Thứ
sáu, ngày 27 tháng tư năm 2012
Chuyện xưa, chuyện
nay
Sau nhiều cuộc chiến liên miên, năm 221 TCN
nhà Tần đã thôn tính các nước Chư hầu phía đông để lần đầu tiên trong lịch sử
thiết lập một đất nước Trung Hoa thống nhất. Nhưng vua Tần là Hoàng Đế Tần Thủy
Hoàng đã sử dụng vũ lực và pháp luật hà khắc để cai trị đất nước, khiến cho
nhân dân vô cùng oán hận. Đến khi Tần Thủy Hoàng chết thì các nước chư hầu lại
nổi lên chống lại nhà Tần tàn bạo. Vua Hoài Vương sai Lưu Bang (Bái Công) và
Hạng Vũ (Lỗ Công) cầm đầu hai cánh quân để tiến đánh quân Tần. Sau khi diệt
được nhà Tần (năm 206 TCN) thì Hạng Vũ tự xưng là Tây Sở Bá Vương và cai trị 9
quận, đồng thời phân phong cho các chư hầu. Hạng Vũ đóng đô ở Bành Thành để
quản lý chư hầu. Việc phân phong bất xứng của Hạng Vũ đã khiến các Vương hầu
bất mãn, vì vậy mà tình thế lại trở nên hỗn loạn. Dần dà thế cục chuyển xoay và
hình thành nên hai thế lực đối lập lớn tranh giành ảnh hưởng với nhau là Lưu Bang và Hạng Vũ. Cuộc chiến
mà hậu thế vẫn gọi là Hán Sở tranh hùng.
Ban đầu thế lực của quân Sở đông và mạnh áp
đảo, cộng với võ lực siêu quần của Hạng Vũ mà quân Sở đánh đâu thắng đó, Lưu
Bang phải nhiều lần thua chạy. Tuy nhiên Hạng Vũ sử dụng vũ lực để trị người,
khiến cho người ta phải khiếp sợ chứ không có lòng nhân. Hạng Vũ đã chôn sống
20 vạn quân Tần đã đầu hàng mình, hủy diệt những thành trì không chịu phục
tùng. Ngược lại, Lưu Bang dùng nhân nghĩa để đối đãi với dân, lại biết dùng
những người tài giỏi như: Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín, Trần Bình...nên từ
chỗ yếu thế đã chuyển sang lớn mạnh. Sau 4 năm giằng co, cuối cùng quân Hán đã
thu được Toàn Thắng bằng trận chiến Cai Hạ nổi tiếng trong lịch sử.
Hạng Vũ bị thua trận và rút chạy về thành
Cai Hạ. Tại đây, Hàn Tín đã chỉ huy một lực lượng quân sĩ đông tới 30 vạn để
bao vây 10 vạn quân Sở. Trước thế cùng, quân Sở đã bỏ đội ngũ để đầu hàng quân
Hán. Lúc này bên mình Hạng Vũ chỉ còn người vợ xinh đẹp là nàng Ngu Cơ và mấy
chục quân lính. Hạng Vũ bèn cùng Ngu cơ uống rượu giải sầu, cám cho cái cảnh
anh hùng mạt vận, Hạng Vũ ca:
“Sức nhổ núi, khí trùm đời
Ngựa Chuy chùn bước bởi thời không may*
Ngựa sao chùn lại thế này
Nàng Ngu, biết tính sao đây hỡi nàng?”
Ngựa Chuy chùn bước bởi thời không may*
Ngựa sao chùn lại thế này
Nàng Ngu, biết tính sao đây hỡi nàng?”
.
Nàng Ngu Cơ khóc và múa kiếm hát theo, sau
đó đâm cổ tự vẫn. Sau khi lấy gươm đào huyệt để chôn cất vợ, Hạng Vũ lên ngựa
cùng mấy chục quân tùy tùng phá vòng vây. Hạng Vũ xông xáo đến đâu thì đầu rơi
máu chảy đến đó, giết quân Hán chết vô số kể. Nhưng cuối cùng sức cùng lực kiệt
mà thua chạy đến bờ sông Ô Giang. Bị quân Hán đuổi đến nơi, vì ô nhục và hối
hận mà Hạng Vũ đã rút kiếm tự tận. Lưu Bang thống nhất giang sơn, mở ra một thời
đại thanh bình mấy trăm năm cho đất nước.
*
*
Thời đại ngày nay, vẫn còn những thế lực sử dụng vũ lực
và pháp luật bạo tàn để cai trị đất nước, đó là các chế độ độc tài.
Đất nước Lybia, từ tháng 2 năm 2011đã bùng
lên cuộc nổi dậy của nhân dân chống ách độc tài của Đại Tá Gaddafi. Quân đội
của Gaddafi đã đàn áp dã man cuộc nổi dậy, khiến cho hàng ngàn thường dân thiệt
mạng. Liên Hiệp Quốc đã tố cáo nhà cầm quyền Lybia vi phạm nhân quyền và ra
nghị quyết cho Liên quân tấn công Lybia. Trước sức tấn công ồ ạt của Liên quân,
quân đội Gaddafi nhanh chóng bị đẩy lùi. Nhiều vị tướng cấp cao đã rời bỏ hàng
ngũ quân Gaddafi vì tố cáo Gaddafi đã ra lệnh “Giết chóc, thảm sát, bạo lực
chống lại phụ nữ”. Họ đã rời bỏ hàng ngũ của chế độ độc tài để đứng về phía
nhân dân và chính nghĩa. Cuối cùng, quân đội Lybia đã bị đẩy lùi về Sirte, quê
hương và thành lũy cuối cùng của Gaddfi. Vào ngày 20/10/2011 Gaddafi đã bị bắt
và giết chết, chấm dứt 42 năm cầm quyền của một nhà Độc tài.
Đại Tá Gaddafi ngày nay và Tây Sở Bá Vương
Hạng Vũ ngày xưa đều có một kết cục giống nhau. Đó là sự diệt vong tất yếu của
những kẻ sử dụng bạo quyền để cai trị nhân dân, và cuối cùng là cái chết thảm
khốc của một tên bạo chúa.
Đó là bài học đắt giá cho những chế độ độc
tài còn sót lại trên thế giới, dù tồn tại với dưới bất kỳ danh nghĩa và hình
thức nào. Sức mạnh bạo lực của kẻ độc tài có thể khiến cho người ta sợ, nhưng
không ai phục tùng chúng cả. Khi có thời cơ thì người dân sẽ vùng lên lật đổ
chế độ độc tài để tự giải phóng cho mình, xác lập chế độ tự do dân chủ. Pháp
luật phi lý và bộ máy đàn áp của kẻ độc tài không bao giờ có thể thắng được sức
mạnh của ý chí nhân dân. Nhà nước độc tài chỉ có thể sử dụng sức mạnh vũ lực và
đàn áp để tồn tại một thời gian, nhưng cuối cùng đều bị nhân dân nổi lên lật đổ.
Đó là lời cảnh tỉnh cho bất kỳ chế độ độc tài nào còn nuôi mộng kéo dài sự tồn
tại bằng cách đè nén và trấn áp nhân dân mình.
Dù có được che đậy tinh vi đến đâu thì các
chế độ độc tài vẫn không đánh lừa được ai, và chúng là kẻ thù không đội trời
chung của nhân dân. Nhà nước Độc tài là một khái niệm chính trị mà ngày nay
không còn được chấp nhận. Những kẻ còn luyến tiếc thời kỳ vàng son của những
tên bạo chúa mà cố duy trì thể chế độc tài thì nhất định không tránh khỏi sự
trừng phạt của nhân dân. Những kẻ đó phải gánh chịu một hậu quả nặng nề nhất
bởi những tội ác vi phạm nhân quyền mà chúng gây ra cho nhân dân mình. Vì rằng
việc duy trì chế độ độc tài là cướp đi các quyền tự do, dân chủ của nhân dân,
đưa đất nước quay lại thời Trung cổ.
27/4/2012
Minh Văn
(*) Ô Chuy: Con ngựa mà Hạng Vũ thường
cưỡi để đi chinh chiến.
----------------------------------------
Cùng tác giả :
Xin
đừng mạo danh Nhân Dân nữa 23-4-2012
Sự
nghiệp của tất cả chúng ta 14-4-2012
Câu
nói mà cả Thế Giới đều hiểu 29-3-2012
Luận
về vai trò của Thông Tin 25-3-2012
Đất
có Lành thì Chim mới đậu 15-3-2012
10
"Kỷ Lục" ngược của Việt Nam
10-3-2012
.
.
.
No comments:
Post a Comment