Friday 1 June 2012

BIỂN ĐỘNG : CANADA & VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG (James Manicom - Globe and Mail)




Biển động: Canada và vấn đề Biển Đông
James Manicom - (Viết riêng cho Globe and Mail)
01-06-2012

Trung Quốc và Philippines hiện đang kình chống nhau tại Scarborough Shoal (bãi cạn Hoàng Nham) trong đợt tranh chấp mới nhất giữa các quốc gia ven biển về chủ quyền và tài nguyên trong vùng biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Đang thay đổi tiêu điểm về phía châu Á, tranh chấp Biển Đông đương nhiên trở thành một thách đố cho Canada khi trở lại ràng buộc với khu vực này.

Mặc dù các nước bạn của Canada trong khu vực - Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ - không tuyên bố chủ quyền bất kỳ phần nào của Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], tất cả đang quan tâm về tình trạng giao tranh của Trung Quốc. Ngoài việc thách thức các tàu Việt Nam và Philippines, các tàu và máy bay Trung Quốc đã quấy rối tàu Mỹ hoạt động trong vùng biển Nam Trung Hoa. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia do đó lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách hạn chế sự đi lại của họ đến vùng biển Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền. Đìều khó hiểu là TQ tuyên bố số chủ quyền gần như trên toàn bộ khu vực từ vùng biển Hoàng Hải đến vùng biển ngoài khơi Indonesia, phía đông giáp Nhật Bản và Philippines.

Chính phủ Harper đã có một quyết định rõ ràng để giao dịch với các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang cố gắng để lợi dụng một nửa thứ hai của “Thế kỷ Á Châu.” Ottawa đã không giấu giếm khuynh hướng tập trung sự giao dịch này về mặt kinh tế như là một phần của chiến lược đa dạng hóa, ra khỏi ảnh hưởng của thị trường Mỹ.

Sự căng thẳng trong khu vực đang đe dọa lựa chọn của Ottawa. Hồ sơ ngoại giao đã có của Canada trong khu vực được tập trung vào việc hỗ trợ các sáng kiến
​​an ninh hàng hi trong khu vc Đông Nam Á. Canada có mt lch s vn động ngoi giao trong lĩnh vc này.

Canada đã đang giữ im lặng, tuy nhiên, trước những bùng nổ gần đây ở biển Đông Á. Sự im lặng này, nổi bật nhất tại Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái, khi các vấn đề an ninh hàng hải chi phối hẳn nghị trình. Sự im lặng của Canada lần này hoàn toàn trái ngược với những lời chỉ trích gay gắt trong các trường hợp ứng xử lệch lạc trước đây trong khu vực Đông Á: Bắc Hàn khai chiến chống lại Nam Hàn trong năm 2010 cũng như hồ sơ nhân quyền của Myanmar. Các nước bạn của Canada trong khu vực giải thích hành động của Trung Quốc như là một nỗ lực để hạn chế tự do hàng hải trong vùng biển Đông Á và làm suy yếu một trụ cột quan trọng của trật tự quốc tế.

Bất chấp những nỗ lực gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác đã tuyên bố chủ quyền trong vùng biển Nam Trung Hoa, mối quan tâm về vấn đề tự do hàng hải sẽ không giảm. Nhật Bản đang tìm hỗ trợ quốc tế càng nhiều càng tốt để giải thích luật hàng hải nhằm thay đổi ứng xử hiện nay của Trung Quốc. Logic này cũng được áp dụng vào việc ủng hộ việc Hoa Kỳ phê chuẩn Luật Biển. Các nước bạn trong vùng đàn đặt những áp lực ngoại giao ngầm đối với Canada để giải quyết sự khác biệt ngày càng tăng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và Hoa Kỳ về an ninh hàng hải và các vấn đề hàng hải trong khu vực Đông Á. Một lựa chọn cho Ottawa là ra một tuyên bố ngoại giao hỗ trợ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và nói rõ lập trường của Canada về quyền tự do hàng hải trên vùng biển trong khu vực. Ngoài một tuyên bố như vậy, Canada có thể tận dụng di sản là một đối tác đối thoại vô tư, có từ những năm 1990, một lần nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

Tuy nhiên, Ottawa dường như không sẵn sàng tham gia vào vấn đề an ninh không liên hệ đến Canada, đặc biệt là những câu hỏi về vấn đề an ninh xung quanh sự nổi lên của Trung Quốc. Hơn nữa, không giống như những năm 1990, Đông Nam Á bây giờ là nơi có nhiều cuộc đối thoại về các vấn đề hàng hải, dưới sự bảo trợ của Diễn đàn khu vực ASEAN và các tổ chức khác. Canada tham gia vào cuộc đối thoại khu vực bậc hai có thể sẽ được hoan nghênh, nhưng không còn quan trọng như vai trò ngày xưa Canada đã một lần trách nhiệm.

Trung Quốc đã xã hội hóa vào một số quy tắc quốc tế có lựa chọn, nhưng giống như tất cả các quốc gia khác, TQ sẽ đi chệch hướng để phục vụ lợi ích của riêng mình, đặc biệt khi lợi ích được xem là cốt lõi đang bị đe dọa. Do đó, có thêm ủng hộ của Canada trong vấn đề ở Biên Đông cũng chẳng thay đổi được ứng xủ của Trung Quốc. Thật vậy, tuyên bố ngoại giao ủng hộ vị trí của Nhật và Mỹ về vấn về Biển Nam Trung Hoa từ Canada có thể trong thực tế, lại củng cố chủ nghĩa dân tộc đang lên tại Trung Quốc, cho rằng các nước phương Tây đang tìm cách áp đặt ý của họ lên Trung Quốc. Vì vậy, chính sách tiếp tục mơ hồ của Canada về vấn đề Biển Nam Trung Hoa, dù có khó khăn, nhưng có thể là cách tốt nhất.

© DCVOnline

Nguồn: Troubled waters: Canada and the South China Sea. JAMES MANICOM. Special to Globe and Mail. Published Thursday, May. 31, 2012.



No comments:

Post a Comment

View My Stats