04/12/2012
Chúng ta đang trong tháng tư của năm 2012. Những ngày trong tháng 4 của năm 1975 là những ngày không thể quên. Khi đất nước chuyển mình đau đớn, khi hàng triệu người chạy từ các tỉnh miền Trung để vào Sài Gòn, vào một thành trì cuối cùng của tự do.
Chạy vào Sài Gòn lúc đó là để thoát gọng kìm tiến quân của quân lực Bắc Việt. Chạy vào Sài Gòn là để chiến đấu cho tự do.
Và rồi Sài Gòn sụp đổ.
Dưới mắt thi ca, sau này trong một bài thơ nhan đề “Tạ lỗi Trường Sơn,” nhà thơ Đỗ Trung Quân năm 1982 đã viết, trích:
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa !!!
(Tạ lỗi Trường Sơn – Đỗ Trung Quân, 1982 -- trích từ trang của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa !!!
(Tạ lỗi Trường Sơn – Đỗ Trung Quân, 1982 -- trích từ trang của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)
Cũng trên trang web vừa nêu, nhà bình luận Đặng Tiến năm 2005 đã viết bài “Nguyễn Bắc Sơn,” một nhà thơ xuất thân từ quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Nhà thơ có cha là phía Bắc Quân.
Nhà bình luận Đặng tiến viết, trích:
“... Nơi Nguyễn Bắc Sơn có thể còn lý do riêng: thân phụ anh đi kháng chiến chống Pháp, tập kết ra Bắc. Có thể ông lại vào Nam chiến đấu, và khách quan, có khả năng là đối tượng trước mũi súng Nguyễn Bắc Sơn, và anh khó bề dễ dàng, an nhiên “nhắm thẳng đầu thù mà bắn” như một khẩu hiệu có từ 1964.
Trong thực tế, ông cụ đã vào Nam chiến đấu “phía bên kia”, cùng trong một địa bàn với con, ở cương vị phó chủ nhiệm cục chính trị quân khu 6. Trung ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa có lẽ cũng biết được nên đã đưa Nguyễn Bắc Sơn ra đơn vị chiến đấu. Sau ngày kết thúc chiến tranh, người cha đã trở về đoàn tụ với gia đình, trên cấp bực đại tá quân đội nhân dân. Ông có bao che cho con cái và bạn bè của con, trong cùng cảnh ngộ, như Lê Mai Lĩnh bị tù cải tạo đến cuối 1983, gần đây còn chân thành kể lại.
Ông cụ qua đời trong một tai nạn xe hơi đã gây nhiều nghi vấn. Nguyễn Bắc Sơn có làm bài thơ nhớ bố:
Bố tôi qua đời đúng năm năm
Tôi viết thơ này
Để tâm sự cùng người khuất núi
Bố tôi ước mơ làm cho loài người sung sướng
Và thế là ông từ tuổi thanh xuân
Cùng bạn bè đi làm cách mạng
Ông càng làm cách mạng chừng nào
Thì loài người càng thêm sặc máu...” (hết trích)
Tôi viết thơ này
Để tâm sự cùng người khuất núi
Bố tôi ước mơ làm cho loài người sung sướng
Và thế là ông từ tuổi thanh xuân
Cùng bạn bè đi làm cách mạng
Ông càng làm cách mạng chừng nào
Thì loài người càng thêm sặc máu...” (hết trích)
Nhà bình luận Đặng tiến ca ngợi Nguyễn Bắc Sơn:
“Tác phẩm Nguyễn Bắc Sơn, bên dưới những chứng từ lịch sử, là những bài thơ hay, trong lối văn “thốn tâm thiên cổ ”.
Tấc lòng lưu vọng ngàn năm.”
Có phải cuộc chiến phải có những kết thúc như thế:
“Ông càng làm cách mạng chừng nào
Thì loài người càng thêm sặc máu...”
Những câu hỏi này chắc chắn là sẽ lưu vọng ngàn năm vậy...
.
.
.
No comments:
Post a Comment