế độ độc tài và tổ chức bầu cử tự do đưa đến một nền dân chủ vận hành tốt để có một giai cấp trung lưu giàu có mà chính giai cấp trung lưu giàu có đưa đến việc lật đổ những người thống trị không dân chủ và tạo dựng một nền dân chủ vận hành tốt.
Nước Thổ nhĩ kì đã phát triển nhanh chóng thành một nước dân chủ khá ôn hoà, như Nasr nói: không phải là do việc hạ bệ các tướng lãnh và rao giảng nhân quyền cho dân chúng mà là do những mối quan hệ làm ăn buôn bán của đất nước này. Bởi vậy sách lược xây dựng dân chủ áp đặt từ trên xuống dưới này còn cần hai yếu tố nữa thì mới có thể thành công. Đó là đất nước phải thực sự hoà bình và có một nền kinh tế mở trong đó có các quan hệ làm ăn buôn bán tự do giữa người dân trong nước với nhau và với các nước khác. Hai yếu tố này không có ở Afghanistan nhưng có ở các nước xây dựng dân chủ Đông Nam Á. Nhờ vậy người dân được hưởng lợi từ việc dân chủ hoá. Điều này khiến các nước trong vùng này khi đã có dân chủ thì trở thành giàu mạnh và sự giàu mạnh lại củng cố dân chủ càng bền vững và tốt đẹp hơn.
Trái lại các sự kiện lịch sử ở Âu Mĩ thì lại cho một kết luận khác. Nước Pháp khi làm cuộc cách mạng 14 tháng 7 năm 1789 để xây dựng dân chủ cũng không giàu hơn Việt Nam hiện nay. Nhưng nền dân chủ ấy lại yểu số và chỉ trở thành hiện thực và bền vững sau cuộc cách mạng kĩ nghệ khi nước này có được một giai cấp trung lưu - giai cấp tương đối giàu có - là đa số. Các nước khác trong khu vực Âu châu cũng vậy. Họ chỉ có dân chủ sau cuộc cách mạng kĩ nghệ khi có được một giai cấp trung lưu là đa số. Ngày nay các nước Âu Mĩ đang sợ nền dân chủ của họ sẽ bị khủng hoảng vì giai câp trung lưu đang bị thu lại và giai cấp nghèo khổ đang phình ra. Lí do chỉ vì các chủ nhân các hãng xưởng muốn nhân công rẻ nên đã di chuyển các nhà máy tới các nước có nhân công rẻ. Điều đó khiến nhiều người thuộc khối trung lưu trở thành thất nghiệp và nghèo khổ. Và như vậy sẽ chỉ còn một khối giàu có là thiểu số và một khối nghèo khổ là đa số. Khối thiểu số giàu có vì có phương tiện dồi dào nên sẽ nắm mọi thứ quyền lực và tình trạng độc tài sẽ khó tránh khỏi mặc dù các biện pháp dân chủ có vẻ như vẫn được tôn trọng.
Qua thực tế trên chúng ta có thể rút ra một bài học cho các tổ chức đảng phái chính trị hiện nay của Việt Nam đang có mục đích tranh đấu cho dân chủ. Đó là để tranh đấu cho dân chủ các tổ chức đảng phái phải có đầy đủ phương tiện từ nhân lực đến vật lực để đối thoại và thuyết phục người dân và giữa các tổ chức với nhau. Bởi vì dân chủ thực sự, không cho phép sử dụng bạo lực để cưỡng chế nhau phải tuân phục. Điều đó có nghĩa là các tổ chức đảng phái ấy phải giàu. Đó có lẽ là lí do khiến các tổ chức chính trị Việt Nam hiện nay không phát triển và lớn mạnh được vì các tổ chức này đa số không giàu và chỉ dựa vào lí tưởng tranh đấu để tồn tại. Các giá trị của lí tưởng không thể trở thành hiện thực khi không có cái gì cụ thể như miếng ăn để biến nó thành hiện thực. Như vậy sự giàu có luôn là yếu tố tích cực và có tính quyết định để tới thành công cho các tổ chức đảng phái trong chế độ dân chủ.
Có phải tình trạng dân trí của chúng ta còn thấp nên chưa thể có dân chủ?
Nhưng trước hết phải hiểu dân trí là gì? Nếu dân trí là trình độ hiểu biết và học thức thì có lẽ dân ta hiện nay không thua sút các nước trong vủng bao nhiêu. Và chắc chắn là chúng ta không thua kém các nước này vào lúc họ mới bắt đầu tiến trình xây dựng dân chủ. Nếu hiểu dân trí là văn hoá sống, lề lối ứng xử giữa con người với nhau thì vấn đề này chúng ta phải xem xét kĩ hơn trước khi đi đến kết luận.
Chúng ta là một nước theo văn hoá Khổng giáo nặng tính gia trưởng độc tài, sống phụ thuộc, phục tùng và xin cho. Chúng ta lại có một hệ thống những người có học là những kẻ sĩ chỉ mong ra làm quan để phục vụ vua. Bởi vậy chúng ta chưa thể có dân chủ được. Lập luận này nghe qua có vẻ như hợp lí nhưng suy nghĩ kĩ thì không được chính xác lắm. Tại sao Nam Hàn, Đài Loan và Nhật bản cũng theo văn hoá Khổng giáo, cũng gia trưởng độc tài, sống phụ thuộc phục tùng và xin cho, có khi còn hơn chúng ta, lại có thể xây dựng được một nền dân chủ tốt như hiện nay? Điều này rất dễ hiểu vì Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản có những người lãnh đạo đất nước và những trí thức biết đặt quyền lợi của đất nước trên hết và hiểu được lợi ích của dân chủ trong việc làm cho đất nước trở thành giàu có và độc lập, dám đứng ra lãnh đạo việc dân chủ hoá. Trái lại ở Việt Nam, những người cầm quyền chỉ nghĩ tới lợi ích của đảng, của phe phái hơn là lợi ích của đất nước, với quân đội trung với đảng thay vì với đất nước, với công an còn đảng còn mình chứ không phải còn đất nước còn mình, đã sử dụng tối đa bộ máy trấn áp với công an mật vụ và các đảng viên lãnh đạo các cấp để làm cho người dân phải luôn sống trong sợ hãi phục tùng và không dám phản kháng. Thêm vào đó một tầng lớp có học là những kẻ sĩ mới, chỉ mong được làm quan để phục vụ và phục tùng. Vì vậy chúng ta chưa thể có dân chủ được. Một bằng chứng khác minh hoạ cho nhận định này là Bắc Hàn. Một đất nước cũng chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng có một đảng lãnh đạo là đảng cộng sản chỉ nghĩ tới quyền lợi đảng và phe nhóm, cố ý để cho dân luôn bị đói khát để bắt dân phải sợ sệt và phục tùng.
Tuy nhiên những thực tế vừa xét qua vẫn cho thấy yếu tố văn hoá không phải là trở ngại lớn cho việc dân chủ hoá đất nước ở vùng Đông Nam Á. Yếu tố gây trở ngại lớn cho việc dân chủ hoá đất nước ở các nước vùng Đông Nam Á chính là những người lãnh đạo đất nước chỉ biết đặt quyền lợi phe nhóm hơn quyền lợi đất nước; là những người có học chỉ lo phục tùng để được làm quan, không dám có tư duy độc lập, phê phán và sáng tạo cũng như không dám bảo vệ tư cách đạo đức của một người có học. Chúng ta đừng quá đề cao ảnh hưởng của văn hoá Khổng giáo hoặc như ở bên Trung đông, ảnh hưởng của Hồi giáo với việc dân chủ hoá. Đành rằng văn hoá Khổng giáo hoặc ý thức hệ Hồi giáo không thích hợp với các giá trị dân chủ và làm cho việc dân chủ hoá trở thành khó khăn. Nhưng theo Vali Nasr thì việc dân chủ hoá ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá như văn hoá Hồi giáo chỉ trở thành khó khăn khi đất nước ấy không có một nền kinh tế cởi mở tự do. Nasr nói: Các giá trị của dân chủ không được tiếp nhận trong một khoảng trống chân không. Nó chỉ thực sự được tiếp nhận khi nó phục vụ cho các quyền lợi kinh tế và xã hội của dân chúng. Theo như Nasr thì người phương Tây thường quá chú trọng tới chính các giá trị của dân chủ như quyền bầu cử, quyền tự do phát biểu ý kiến và một nhà nước pháp trị mà quên đi những điều kiện kinh tế phải có trước khi cho thực hiện việc dân chủ hoá.
Có phải vì dân chủ không ăn được nên không cần phải có dân chủ?
Một đất nước hay một tập thể luôn phải có những người lãnh đạo để lèo lái. Nếu đất nước hay tập thể có những người lãnh đạo tài giỏi luôn nghĩ tới quyền lợi của đất nước hay tập thể để đề ra những chính sách và đường lối phục vụ đất nước hay tập thể nói chung và mọi thành viên của đất nước hay tập thể nói riêng thì đất nước hay tập thể ấy sẽ phát triển giàu có và mọi thành viên sẽ được thừa hưởng những ơn ích của sự phát triển này. Trái lại, nếu không có những người lãnh đạo tài giỏi và vì lợi ích chung thì đất nước hay tập thể ấy sẽ đi từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác, gặp hết bế tắc này tới bế tắc khác, hết thảm nạn này tới thảm nạn khác như nạn tham nhũng cửa quyền đàn áp và cuối cùng là rơi vào sự nghèo đói mất độc lập. Để thoát khỏi tình trạng tồi tệ này thì cần phải thay những người lãnh đạo tồi dở vì phe nhóm bằng những người lành đạo tài giỏi vì lợi ích chung. Để làm được như vậy thì với chế độ độc tài, phải có một cuộc cách mạng kèm theo nhiều hệ luỵ cho đất nước hoặc tập thể do cuộc cách mạng ấy gây ra. Nhưng không phải là dễ dàng để có cuộc cách mạng ấy, nhiều khi phải kéo dài nhiều chục năm trong nghèo đói khốn khổ thì mới có thể có được cuộc cách mạng này. Trái lại trong một chế độ dân chủ thì việc thay thế ấy sẽ diễn ra trong hoà bình và tinh thần thượng võ. Và vì vậy nó không gây ra một hệ luỵ nào tác hại cho đất nước hay tập thể. Như vậy có thể nói dân chủ là biện pháp để thay thế những người lãnh đạo tồi dở, tham nhũng cửa quyền, phe nhóm bằng những người lãnh đạo tài giỏi, trong sạch, vì dân và vì lợi ích chung trong hoà bình và tinh thần thượng võ theo những chu kì nhất định. Do đó có thể nói: dân chủ mặc dầu không ăn được nhưng lại rất cần để có được miếng ăn.
Nhưng để có được một nền dân chủ như vậy đòi hỏi phải hội đủ những yêu cầu: một là bảo đảm quyền của người dân được thay đổi những người lãnh đạo tồi dở và không thích hợp bất kì lúc nào một cách hoà bình; hai là thúc đẩy các người lãnh đạo các khuynh hướng hoặc các nhóm quyền lợi khác nhau đi đến thoả hiệp để mọi người đều có được phần mà mình được quyền có; ba là cho phép điều chỉnh tức khắc những bất cập của hệ thống và cơ cấu tổ chức cũng như luật lệ cho phù hợp với những thay đổi của thực tế.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên thể chế dân chủ ấy đòi hỏi phải có các định chế và các luật lệ phù hợp để duy trì được những điểm: bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ mà mọi người được phép có một cách đồng đều và bình đẳng; bảo đảm quyền ứng cử và bầu cử tự do cho mọi người để có thể chọn lựa được những người lãnh đạo thích hợp và có tinh thần vì lợi ích chung của xã hội; bảo đảm việc các người lãnh đạo không thể trở thành những nhà độc tài và biết tìm cách đi đến thoả hiệp để mọi người, mọi khuynh hướng và nhóm quyền lợi đều có được phần mà mình được quyền có.
Những điều kiện này có vẻ còn xa vời với đất nước chúng ta vì việc tu chỉnh hiến pháp mà đảng đang phát động vẫn chỉ là tìm cách để củng cố đảng được độc quyền lãnh đạo và như vậy thì tệ nạn tham nhũng cửa quyền quan liêu sẽ không thể nào tiêu diệt được. Một tương lai đen tối vì không có dân chủ thực sự làm đất nước tụt hậu và thua sút vĩnh viễn đang chờ đợi con cháu chúng ta.
Những sự kiện lịch sử và thực tế vừa được xem xét ở trên đưa ta tới một số kết luận như đảng cộng sản Việt nam không phải là một đảng vì đất nước và dân tộc mà chỉ là một đảng vì mình và phe nhóm; cuộc chiến tranh mà đảng đã phát động khiến bao nhiêu gia đình tan nát và còn đề lại di hoạ cho đến ngày nay thực sự chì là một cuộc chiến lừa bịp để đưa đảng lên cầm quyền. Điều này buộc những người thực sự yêu nước mà vẫn còn tin vào đảng cộng sản Việt Nam cần xem xét lại niềm tin của mình.
Cộng
hoà liên bang Đức 19/06/2012
Phan Thanh Bình
Phan Thanh Bình
No comments:
Post a Comment