16-04-2012
Lọc dầu Dung Quất cần 1,5 – 2 tỷ USD để mở rộng, nâng cấp
Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam do Tập đoàn “Anh Cả Đỏ” PetroVietnam thực hiện trị giá hơn 3,5 tỷ USD đã phá mọi kỷ lục thế giới về tỷ suất đầu tư cao (gấp 3-4 lần suất đầu tư trung bình cho nhà máy lọc dầu tương đương của thế giới), về thời gian thực hiện kéo dài lê thê gần 20 năm (nếu tính cả nhà máy lọc dầu ở Tuy Hạ, Long Thành thì là gần 30 năm), và về số đối tác chính thay nhau tham gia thiết kế, thi công dự án (từ Total của Pháp, đến Zarubezneft của Nga rồi tổ hợp Technip-JGC của Pháp và Nhật), về vị trí vô lý phi kinh tế xa các trung tâm kinh tế công nghiệp vốn được chọn chỉ bằng ý chí chính trị…Nhưng cái bất hạnh của dân Việt Nam với dự án này còn chưa dừng ở đó, nó sẽ vẫn còn là nỗi đau phải chữa trị của nước ta, là cái giá đắt dân ta phải trả cho những sai lầm lớn của PetroVietnam khi thực hiện dự án.
Những sai lầm lớn đó vẫn đang được PetroVietnam cố tình che giấu để xóa dần đi trong vài thập niên tới bằng đồng tiền thuế của người dân Việt Nam…
Không cam lòng tiếp tục thụ động nhìn cảnh một nhóm bè lũ lợi ích lừa bip và ăn cắp của cải công sức của cả hơn 80 triệu dân Việt còn đang phải vất vả kiếm ăn hàng ngày, tôi quyết định gửi bài này lên Dân Luận và Bauxite Việt Nam để toàn dân cùng biết.
Sai lầm lớn đầu tiên của PetroVietnam nằm ngay trong luận chứng kinh tế kỹ thuật: NGUỒN DẦU THÔ?
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% là dầu ngọt Bạch Hổ (có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp), vốn không ăn mòn phá hủy thiết bị.
Nhưng nay dầu Bạch Hổ đã giảm sản lượng, không đủ cung cấp cho nhà máy và sẽ nhanh chóng dần hết hẳn trong vài năm tới, nên PetroVietnam ngay từ năm đầu tiên đã và đang phải đi nhập dầu thô khác cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tuy nhiên, nhập dầu ngọt để chế biến rất khó, vì hiếm, không có nguồn nhập ổn định. Nếu nhập từ Trung đông về thì rất phi kinh tế. Bản thân dầu thô ngọt như dầu Bạch Hổ đã là hiếm và PetroVietnam chỉ bán cho các khách hàng (chủ yếu là Nhật) để dùng làm nhiên liệu (phát điện) với giá cao, vì không cần qua chế biến.
Cũng vì thế, nhập dầu ngọt về nhà máy Dung Quất để chế biến là rất đắt đỏ, nên không kinh tế. Nếu nhập dầu ngọt từ xa về chế biến thành các sản phẩm dầu của nhà máy Dung Quất sẽ bị lỗ hàng vài trăm nghìn đôla mỗi ngày. Với công suất hiện nay, khoảng 6,5 triệu tấn/năm hay gần 20,000t/ngày, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ khoảng nửa triệu USD/ngày, lỗ vài trăm triệu USD mỗi năm.
Hiện nay dầu ngọt từ Bạch Hổ về không đủ và PetroVietnam đã phải nhập dầu chua từ nơi khác về pha trộn với dầu ngọt rồi chế biến để đảm bảo công suất và sản lượng được giao (và ép Petrolimex phải tiêu thụ vì Petrolimex có thể nhập dầu tốt hơn với giá rẻ hơn dầu Dung Quất), bất chấp hiệu quả kinh tế và rất nhiều rủi ro kỹ thuật, thêm vào đó là chất lượng các sản phẩm cuối cùng cũng của nhà máy lọc dầu Dung Quất không bảo đảm nên càng khó tiêu thụ.
Có nghĩa là, anh cả đỏ PetroVietnam đã bỏ ra 3,5 tỷ USD của nhà nước để đầu tư một nhà máy mà nếu khai thác nó đúng theo thiết kế và công suất, nhà nước ta sẽ phải chịu lỗ thêm 300-500 triệu USD/năm nữa! Nếu không có 500 triệu USD nữa hàng năm thì… hãy vất bỏ 3,5 tỷ USD đã đầu tư đi!?
Đó là sai lầm kinh khủng thứ nhất của PetroVietnam trong việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án – cái luận chứng mà nhìn qua đã thấy nó bất chấp mọi cơ sở kinh tế và kỹ thuật sơ đẳng nhất.
Đáng tiếc và đáng mừng là đây là công trình thực hiện theo ý chí tập thể dân chủ đảng lãnh đạo, nên sẽ chẳng tìm ra ai chịu trách nhiệm việc này, chỉ toàn những người có công giấu diếm việc này giúp đảng cho nó khỏi bung ra trước nhân dân thôi.
Do nhà máy được thiết kế hoàn toàn chỉ cho dầu ngọt, lại phải dùng để chế biến dầu chua (vốn có hàm lượng lưu huỳnh cao) nên vấn đề vận hành, khai thác nhà máy “mới tinh” hiện nay đã trở nên rất nguy hiểm về kỹ thuật và an toàn, dù nhà máy mới đi vào khai thác hơn một năm.
Chỉ một thời gian ngắn, toàn bộ các hệ thống van, bơm, đường ống và các thiết bị khác đã và sẽ bị lưu huỳnh trong đầu chua phá hủy từ bên trong, khiến chi phí khai thác, bảo dưỡng nhà máy lên rất cao.
Thực chất, nhà máy Dung Quất cần phải được hoán cải nâng cấp để có thể chế biến dâu thô chua (thì mới kinh tế và an toàn), nhưng vì PetroVietnam đã đầu tư quá lớn, khoảng 3,5 tỷ USD cho nhà máy công suất chỉ 6,5 triệu Tấn dầu thô ngọt/năm (trong khi, theo Petromines, suất đầu tư trung bình hiện nay trên thế giới chỉ là khoảng 1,2 tỷ USD cho nhà máy 10 triệu tấn/năm), nên PetroVietnam không thể có lý do gì để xin tiền chính phủ cho việc hoán cải năng cấp rất cần thiết mà khó nói ra này, chỉ vì PetroVietnam đã đầu tư sai nhà máy trị giá 3,5 tỷ USD mà vẫn không thể khai thác hiệu quả!
Chả lẽ lại: “Báo cáo thủ tướng, chúng em lỡ đầu tư sai (xài hết) 3,5 tỷ USD cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất rồi mà chưa xong, chưa thể khai thác được. Thủ tường duyệt cho em thêm 1-2 tỷ USD để hoán cái nâng cấp nó thì em móí đảm bảo hàng năm có 6,5 triệu tấn sản phẩm xăng dầu nhãn hiệu VN cho nội địa”? Đó là cái sai lớn thứ hai của PetroVietnam: CÁI SAI GIẤU TỘI!
Thay vì đối diện sai lầm trên để xử lý vượt qua, dân ta chỉ thấy PetroVietnam báo công rầm rộ với đảng với dân rằng nhà máy lọc dầu Dung Quất mới 1 năm nay đã có doanh thu khủng là… (PetroVietnam tính luôn giá dầu thô đầu vào trong doanh thu của NM Dung Quất để báo cáo, trong khi doanh thu thuần của nhà máy lọc dầu chỉ là giá gia công dầu thô, chừng 20-30 USD/tấn cho sản lượng 6,5 triệu tấn/năm chỉ là khoảng 180 triệu USD/năm, chưa đủ cho PetroVietnam trang trải chi phí vận hành nhà máy).
Hay là các bác bên trên biết cả rồi, nhưng vì đã cùng chung chia phần trong cái 3,5 tỷ USD kia rồi nên họ đang cùng nhau tìm cách lấp liếm?
Để cứu vãn tình hình, Tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất VN ta – anh cả đỏ PetroVietnam đang cố gẳng “đẩy nhanh” nhà máy sang giai đoạn II mở rộng công suất nhà máy lên thành 10-12 triệu tấn/năm vốn dự kiến sau ít nhất 5-10 năm khai thác nhà máy giai đoạn I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay – hòng có tiền cho việc hoán cải nâng cấp cần thiết trên. Nếu dự án mở rộng được vẽ ra là cần 1-2 tỷ USD nữa thì còn phải cộng thêm 0,5-1,0 tỷ USD cho hoán cải nâng cấp thiết bị ngọt thành chua nữa. Nghe nó mới chua làm sao! Cứ như chúng ta đang nói đến tỷ đôla của Zambabê hay Mozămbic!
Như vậy, chi phí để nâng cấp nhà máy Dung Quất sao cho có thể chế biến dầu chua, dự kiến khoảng 0,5 -1,0 tỷ USD sẽ phải nằm “phục” trong vốn đầu tư mở rộng nhà máy sắp tới để chính phủ duyệt (mà chính phủ sẽ phải không biết?)!
Đó sẽ là sai lầm lớn thứ ba, sai lầm kép: LỪA DỐI CẤP TRÊN (ở đây có thể sẽ là chính phủ, sic), và nhập nhèm trong công việc dự toán công trình với các đối tác bên ngoài và các đơn vị nội bộ bên trong. Đúng là con voi, hay ở đây là cả đàn voi, cũng chui qua cái kim, đơn giản! Có việc gì mà Tập đoàn anh cả đỏ PetroVietnam không làm được hay không dám làm nhỉ?
Nhưng nếu không mở rộng nhà máy Dung Quất gấp thì sao? Thì nó sẽ sụp! (hoặc sẽ nổ tung!). Vì thiết bị nào cũng có những cái vòng bi, gioăng đệm cao su, sắt thép, hợp kim… chỉ chịu được dầu ngọt Bạch Hổ thôi. Khi làm việc với dầu chua chúng vận hành “xì xụp” thì khả năng sẽ gây ra cháy nổ và các loaị sự cố rất cao… Giống như nhà máy nước ngọt Thủ Đức vốn lấy nước ngọt sông Đồng Nai đem lọc và khử tạp chất rồi cung cấp cho Tp.HCM nay lại phải lọc nước ngọt từ nước biển Vũng Tàu vậy – mọi thứ sẽ bị han rỉ nhanh chóng vì nước biển, và chuyện sẽ xảy ra tương tự như đang xảy ra ở nhà máy lọc dầu Dung Quất của PetroVietnam, nhưng tất nhiên ở Dung Quất nguy hiểm hơn nhiều.
Nhưng rồi PetroVietnam cũng sẽ có số tiền X + Y cho cả hoán cải và mở rộng nhà máy Dung Quất thôi, thêm có vài ba tỷ USD nữa ấy mà!
Để có tầu cao tốc chả biết sẽ lợi lộc cho mấy bà mẹ đi chợ và bao nhiêu trẻ em đi học mà Chính phủ còn sẵn sàng chi hàng trăm tỷ USD của dân cơ mà!
PetroVietnam sẽ báo cáo chính phủ và quốc hội rằng vận hành nhà máy Dung Quất sau giai đoan I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay đã lãi lắm rồi – như chúng em đã báo cáo! (thực ra là chúng em đã nói láo!), nhưng chỉ cần thêm 2-3 tỷ USD nữa là có công suất gần gấp đôi và lãi thì gấp ba gấp bốn?! (chúng em lại xin nói láo tập thể tiếp!)… Chính phủ nào nghe mà chẳng ham, nhất là cái chính phủ ta – toàn các chuyên gia nói láo với dân! “Vì lợi dân, vì ích nước” thì chuyện gì chính phủ ta chẳng dám làm!
Và thế là nỗi đau nhức nhối mang nhức tên nhà máy lọc dầu Dung Quất – PetroVietnam của dân Việt vẫn cứ bị che đậy kín và cứ thể sẽ tiếp diễn dài dài, trong vài chục năm nữa. Thế là Quốc Hội và chính phủ ta sẽ vẫn tiếp tục để PetroVietnam phạm những sai lầm “tập thể” và lừa dối “tập thể” cả đất nước ta, chỉ vì vài vị trong chính phủ và quốc hội lỡ há miệng mắc đôla?
Tiền vay để có nhà máy lọc dầu Dung Quất 3,5 tỷ USD nước ta chưa kịp trả cent nào thì chính phủ sẽ lại vay cho PetroVietnam thêm 2-3 tỷ USD nữa.
Chỉ có dân Việt ta là cứ è cổ ra mà trả nợ, đến đời con, đời cháu chúng ta còn chưa trả xong đâu!
Và Đảng còn bắt dân ta phải biết ơn đảng và PetroVietnam vì thầy trò họ đã cống hiến cho đất nước cái nhà máy lọc dầu Dung Quất hoành tráng ấy!
Ôi, dân Việt đau thương! Chúng ta có quyền được biết những điều trên!
Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam do Tập đoàn “Anh Cả Đỏ” PetroVietnam thực hiện trị giá hơn 3,5 tỷ USD đã phá mọi kỷ lục thế giới về tỷ suất đầu tư cao (gấp 3-4 lần suất đầu tư trung bình cho nhà máy lọc dầu tương đương của thế giới), về thời gian thực hiện kéo dài lê thê gần 20 năm (nếu tính cả nhà máy lọc dầu ở Tuy Hạ, Long Thành thì là gần 30 năm), và về số đối tác chính thay nhau tham gia thiết kế, thi công dự án (từ Total của Pháp, đến Zarubezneft của Nga rồi tổ hợp Technip-JGC của Pháp và Nhật), về vị trí vô lý phi kinh tế xa các trung tâm kinh tế công nghiệp vốn được chọn chỉ bằng ý chí chính trị…Nhưng cái bất hạnh của dân Việt Nam với dự án này còn chưa dừng ở đó, nó sẽ vẫn còn là nỗi đau phải chữa trị của nước ta, là cái giá đắt dân ta phải trả cho những sai lầm lớn của PetroVietnam khi thực hiện dự án.
Những sai lầm lớn đó vẫn đang được PetroVietnam cố tình che giấu để xóa dần đi trong vài thập niên tới bằng đồng tiền thuế của người dân Việt Nam…
Không cam lòng tiếp tục thụ động nhìn cảnh một nhóm bè lũ lợi ích lừa bip và ăn cắp của cải công sức của cả hơn 80 triệu dân Việt còn đang phải vất vả kiếm ăn hàng ngày, tôi quyết định gửi bài này lên Dân Luận và Bauxite Việt Nam để toàn dân cùng biết.
Sai lầm lớn đầu tiên của PetroVietnam nằm ngay trong luận chứng kinh tế kỹ thuật: NGUỒN DẦU THÔ?
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% là dầu ngọt Bạch Hổ (có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp), vốn không ăn mòn phá hủy thiết bị.
Nhưng nay dầu Bạch Hổ đã giảm sản lượng, không đủ cung cấp cho nhà máy và sẽ nhanh chóng dần hết hẳn trong vài năm tới, nên PetroVietnam ngay từ năm đầu tiên đã và đang phải đi nhập dầu thô khác cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tuy nhiên, nhập dầu ngọt để chế biến rất khó, vì hiếm, không có nguồn nhập ổn định. Nếu nhập từ Trung đông về thì rất phi kinh tế. Bản thân dầu thô ngọt như dầu Bạch Hổ đã là hiếm và PetroVietnam chỉ bán cho các khách hàng (chủ yếu là Nhật) để dùng làm nhiên liệu (phát điện) với giá cao, vì không cần qua chế biến.
Cũng vì thế, nhập dầu ngọt về nhà máy Dung Quất để chế biến là rất đắt đỏ, nên không kinh tế. Nếu nhập dầu ngọt từ xa về chế biến thành các sản phẩm dầu của nhà máy Dung Quất sẽ bị lỗ hàng vài trăm nghìn đôla mỗi ngày. Với công suất hiện nay, khoảng 6,5 triệu tấn/năm hay gần 20,000t/ngày, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ khoảng nửa triệu USD/ngày, lỗ vài trăm triệu USD mỗi năm.
Hiện nay dầu ngọt từ Bạch Hổ về không đủ và PetroVietnam đã phải nhập dầu chua từ nơi khác về pha trộn với dầu ngọt rồi chế biến để đảm bảo công suất và sản lượng được giao (và ép Petrolimex phải tiêu thụ vì Petrolimex có thể nhập dầu tốt hơn với giá rẻ hơn dầu Dung Quất), bất chấp hiệu quả kinh tế và rất nhiều rủi ro kỹ thuật, thêm vào đó là chất lượng các sản phẩm cuối cùng cũng của nhà máy lọc dầu Dung Quất không bảo đảm nên càng khó tiêu thụ.
Có nghĩa là, anh cả đỏ PetroVietnam đã bỏ ra 3,5 tỷ USD của nhà nước để đầu tư một nhà máy mà nếu khai thác nó đúng theo thiết kế và công suất, nhà nước ta sẽ phải chịu lỗ thêm 300-500 triệu USD/năm nữa! Nếu không có 500 triệu USD nữa hàng năm thì… hãy vất bỏ 3,5 tỷ USD đã đầu tư đi!?
Đó là sai lầm kinh khủng thứ nhất của PetroVietnam trong việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án – cái luận chứng mà nhìn qua đã thấy nó bất chấp mọi cơ sở kinh tế và kỹ thuật sơ đẳng nhất.
Đáng tiếc và đáng mừng là đây là công trình thực hiện theo ý chí tập thể dân chủ đảng lãnh đạo, nên sẽ chẳng tìm ra ai chịu trách nhiệm việc này, chỉ toàn những người có công giấu diếm việc này giúp đảng cho nó khỏi bung ra trước nhân dân thôi.
Do nhà máy được thiết kế hoàn toàn chỉ cho dầu ngọt, lại phải dùng để chế biến dầu chua (vốn có hàm lượng lưu huỳnh cao) nên vấn đề vận hành, khai thác nhà máy “mới tinh” hiện nay đã trở nên rất nguy hiểm về kỹ thuật và an toàn, dù nhà máy mới đi vào khai thác hơn một năm.
Chỉ một thời gian ngắn, toàn bộ các hệ thống van, bơm, đường ống và các thiết bị khác đã và sẽ bị lưu huỳnh trong đầu chua phá hủy từ bên trong, khiến chi phí khai thác, bảo dưỡng nhà máy lên rất cao.
Thực chất, nhà máy Dung Quất cần phải được hoán cải nâng cấp để có thể chế biến dâu thô chua (thì mới kinh tế và an toàn), nhưng vì PetroVietnam đã đầu tư quá lớn, khoảng 3,5 tỷ USD cho nhà máy công suất chỉ 6,5 triệu Tấn dầu thô ngọt/năm (trong khi, theo Petromines, suất đầu tư trung bình hiện nay trên thế giới chỉ là khoảng 1,2 tỷ USD cho nhà máy 10 triệu tấn/năm), nên PetroVietnam không thể có lý do gì để xin tiền chính phủ cho việc hoán cải năng cấp rất cần thiết mà khó nói ra này, chỉ vì PetroVietnam đã đầu tư sai nhà máy trị giá 3,5 tỷ USD mà vẫn không thể khai thác hiệu quả!
Chả lẽ lại: “Báo cáo thủ tướng, chúng em lỡ đầu tư sai (xài hết) 3,5 tỷ USD cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất rồi mà chưa xong, chưa thể khai thác được. Thủ tường duyệt cho em thêm 1-2 tỷ USD để hoán cái nâng cấp nó thì em móí đảm bảo hàng năm có 6,5 triệu tấn sản phẩm xăng dầu nhãn hiệu VN cho nội địa”? Đó là cái sai lớn thứ hai của PetroVietnam: CÁI SAI GIẤU TỘI!
Thay vì đối diện sai lầm trên để xử lý vượt qua, dân ta chỉ thấy PetroVietnam báo công rầm rộ với đảng với dân rằng nhà máy lọc dầu Dung Quất mới 1 năm nay đã có doanh thu khủng là… (PetroVietnam tính luôn giá dầu thô đầu vào trong doanh thu của NM Dung Quất để báo cáo, trong khi doanh thu thuần của nhà máy lọc dầu chỉ là giá gia công dầu thô, chừng 20-30 USD/tấn cho sản lượng 6,5 triệu tấn/năm chỉ là khoảng 180 triệu USD/năm, chưa đủ cho PetroVietnam trang trải chi phí vận hành nhà máy).
Hay là các bác bên trên biết cả rồi, nhưng vì đã cùng chung chia phần trong cái 3,5 tỷ USD kia rồi nên họ đang cùng nhau tìm cách lấp liếm?
Để cứu vãn tình hình, Tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất VN ta – anh cả đỏ PetroVietnam đang cố gẳng “đẩy nhanh” nhà máy sang giai đoạn II mở rộng công suất nhà máy lên thành 10-12 triệu tấn/năm vốn dự kiến sau ít nhất 5-10 năm khai thác nhà máy giai đoạn I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay – hòng có tiền cho việc hoán cải nâng cấp cần thiết trên. Nếu dự án mở rộng được vẽ ra là cần 1-2 tỷ USD nữa thì còn phải cộng thêm 0,5-1,0 tỷ USD cho hoán cải nâng cấp thiết bị ngọt thành chua nữa. Nghe nó mới chua làm sao! Cứ như chúng ta đang nói đến tỷ đôla của Zambabê hay Mozămbic!
Như vậy, chi phí để nâng cấp nhà máy Dung Quất sao cho có thể chế biến dầu chua, dự kiến khoảng 0,5 -1,0 tỷ USD sẽ phải nằm “phục” trong vốn đầu tư mở rộng nhà máy sắp tới để chính phủ duyệt (mà chính phủ sẽ phải không biết?)!
Đó sẽ là sai lầm lớn thứ ba, sai lầm kép: LỪA DỐI CẤP TRÊN (ở đây có thể sẽ là chính phủ, sic), và nhập nhèm trong công việc dự toán công trình với các đối tác bên ngoài và các đơn vị nội bộ bên trong. Đúng là con voi, hay ở đây là cả đàn voi, cũng chui qua cái kim, đơn giản! Có việc gì mà Tập đoàn anh cả đỏ PetroVietnam không làm được hay không dám làm nhỉ?
Nhưng nếu không mở rộng nhà máy Dung Quất gấp thì sao? Thì nó sẽ sụp! (hoặc sẽ nổ tung!). Vì thiết bị nào cũng có những cái vòng bi, gioăng đệm cao su, sắt thép, hợp kim… chỉ chịu được dầu ngọt Bạch Hổ thôi. Khi làm việc với dầu chua chúng vận hành “xì xụp” thì khả năng sẽ gây ra cháy nổ và các loaị sự cố rất cao… Giống như nhà máy nước ngọt Thủ Đức vốn lấy nước ngọt sông Đồng Nai đem lọc và khử tạp chất rồi cung cấp cho Tp.HCM nay lại phải lọc nước ngọt từ nước biển Vũng Tàu vậy – mọi thứ sẽ bị han rỉ nhanh chóng vì nước biển, và chuyện sẽ xảy ra tương tự như đang xảy ra ở nhà máy lọc dầu Dung Quất của PetroVietnam, nhưng tất nhiên ở Dung Quất nguy hiểm hơn nhiều.
Nhưng rồi PetroVietnam cũng sẽ có số tiền X + Y cho cả hoán cải và mở rộng nhà máy Dung Quất thôi, thêm có vài ba tỷ USD nữa ấy mà!
Để có tầu cao tốc chả biết sẽ lợi lộc cho mấy bà mẹ đi chợ và bao nhiêu trẻ em đi học mà Chính phủ còn sẵn sàng chi hàng trăm tỷ USD của dân cơ mà!
PetroVietnam sẽ báo cáo chính phủ và quốc hội rằng vận hành nhà máy Dung Quất sau giai đoan I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay đã lãi lắm rồi – như chúng em đã báo cáo! (thực ra là chúng em đã nói láo!), nhưng chỉ cần thêm 2-3 tỷ USD nữa là có công suất gần gấp đôi và lãi thì gấp ba gấp bốn?! (chúng em lại xin nói láo tập thể tiếp!)… Chính phủ nào nghe mà chẳng ham, nhất là cái chính phủ ta – toàn các chuyên gia nói láo với dân! “Vì lợi dân, vì ích nước” thì chuyện gì chính phủ ta chẳng dám làm!
Và thế là nỗi đau nhức nhối mang nhức tên nhà máy lọc dầu Dung Quất – PetroVietnam của dân Việt vẫn cứ bị che đậy kín và cứ thể sẽ tiếp diễn dài dài, trong vài chục năm nữa. Thế là Quốc Hội và chính phủ ta sẽ vẫn tiếp tục để PetroVietnam phạm những sai lầm “tập thể” và lừa dối “tập thể” cả đất nước ta, chỉ vì vài vị trong chính phủ và quốc hội lỡ há miệng mắc đôla?
Tiền vay để có nhà máy lọc dầu Dung Quất 3,5 tỷ USD nước ta chưa kịp trả cent nào thì chính phủ sẽ lại vay cho PetroVietnam thêm 2-3 tỷ USD nữa.
Chỉ có dân Việt ta là cứ è cổ ra mà trả nợ, đến đời con, đời cháu chúng ta còn chưa trả xong đâu!
Và Đảng còn bắt dân ta phải biết ơn đảng và PetroVietnam vì thầy trò họ đã cống hiến cho đất nước cái nhà máy lọc dầu Dung Quất hoành tráng ấy!
Ôi, dân Việt đau thương! Chúng ta có quyền được biết những điều trên!
*
*
*
Phan Châu Thành
15/03/2012
Việc hiện nay PetroVietnam (PVN) đang phải cố gắng bán 49% cổ phần NMLD Dung Quất là vì những lý do và ý đồ thực chất sau:
1. Trong năm 2011 vừa qua, năm thứ 2 đi vào khai thác của một công trình mới 100% trị giá quyết toán đến khoảng trên 3,5 tỷ USD, NMLD DQ đã lỗ trắng trên 3000 tỷ VNĐ nữa (khoảng 150 triệu USD). Đây là con số “bí mật” không được báo chí công bố ra ngoài nhưng trong ngành thì… ai ai cũng biết.
Sự thực là, nếu cứ để thế khai thác tiếp thì NMLD DQ sẽ còn lỗ tiếp lớn hơn trong năm nay 2012 và các năm tới, và chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa kỹ thuật và thảm họa kinh tế cho PVN và cả quốc gia. Vì thế, phải sửa chữa NMLD DQ là điều bắt buộc đối với PVN. Việc đâu tư xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam coi như chưa hoàn tất (mặc dù đã là niềm tự hào của ngành dầu khí Việt Nam!) sau khi PVN đã tiêu 3,5 tỷ trong trên 10 năm qua.
2. Nhưng sao lại phải sửa chữa một “niềm tự hào” – một nhà máy mới hoàn toàn? Nghe vô lý quá? Đỉnh cao trí tuệ gì mà làm ăn kém dzậy? Vì thế, đỉnh cao trí tuệ quyết định “lý do thực chất” là vì PVN muốn mở rộng nhà máy, nâng công suất lên thành 9 triệu tấn/năm.
3. Nhưng Chính phủ Việt Nam hay PVN lấy đâu ra tiền để sửa chữa NMLD DQ nữa, khi anh cả đỏ PVN đã và đang bị sa lầy tài chính khắp nơi: trên các “sân nhà” như trên “sân” Điện lực (với Tcty PV “no” Power ), “sân” của Xăng dầu (với TCty PV “ôi”…), trên ‘sân” xây dựng và bất động sản (với các TCty PVC và TCty PV Lands…), và trên các “sân khách”: Đầu tư khai thác với Algeria, Venezuela… mỗi nơi đều mất vài tỷ USD trong mấy năm qua?
Chỉ có cách “lấy mỡ nó rán nó”, vốn luôn là tuyệt chiêu của lãnh đạo mọi lúc mọi nơi, trong chiến tranh và trong kinh tế đều vậy.
Vậy là chỉ còn cách lấy Dung Quất “rán” Dung Quất mà thôi.
4. Nhưng NMLD DQ vốn dĩ ai cũng biết là “của ôi” rồi, trị giá 3,5 tỷ USD mà chỉ làm ra “lỗ tạm” nhưng lỗ khá sâu – mỗi năm vài trăm triệu đô – thì bán hay “rán” nó ra sao cho “thơm” đây?
Thế mà PVN vẫn sẽ “rán” nó được đấy! Và đây lại là tuyệt chiêu nữa của lãnh đạo: Luôn luôn lấy sai lầm mới để sửa chữa sai lầm cũ, lấy lừa dối mới để che đậy sự lừa dối cũ, lấy đối tác mới “rán” ông chủ Nhân dân – đã cũ…
Vấn đề là PVN phải thực hiện sai lầm mới này một cách thật hoành tráng để nhân dân tin tưởng đó là thành công mới của lãnh đạo. Mà dân ta thì nói gì tin nấy (ấy là “người ta” nghĩ thế), dân ta đến nay vốn luôn luôn tin vào Đảng và Chính phủ mà, nên đó là chuyện nhỏ với Đảng và Chính phủ, và với cả PVN.
5. Trên tinh thần “cách mạng” đó, thực chất tài chính của vụ việc PVN “bán” 49% cổ phần NMLD DQ là như sau:
Giá trị sổ sách của NMLD DQ hiện là khoảng trên 3,5 tỷ USD, nếu bán 49% là 1,715 tỷ USD thì không nhà đầu tư nào thèm mua. Bởi vì, bỏ ra 1,715 tỷ USD để mỗi năm gánh lỗ thêm chừng 75 triệu USD nữa cho PVN thì nghe có vẻ không logic lắm với bất kỳ ai. Và đừng nói các nhà tài phiệt dầu khí dốt nhé, hay họ sẽ lại bị lừa nhé… (Họ trả “học phí ngu” cho PVN… đủ rồi).
Ai cũng có thể biết NMLD DQ chỉ có giá trị (net value, net equity, net worth) chỉ đáng giá tối đa 1,5 tỷ USD tính theo công suất hay sản lượng thực của nó: 6 triệu tấn sản phẩm đầu ra với giá thành gia công chế biến dầu thô trung bình (cao) 50 USD/T (con số này ở khu vực là 46-48 USD), và cho doanh số 300 triệu USD, tức tổng tài sản của NMLD DQ có trị giá thị trường tối đa là 5 lần 300 triệu tức 1,5 tỷ USD, nếu Việt Nam muốn bán nó ra thị trường quốc tế, ví dụ NY Stock Exchange…
Nhưng NMLD DQ đã được PVN “đầu tư” đến 3,5 tỷ USD (ai không biết 2 tỷ USD “từ đâu dôi ra” kia họ đã “đầu tư” ra sao – nhìn tài sản và cuộc sống của quan chức chính phủ và PVN thì biết liền!), tức là đã có 2 tỷ USD là “đầu tư ảo” trong đó – tham nhũng, thất thoát, không hiệu quả. Mua 49% cổ phần DQ là mua khoảng 1 tỷ USD “đầu tư ảo” đó nữa, nên nhà đầu tư mới vào NMLD DQ cũng sẽ được PVN cho phép “mua ảo” hay “đầu tư ảo” chung.
Có nghĩa là, thay vì bỏ ra 1,715 tỷ USD mua 49% cổ phần, nhà đầu tư mới chỉ cần bỏ khoảng 700 triệu USD thật để sửa chữa nhà máy (chuyển từ chủ yếu xài dầu ngọt Bạch Hổ sang dầu chua Venezuela hay Trung Đông) và để lắp dây chuyền công nghệ xử lý dầu chua mới nâng công suất lên thành 9 triệu tấn/năm, thêm 3 triệu tấn/năm, còn 1 tỷ USD nữa là “ảo”, tức không phải bỏ tiền ra, mà vẫn được “ghi nợ” tổng số trên 1,7 tỷ USD… Các nhà đầu tư mới nổi từ Nga và Châu Á “đại lục” rất khoái kiểu ăn “1 vốn bốn lời” này…
Làm sao họ làm thế được về kỹ thuật đầu tư?
Đơn giản, vì nhà đầu tư sẽ được trực tiếp tiến hành việc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng Nhà máy theo yêu cầu trên của PVN (như “điều kiện” của việc bán cổ phần này), nên thực chất họ sẽ mang thẳng thiết bị rẻ tiền vào để làm việc đó và tự xuất hóa đơn tùy thích cho PVN, sao cho họ bao trọn 49% cổ phần NMLD DQ là 1,715 tỷ USD…
6. Sau màn biểu diễn quốc tế sắp tới mang tên “PVN bán 49% cổ phần NMLD DQ” trên của PVN, NMLD DQ sẽ có giá trị sổ sách (booking value) là… 5,215 tỷ USD (3,5 tỷ + 1,715 tỷ USD), với công suất 9 triệu tấn/năm. Giá trị thực của nó lúc đó theo sản lượng (tức theo khả năng tạo doanh thu, lợi nhuận ròng trước thuế) là: 9 triệu tấn/năm x 50 USD/tấn x 05 = 2,25 tỷ USD. Tức phần “đầu tư ảo” sẽ tăng từ 2 tỷ USD hiện nay thành: 5, 215 – 2,25 = 2,965 tỷ USD, gần 3 tỷ USD.
Điều đó có nghĩa là PVN và “nhà đầu tư mới” của PVN sẽ nghiễm nhiên được chiếm thêm 965 triệu USD “đầu tư ảo” nữa qua phi vụ này, mỗi bên khoảng 1 nửa (51/49%) số đó.
7. Kết luận buồn:
Thay vì dũng cảm nhận sai lầm của công trình NMLD DQ đã đầu tư và huy động vốn đầu tư 700 triệu USD thêm cho NMLD DQ để sửa chữa sai lầm cũ đó và mở rộng Nhà máy, nâng tổng mức đầu tư lên 3,5 tỷ + 0,7 tỷ = 4,2 tỷ USD (trong đó vẫn chỉ có 2 tỷ “ảo”) thì Việt Nam cũng sẽ có NM LD DQ công suất 9 triệu tấn/năm, người ta lại chọn con đường tiếp tục lừa dối nhân dân, tiếp tục phá hoại dất nước, tiếp tục tham nhũng lớn công khai đồng tiền và tài sản của nhân dân!
Họ sẽ mượn tay “nhà đầu tư nước ngoài mua 49% cổ phần NM” để có thể đầu tư thêm 700 triệu USD nhưng cũng để có thể cùng tham nhũng thêm 1 tỷ USD nữa, nâng “giá trị ảo” của NMLD DQ lên thành trên 5,215 tỷ USD thay vì 4,2 tỷ USD…
Đây sẽ là SAI LẦM LỚN TIẾP THEO CHE ĐẬY SAI LẦM LỚN ĐÃ MẮC chỉ trong một công trình NMLD DQ!
P. C. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
.
.
.
No comments:
Post a Comment