Thụy My
- RFI
Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012
Từ ba ngày nay, blog xuandienhannom.blogspot.com đã hoàn toàn bị đóng cửa, không truy cập được. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chủ trang blog nổi tiếng thường đưa tin về các vụ biểu tình chống các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trước đây, cũng như các vụ cưỡng chế đất đai, đã được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mời đến làm việc ngày 01/06/2012. Cùng ngày blog của ông đã bị đóng cửa. Hai người đi cùng ông là luật sư Hà Huy Sơn, và bà Lê Hiền Đức, người thường giúp nhiều người dân khiếu kiện, đã bị mời ra ngoài một cách thô bạo.
Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn cho
biết từ hôm đó đến nay vẫn chưa liên lạc lại với tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và bà Lê Hiền Đức. Ông đã thuật lại sơ qua sự việc :
Luật sư Hà Huy Sơn : Hôm đó mà tôi trực tiếp tham gia thì như thế này. Lúc một giờ rưỡi thì tôi đến trước, ở sảnh tầng trệt - gọi là tầng một, ông Diện và bà Lê Hiền Đức đi cùng và đến sau. Chúng tôi cùng hỏi qua chỗ bảo vệ của tầng một, họ dẫn chúng tôi lên tầng bốn, phòng của chánh thanh tra.
Phía bên họ có bốn người. Sau đó trao đổi một lúc thì người ta cũng tự nhận là có hai, ba vị là nhân viên an ninh của Công an thành phố Hà Nội. Phía tôi thì tôi nói lý do tôi đi để thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý cho tiến sĩ Diện. Bà Hiền Đức cũng nói là bà muốn tham gia buổi làm việc với tư cách là người chứng kiến, thực hiện quyền giám sát của công dân đối với các cơ quan nhà nước thôi.
Các vị như ông Minh là chánh thanh tra, bà Hương là phó thanh tra, bảo có những quy định, những luật riêng của ngành thanh tra, thì tôi không đồng ý. Tôi bảo ở Việt Nam thì không có cái luật nào là luật riêng cả, chỉ có luật của toàn dân thôi. Nếu bà có cái luật nào mà không cho luật sư đi hỗ trợ pháp lý cho công dân thì bà cứ cho chúng tôi biết, bà cũng không trình bày được. Bà đưa luật thanh tra ra, nhưng tôi xem thì không thấy có nội dung nào ngăn cản công dân được hỗ trợ pháp lý cả.
Tôi cũng có hỏi là buổi làm việc hôm nay có gì liên quan đến bí mật quốc gia hay không. Đại diện của thanh tra nói rằng hôm nay không có cái gì bí mật quốc gia. Thế thì về mặt nguyên tắc tôi là luật sư, tôi có quyền ở lại để làm chức năng hỗ trợ cho ông Diện.
Họ có hỏi – như tôi cũng đã trả lời rồi – về cái giấy yêu cầu luật sư, tức là giấy mời của phía ông Diện. Tôi nói tôi đi cùng với ông Diện đây, ông ấy cũng nói bằng miệng là ông mời tôi đây, các vị cần làm giấy thì chúng tôi sẽ làm giấy.
Nhưng sau đó cũng còn một thủ tục là giấy giới thiệu của văn phòng luật sư nơi tôi làm việc. Thì đúng là hôm ông Diện mời, tôi cũng vội quá, không chuẩn bị cái giấy giới thiệu đó, cho nên họ căn cứ vào cái cớ ấy để họ buộc tôi phải ra ngoài, tức là ra khỏi phòng làm việc.
RFI : Thưa luật sư, một cơ quan hành chánh chứ không phải là công an hay tòa án có quyền triệu tập một công dân lên như vậy hay không ?
Luật sư Hà Huy Sơn : Họ có quyền mời, nhưng còn việc lên hay không thì đó là quyền của công dân.
Do sơ suất của tôi nên họ buộc tôi ra. Tôi chưa chuẩn bị ra thì đã thấy họ gọi bảo vệ. Nếu tôi mà không ra thì họ cũng đã sẵn sàng cưỡng chế, cưỡng bức tôi phải ra. Trước đó bà Đức có nói là, phía bên Sở có đến năm người làm việc, mà bên này chỉ có một mình ông Diện thì mất cân đối, vô lý.
Sở như có sắp đặt sẵn trước, có một nhân viên nữ vác caméra ra, mở cửa chĩa thẳng vào mặt chúng tôi để quay.
Sau đó mấy phút thì tôi ra khỏi Sở. Đến 8 giờ tối, khi mà có hai công an phường Cát Linh lên trên tầng bốn, thì tôi đề nghị đi cùng để xem bà Lê Hiền Đức có yêu cầu gì về vấn đề sức khỏe hay gì khác không. Bà Lê Hiền Đức cho biết sau khi tôi ra thì bà bị bốn bảo vệ cầm hai chân hai tay, vất bà ra ngoài hành lang đập đầu xuống đất, thì bà cũng có choáng ở đầu.
Khi ngồi tiếp tôi với hai vị cảnh sát của phường Cát Linh, bà cũng nói xin lỗi các vị vì chân tôi bị người ta vất nên bị trẹo và sưng ở đầu gối, nên buộc phải gác chân lên bàn – cũng không được lịch sự lắm, nhưng cũng xin thông cảm. Và bà có yêu cầu là phải lập biên bản, để phản ánh đúng sự thực cái buổi hôm đó.
Bà yêu cầu có đại diện của Sở Thông tin Truyền thông tham gia cùng lập biên bản với công an khu vực, công an phường Cát Linh, nếu không bà sợ rằng sau này bên Sở sẽ vu khống là bà đập phá thế này thế khác. Nhưng mà sau thì hai vị công an phường cũng rút lui và họ gọi tôi ra. Tôi tưởng là họ muốn trao đổi gì với tôi, nhưng mà họ rút và yêu cầu tôi cũng ra khỏi cơ quan. Tôi chỉ được tiếp cận trực tiếp đến như thế thôi.
Tiến sĩ Diện thì lúc 5 giờ ra khỏi Sở Thông tin Truyền thông rồi. Buổi tối tôi gọi điện cho bà Hiền Đức, lúc được lúc không. Lúc tôi gọi cho bà khoảng 10 giờ tối hay là hơn gì đó, thì bà có nói với tôi là bà bây giờ bị chảy máu, mất máu nhiều lắm rồi, cần cho người vào để đưa bà ra.
Chúng tôi có ra trình bày với bảo vệ ở tầng một, nói là bà Đức gọi điện như thế, nhưng mà họ không nghe. Họ không trả lời và cũng không cho chúng tôi vào. Tình hình tôi chứng kiến là như thế.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Hà Huy Sơn.
Trước đây như chúng tôi đã đưa tin, vào ngày 18/5, một nhóm người lạ mặt tự xưng là « thương binh » đã xông vào nơi làm việc của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội. Họ hăm dọa tiến sĩ Diện, đòi ông phải gỡ bỏ các bài trên blog.
Còn sau buổi được Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội mời lên làm việc ngày 1/6 nói trên, Đài truyền hình Hà Nội đã và một vài tờ báo Việt Nam đã đưa thông tin là bà Lê Hiền Đức đã « gây rối » tại Sở này, « đập vỡ cửa kính và tự gây thương tích ở chân ». Cũng theo các cơ quan báo chí này, thì « lẽ ra công an phải bắt giữ bà theo quy định của pháp luật », nhưng do bà đang nằm bệnh viện nên sẽ « xử lý nghiêm » sau đó.
----------------------------------
TIN LIÊN QUAN
:
Nguyễn Đình Ấm: Cáo chung một thủa quyền uy (Bà đầm xòe)
Cháu ngoan Bác Hồ đã 82 tuổi còn đi gây rối ? Ghi chép dư
luận hè đường (Nguyễn Tường Thụy)
Khốn nạn thân các anh, đéo mẹ cha chúng nó
(Phương Bích)
LÃNH ĐẠO MÀ CỨ NHƯ ĐÀ ĐIỂU RÚC CÁT (Mai Xuân
Dũng)
THƯƠNG
QUÁ NHỮNG CỤ GIÀ VIỆT NAM (Huỳnh Ngọc Chênh). Cụ Tô Hải, cụ Lê Hiền Đức, cụ
Nguyễn Trọng Vĩnh
Bình Luận của Ba
Sàm :
(http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/04/tin-thu-hai-04-06-2012/)
Về vụ ở Sở 4T, có nhiều điều rất đáng bàn. Tạm vài gợi ý
để các công bộc tự soi lại mình:
1- Xảy ra ngay sau hành động gây rối của đám xã hội đen
đội lốt thương binh tại Viện Hán Nôm, cùng thái độ trái ngược của chính quyền,
báo chí, làm dư luận quá dễ nghi vấn họ “tuy hai mà một”.
2- Một cơ quan mang danh thanh tra, kiểm soát hoạt động
thông tin mà nhiều động thái khuất tất. Gửi giấy mời công dân mà địa chỉ ghi
không nhất quán, quấy rầy vô lối cơ quan khác, nội dung giấy mời không rõ ràng,
không có gì chứng tỏ TS Nguyễn Xuân Diện phải có mặt theo giấy mời đó.
3- Thành phần tiếp công dân không đúng như giấy mời ghi.
4- Hàng loạt sai sót đó, ẩn chứa đằng sau những nghi vấn,
thì không thể đòi hỏi công dân phải tuân thủ những yêu cầu của mình được.
5- Từ đó, TS NXD có quyền từ chối buổi làm việc, hoặc có
tham gia cũng buộc phải có người khác, không phải chỉ trợ giúp pháp lý, mà còn
là nhân chứng để đề phòng mọi rủi ro, như đã từng xảy ra ngay tại cơ quan công
quyền.
6- Họ thừa biết cụ Lê Hiền Đức là người mà cả xã hội, chính quyền và quốc tế ngưỡng mộ. Giữa lúc đang phát
động chỉnh đốn đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, thì càng phải
khích lệ, bảo vệ một con người như vậy. Nên bất luận nếu cụ vì bức xúc, có cử
chỉ không vừa ý mình, thì cũng không được phép có hành động bất nhã. Nhưng
những gì diễn ra trên thực tế, với thái độ chủ tâm quá rõ, như thể rình đối
tượng hở cơ là chộp để lật đổ một thần tượng chống tham nhũng, vốn đã bao năm đơn thương
độc mã trên mặt trận này, một con người hiếm hoi còn lại từng cận kề CTHCM
trong thời gian dài, thì rất khó biện minh rằng hành động đó không phải là đã
trắng trợn chống lại nghị quyết chỉnh đốn đảng và đợt học tập tấm gương đạo đức
HCM.
7- Với cấp trên của Sở 4T, nếu thực tâm muốn giữ cho đẹp
hình tượng chống tham nhũng quá hiếm hoi của cụ LHĐ để góp phần “quán triệt”
nghị quyết trung ương 4, thì với những gì diễn ra đêm 1/6, lẽ ra họ phải lập
tức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp khéo léo, tránh cho hình
ảnh cụ bị bôi lem. Thế nhưng mọi diễn biến đã ngược lại hoàn toàn.
8- Cách “vào cuộc” rất nhanh của 3 báo, đài HN và toàn bộ
nội dung trong đó minh chứng thêm 2 nhận xét trên. Lại thêm việc không đưa lên
mạng, rồi sau đó lại đưa lên theo kiểu lắt léo (đã
được bình luận tối qua) đoạn video “tố” cụ LHĐ của HTV càng dễ gây thêm
nhiều nghi vấn.
Hai bài trên An ninh
Thủ đô và Kinh
tế & Đô thị cố lờ đi tình tiết cụ Lê Hiền Đức là “ai”. Nếu cụ chỉ là
một công dân bình thường thì việc họ công phu đăng bài vở như vậy lại thành
không bình thường. Tại sao họ lờ đi? Bởi vì nếu kể công trạng cụ Đức, thì độc
giả, lâu nay vốn tin cụ, không còn mấy niềm tin chính quyền, sẽ rất dễ đặt dấu
hỏi cái gì đằng sau màn “đấu tố” này. Có lẽ đó cũng chính là lý do HTV đã giấu
đi bài đã phát trên đài, vì trong đó có đề cập chút ít về công trạng chống tiêu
cực của cụ.
9- Việc chỉ riêng báo Hà Nội mới không có bài “tố” cụ
LHĐ, nếu đúng có sự chỉ đạo thì không khéo lại “gậy ông đập lưng ông”, gây khó
chịu từ vài bộ phận, cá nhân liên quan đối với … chính “Thành ủy”.
10- Cuối cùng là vấn đề đạo đức và đạo lý. Không ít
người, từ Sở 4T cho tới 3 báo đài của HN cũng đều có con, cháu đang tuổi đi
học. Chắc ít nhiều họ cũng từng chịu khốn khổ vì những thói hư tật xấu tiêm
nhiễm vào con cháu mình. Nhưng có lẽ họ không nghĩ tới việc chính những thói hư
tật xấu đó là hệ quả từ những hành vi của những kẻ nắm chút quyền lực trong tay
lại bất nhẫn với người già, dùng thủ đoạn hiểm độc với những người dân không
răm rắp tuân theo mình, mà miệng thì luôn tụng niệm “là người đầy tớ …” và rao
giảng đạo đức cho con cháu ở nhà.
No comments:
Post a Comment