Christopher R. Hill
BS Hồ Hải dịch
Thứ sáu, ngày 20 tháng tư năm 2012
Bài viết của Christopher R. Hill, hiện đang là hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel của University of Denver. Ông là một trong những kiến trúc sư chính của ngoại giao Mỹ trong những năm 1990s và 2000s. Một cựu trợ lý ngoại trưởng về Châu Á Thái Bình Dương, đã từng là Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên Mỹ tại Kosovo cuối thặp niên 1990s, một nhà đàm phán chính cho Hiệp định Hòa bình Dayton, làm kết thúc chiến tranh Bosnia, và là nhà lãnh đạo của hoa Kỳ đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn giai đoạn từ năm 2005 đến 2009.
DENVER - Đối với hầu hết các quốc gia, sự thất bại làm thu hút sự chú ý toàn cầu của một vụ phóng tên lửa có nghĩa là quay trở lại từ đầu(a return to the drawing board = back to drawing board), hoặc ít nhất là cần có một số cái nhìn nội tình nhằm tìm ra những gì đã đi sai đường. Nhưng điều đó không xảy ra ở trường hợp của Bắc Hàn, nơi mà sự ra mắt tên lửa tầm xa Unha 3 chỉ đơn thuần là thiết lập một thời kỳ cho một cấp độ mới của sự thách thức: một vụ nổ hạt nhân khác, có lẽ lớn hơn trong quá khứ.
Có vẻ như, thế giới phải thấy cái mà các nhà khoa học Bắc Hàn đã làm chủ như thế nào để sản xuất một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, mặc dù bị đói kém trong sản xuất thực phẩm. Và nó như một cuộc biểu dương lực lượng cần thiết để thực hiện việc trao quyền hợp pháp cho nhà lãnh đạo mới thuộc thế hệ thứ ba, Kim Chính Ân, một cậu bé độc tài mà cho đến nay mới chỉ được chứng minh trên truyền hình rằng ông có thể cưỡi được ngựa, và thể hiện mình là người biết đọc.
Từng được sử dụng như là một thước đo của sự cảm thông ở châu Á cho một Bắc Hàn dũng cảm và thách thức hệ thống của họ đối với Hoa Kỳ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế. Nhưng những ngày đó đã qua. Khi Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thông qua sự nhất trí về tuyên bố vào ngày 16 tháng 4 cho thấy, không có quốc gia nào, kể cả Trung Hoa, cố gắng làm bất kỳ cái gì ngoài việc đối phó với Bắc Hàn.
Đặc biệt, Trung Hoa dường như đã mất kiên nhẫn. Được biết, trong thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa, Bắc Hàn từ chối đáp ứng những lời khẩn cầu(plea) của Trung Hoa rằng họ nên rút lui (stand down). Trung Hoa đã có nhiều thế kỷ kinh nghiệm đối phó với các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, đây là lần khó khăn nhất của các nước láng giềng nhỏ, chư hầu của đế chế Trung Hoa, nhưng thậm chí Trung Hoa không nhận được bất kỳ một thông tin hồi đáp nào của Bắc Hàn, đó là một sự xúc phạm mới.
Nếu có vấn đề nào với Bắc Hàn có được giải quyết không, thì nó sẽ được Trung Hoa trả lời rằng họ đã làm hết sức mình. Việc kiểm soát Bắc Hàn vẫn đang diễn ra, nhưng trong lúc này, có những dấu hiệu đáng lo ngại là những đầu tư và thương mại của Trung Hoa ở Bắc Hàn, trong đó có 1 siêu thị Trung Hoa, mà ở đó tiền tệ địa phương có thể được giao dịch như những tỷ giá của một thị trường tự do (có nghĩa là thị trường chợ đen), kỳ lạ là nó có thể làm cho Trung Hoa phải phụ thuộc vào Bắc Hàn.
Những nhà đầu tư và thương nhân vào Trung Hoa trong những năm gần đây đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đối tác thương mại lâu đời của Bắc Hàn, đã rút lui, do các biện pháp trừng phạt chính thức và tăng kích thích cộng đồng với hành vi không khoan nhượng của Bắc Hàn. Trong khi đó, thương mại của Trung Hoa với Bắc Hàn đã tăng từ khoảng 1 tỷ đô la trong năm 2005 lên hơn 5,1 tỷ vào năm 2011. Các mô hình tổng thể là quen thuộc: Trung Hoa nhập khẩu những nguyên vật liệu từ Bắc Hàn, chẳng hạn như than đá, và xuất khẩu máy móc, hàng tiêu dùng, và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Chính phủ Trung Hoa đã chứng minh việc trao đổi thương mại đang phát triển này bằng cách tuyên bố rằng, Bắc Hàn sẽ phải đánh giá cao những kỳ diệu của một nền kinh tế thị trường. Nhưng đó đơn giản chỉ là một nỗ lực để làm một nghĩa cử cần thiết: cho một quốc gia mà ở đó có một trong những chế độ quan liêu bậc nhất trên toàn cầu, Trung Hoa có một thời kỳ khó khăn đến kinh ngạc để nói với cộng đồng kinh doanh của nó, là không phải để làm kinh doanh với một ai đó, đặc biệt là đối với một người bạn và đồng minh có tính lịch sử.
Sự miễn cưỡng từ lâu của các nhà lãnh đạo Trung Hoa để tham gia vào các biện pháp trừng phạt quốc tế thường là do niềm tin của họ bằng vào việc đánh giá có hoặc không trong việc phán xét những hành động, để họ thực hiện. Có lẽ chủ nghĩa thực dụng thực sự được phô bày trong trường hợp của Bắc Hàn là một sự miễn cưỡng để kiềm chế trong cộng đồng doanh nghiệp ở thời điểm mà kinh tế Trung Hoa đang tăng trưởng chậm hơn và lo việc củng cố nội bộ như hiện nay.
Sự trỗi dậy của Trung Hoa là một trong những sự phát triển được nghiên cứu nhiều nhất trong thời đại của chúng ta. Với tất cả những gì của một quốc gia có thể được mô tả như là một nền văn minh, và con đường đi của Trung Hoa đã tạo ra rất nhiều ấn tượng hơn bất kỳ những thử nghiệm tên lửa nào của Bắc Hàn. Nó đã nổi lên từ cái mà họ gọi là sau "một thế kỷ tủi nhục" để trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế và thành tựu trí tuệ cũng như văn hóa của thế giới. Khi thăm Trung Hoa bạn sẽ phải choáng váng bởi những thành tựu của nó trên phạm vi của sự nổ lực cho đời sống con người.
Nhưng, như nhiều người Trung Hoa thừa nhận, đất nước của họ vẫn còn nhiều việc phải làm, cả trong nội bộ và trong giao dịch với phần còn lại của thế giới. Một số việc mà doanh nghiệp chưa hoàn thành, bao gồm việc hòa giải các cam kết trong quá khứ với những lợi ích hiện hành. Tất cả các quốc gia đều phải mang trong mình một số gánh nặng từ quá khứ, và Trung Hoa không là ngoại lệ. Nhưng gánh nặng bảo vệ Bắc Hàn từ sự phẫn nộ chính đáng của thế giới thì Trung Hoa không thể đủ khả năng để thực hiện lâu dài.
Bây giờ sẽ là một thời điểm rất tốt cho Trung Hoa, như thành ngữ, bỏ tiền vào những nơi mà bạn đặt niềm tin bằng cửa miệng (to put its money where its mouth is). Trung Hoa nên tiếp bước với lá phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án hành vi của Bắc Hàn, bằng cách đóng cửa thương mại song phương.
@Project – Syndicate 2012
Bài đọc cùng tác giả:
Bài đọc liên quan:
.
.
.
No comments:
Post a Comment