BBC
Cập nhật: 09:19 GMT - chủ nhật, 17 tháng 6, 2012
Nhà lãnh đạo
dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu rằng việc bà được trao
giải Nobel hòa bình vào năm 1991 đã làm cho bà cảm thấy ‘tồn tại
trở lại’ và giúp bà tin rằng tình cảnh của Miến Điện không bị cộng
đồng quốc tế lãng quên.
Phát biểu tại
thủ đô Oslo của Na Uy trong buổi lễ nhận giải muộn, bà nói sự ủng
hộ của các nước phương Tây đã góp phần vào những đổi thay tại Miến
Điện.
Bà Suu Kyi
được công bố thắng giải Nobel Hòa bình khi bà bị chế độ độc tài
quân sự quản chế. Khi đó, bà đã không đi đến Na Uy để nhận giải vì
lo sợ bà sẽ không thể trở về.
Chuyến đi châu
Âu của bà lần này với Oslo là một điểm dừng là lần đầu tiên bà
trở lại châu lục này kể từ năm 1988.
Hôm thứ Bảy
ngày 16/6, bà Suu Kyi đã gặp một số Miến kiều lưu vong và hiện đang
sinh sống tại Na Uy.
‘Mở cửa trái tim’
Mở đầu buổi
lễ trao giải, ông Thorbjorn Jagland, chủ tịch Ủy ban giải thưởng Nobel
của Na Uy, phát biểu:
“Bà Aung San
Suu Kyi thân mến, chúng tôi chờ đợi bà đã rất lâu. Tuy nhiên chúng tôi
ý thức được rằng sự chờ đợi của bà hoàn toàn khác biệt về bản
chất so với sự chờ đợi của chúng tôi.”
“Trong hoàn cảnh bị cô lập bà đã trở
thành tiếng nói của lương tâm cho toàn thể thế giới,” ông nói.
Jagland mô tả
bà Suu Kyi là ‘một món quà quý giá của cộng đồng quốc tế’.
Trong diễn văn
nhận giải, bà Suu Kyi nói bà biết tin mình được giải Nobel qua radio
và bà có cảm giác rằng đó không phải là sự thật.
Tuy nhiên đồng
thời tin tức này cũng ‘mở một cánh cửa trong tim tôi’.
“Trong suốt
những ngày tôi bị quản chế tại gia tôi nhiều lần có cảm giác rằng
mình không còn là một phần của thế giới thực,” bà nói.
“Đạt được
giải Nobel khiến cho tôi tồn tại trở lại. Nó đã đưa tôi trở lại với
cõi nhân sinh rộng lớn,” bà nói thêm.
Bà cũng nói
rằng giải Nobel Hòa bình của bà đã khiến thế giới quan tâm đến cuộc
đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền ở Miến Điện.
“Chúng tôi sẽ
không bị lãng quên,’ bà nói.
Bà mô tả
những cải cách gần đây ở Miến Điện là tích cực nhưng cũng cảnh báo
về ‘niềm tin mù quáng’.
“Đảng của tôi,
Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ, và bản thân tôi sẵn sàng đóng bất cứ
vai trò gì trong tiến trình hòa giải dân tộc,” bà phát biểu.
Bà cũng kêu
gọi thả tự do vô điều kiện các tù nhân chính trị và nói rằng ‘chỉ
một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều’.
Aung San Suu Kyi
cũng đề cập đến cuộc xung đột sắc tộc hiện nay ở Miến Điện và kết
thúc diễn văn rằng nhận giải Nobel Hòa bình đã củng cố niềm tin của
bà để phấn đấu vì hòa bình.
Chuyến đi châu
Âu kéo dài hai tuần của bà – được xem như là một cột mốc nữa trong
tiến trình cải cách chính trị của Miến Điện – bao gồm các điểm
dừng chân ở Anh, Thụy Sỹ, Ireland, Pháp và Na Uy.
Đây là lần
xuất ngoại thứ hai của bà sau chuyến đi Thái Lan hồi cuối tháng Năm
để dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á.
Các bài liên
quan
No comments:
Post a Comment