Saturday, 7 April 2012

TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ THANH SƠN (Phạm Phú Minh)


Phạm Phú Minh

Lời Tòa Soạn DĐTK:
Nhạc s
ĩ Thanh Sơn, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, vừa qua đời lúc 2 giờ 30 phút chiều ngày 4 tháng 4 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Ðịnh, Sài Gòn, hưởng thọ 74 tuổi.

Nhạc s
ĩ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện sinh năm 1938 tại Sóc Trăng.

Năm 1963, ông bắt
đầu nổi tiếng với ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng, các ca khúc sau đó của ông như Nhật Ký Ðời Tôi, Lưu Bút Ngày Xanh, Hát Nữa Ði Em, Phượng Buồn, Mùa Hoa Anh Ðào... nhanh chóng trở thành món ăn tinh thần cho thế hệ trẻ ngày ấy.

Sau năm 1975, ông chỉ s
áng tác dòng nhạc quê hương như: Hành Trình Trên Ðất Phù Sa, Hương Tóc Mạ Non, Áo Trắng Gò Công, Thương Về Cố Ðô... Tính cho đến nay, ông đã có khoảng 500 ca khúc.

Năm 2008, nhạc s
ĩ Thanh Sơn sang Hoa K tham dự chương trình thu hình trực tiếp của Trung Tâm Thúy Nga. Trong dịp này nhà báo Phạm Phú Minh của đài truyền hình VOCT tại Little Sài Gòn đã phỏng vấn ông. Để tưởng niệm nhạc sĩ Thanh Sơn đồng thời đem đến cho độc giả một số thông tin riêng tư liên quan đến việc sáng tác do chính ông tiết lộ, DĐTK xin đăng lại sau đây nguyên văn cuộc phỏng vấn này.


------------------------------------


Phạm Phú Minh: Thưa nhạc sĩ Thanh Sơn, trước hết xin anh cho biết đôi điều về anh, như học nhạc và sáng tác bao giờ, đã cống hiến bao nhiêu nhạc phẩm cho âm nhạc Việt Nam?

Nhạc s
ĩ Thanh Sơn: Thưa anh, từ năm 1955, hãy còn nhỏ, tôi bắt đầu học nhạc với thầy Võ Đức Phấn tại quê tôi, tỉnh Sóc Trăng. Đến năm 1958 thầy Phấn qua đời, tôi không có thầy nào để tiếp tục việc học nhạc. Lên Sài Gòn, tôi tìm đến học thầy Lê Thương rồi thầy Dương Thiệu Tước. Năm 1959 tôi có tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Sài Gòn tổ chức và đoạt giải nhứt, nhưng tôi nghĩ nghề ca hát một sớm một chiều rồi sẽ mai một đi, nên tôi xoay qua sáng tác.

B
ài hát đầu tiên tôi viết là bài Tình Học Sinh, không được đón nhận mấy, không ai biết đến nhiều. Mãi đến năm 1962 tôi sáng tác bài Lưu Bút Ngày Xanh, được nhiều người lưu ý, hứng chí, tôi viết tiếp Nỗi Buồn Hoa Phượng vào năm 1963. Nhạc phẩm được tung ra, ca sĩ Thanh Tuyền là người đầu tiên hát bài này, bài hát nhanh chóng được nhiều người biết đến và ưa thích. Từ đó và có lẽ đến cả bây giờ, bài Nỗi Buồn Hoa Phướng gắn liền với tên Thanh Tuyền, hễ nhắc đến Nỗi Buồn Hoa Phượng người ta lại nhớ đến Thanh Tuyền, và ngược lại.

Từ nội dung
học sinh”, tôi thử nghiệm tiến vào dòng nhạc trữ tình và nhạc quê hương. Có thể nói tôi đã thành công hoàn toàn với hai dòng nhạc này. Nhìn lại thì đời sáng tác của tôi có ba dòng nhạc chính: học sinh, trữ tình và quê hương.

Phạm Ph
ú Minh: Thưa anh, bài Nỗi Buồn Hoa Phượng đã nhiều lần được trình diễn dưới hình thức tân cổ giao duyên, tức là hát xen kẽ với những câu vọng cổ viết về cùng một đề tài. Anh có thể cho biết có phải chính âm điệu của Nỗi Buồn Hoa Phượng cũng có phảng phất hơi hướng của dân nhạc miền Nam?

Nhạc s
ĩ Thanh Sơn: Tôi là người sanh ra và lớn lên tại miền Nam, tại tỉnh Sóc Trăng. Trong dòng máu của tôi chịu ảnh hưởng của cải lương rất nhiều, đương nhiên ảnh hưởng đó có mặt trong sáng tác của tôi.

Phạm Ph
ú Minh: Một tác phẩm khác của anh cũng rất nổi tiếng và cũng viết về một loài hoa, đó là bài Mùa Hoa Anh Đào. Ai cũng biết anh đào là loài hoa quốc hồn quốc túy của xứ Nhật Bản, và không lấy làm ngạc nhiên là anh đã dùng dân nhạc Nhật để làm nền trong bài này. Thưa anh, xin anh cho biết anh có liên hệ với Nhật Bản hoặc là âm nhạc Nhật như thế nào?

Nhạc s
ĩ Thanh Sơn: Câu chuyện cũng bình thường thôi. Năm 1960 tôi lấy vợ, vợ tôi lúc ấy 19 tuổi, rất giống người Nhật. Vào năm 1962, một hôm tôi nói với vợ rằng anh muốn sáng tác một bài tặng em. Tôi vốn thích hoa anh đào qua phim ảnh, và cũng có nghe nhạc Nhật nhiều. Do ảnh hưởng đó, tôi viết Mùa Hoa Anh Đào để tặng bài xã. Khi đưa ra phổ biến thì bài nhạc nhanh chóng được nhiều người ưa thích, tôi nói với bà xã: Tác phẩm anh làm tặng em mà bây giờ người ta hát quá nhiều, vậy là vợ chồng mình thành công trong bài hát này rồi!

Phạm Ph
ú Minh: Cả hai bài vừa nêu, Nỗi Buồn Hoa Phượng và Mùa Hoa Anh Đào đều viết về hai loại hoa của hai mùa tươi đẹp nhất trong năm là mùa Xuân và mùa Hè. Thế nhưng cả hai bài đều không đề cập tới sự tươi sáng rực rỡ của thiên nhiên, trái lại đều dùng hoa để khơi lên một nỗi buồn, cả lời và nhạc đều nói đến những nỗi niềm nhớ tiếc vì sự cách biệt. Thưa anh, anh nghĩ sao về nhận xét này, phải chăng anh là người rất yêu hoa và thích mượn hoa để nói lên cái tình của mình?

Nhạc s
ĩ Thanh Sơn: Thưa anh, năm 1953 tôi có một cô bạn học chung tại lớp Đệ Ngũ ở Sóc Trăng. Cô ấy tên là Nguyễn Thị Hoa Phượng. Một buổi tối Hoa Phượng tới nhà tôi để từ giã, vì ngày mai cô sẽ theo gia đình chuyển về Sài Gòn. Ba cô ấy là công chức, thỉnh thoảng lại phải đổi chỗ làm việc. Tôi rất buồn, nói từ nay tôi và Hoa Phượng phải xa nhau rồi. Cô ta nói: Không sao đâu anh, mỗi năm tới mùa hè, anh thấy hoa phượng nở thì nhớ tới em, đủ rồi. Câu chuyện chỉ tới đó thôi. Mãi sau này lớn lên, biết viết nhạc, một hôm chợt nhớ tới người bạn xưa, nhớ tới câu nói của cô ta, nên tôi viết nên bài Nỗi Buồn Hoa Phượng.

Phạm Ph
ú Minh: Đó là nhạc học sinh. Bây giờ xin anh nói về nhạc trữ tình và nhạc quê hương.

Nhạc s
ĩ Thanh Sơn: Sau khi thành công với chủ đề học sinh, tôi bước sang nhạc trữ tình, mà bài đầu tiên chính là Mùa Hoa Anh Đào, rồi đến Mười Năm Tái Ngộ, Nhật Ký Đời Tôi v.v Nhạc trữ tình được tiếp nhận tốt đẹp, tôi bước một bước nữa sang nhạc quê hương. Bài đầu tiên là bài Ngợi Ca Quê Hương, rồi mấy chục bài tiếp theo đều thành công.

Sau 1975, một số nhạc phẩm của t
ôi bị cấm hát ở Việt Nam, như các bài Mười Năm Tái Ngộ, Hận Tha La, Những Vùng Đất Mang Tên Anh v.v Nhưng cũng sau 75 tôi sáng tác tập nhạc Hành Trình Trên Đất Phù Sa gồm 27 bài. Vì sao lại 27? Vì 2 cộng với 7 là 9 (2+7=9), con số 9 tượng trưng cho Cửu Long, chín dòng của sông Mekong chảy ra biển. Trong tập này tôi sáng tác cho mỗi tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long một bài. Từ Long An đến Gò Công, Mỹ Tho, Cà Mau… không tỉnh nào thiếu. Viết xong tập này tôi rất mãn nguyện. Hay dở không biết thế nào, nhưng làm xong việc này tôi thấy vui mừng và hãnh diện, vì đây là công việc từ trước tới giờ chưa ai làm.

D
ân miền Tây rất thực thà, hiền lành và hiếu khách. Tỉnh nào đối với tôi cũng là quê hương của tôi hết, tuy quê thật của tôi là Sóc Trăng, như anh đã biết.

Phạm Ph
ú Minh: Xin cám ơn nhạc sĩ Thanh Sơn đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi tuy ngắn ngủi nhưng nhiều tình tiết thú vị hôm nay.
Description: http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

--------------------------------------




.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats