VOA
Thứ Hai, 16 tháng 4 2012
Australia nên đặt vấn đề nhân quyền làm một yếu tố ưu tiên khi thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Đó là nội dung thư ngỏ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch vừa gửi tới tân Ngoại trưởng Bob Carr của Australia.
Human Rights Watch cho rằng trong chuyến công du mới đây tới Việt Nam, Kampuchea, và Singapore, Ngoại trưởng Bob Carr nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các nước Đông Nam Á như những nước bạn và đối tác giao thương của Australia, nhưng lại ít đề cập đến nhân quyền của người dân trong khu vực.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch, bà Elaine Pearson, cho rằng giao thương không thôi chưa đủ đối với người dân ở các nước Đông Nam Á vốn đang bị khước từ các nhân quyền căn bản.
Theo bà Pearson, trong tư cách là một nền dân chủ thành công lâu dài, Australia cần phải trao đổi thẳng thắn với lãnh đạo trong vùng về việc giải quyết các mối quan ngại liên quan đến nhân quyền.
Human Rights Watch đề nghị Australia nên khuyến khích các nước thành viên trong Hiệp hội ASEAN phê chuẩn Công ước về vị thế người tị nạn năm 1951 và Nghị định thư của Công ước năm 1967, giúp đảm bảo rằng người tị nạn chính trị có thể tiếp cận được với các hệ thống xử lý vấn đề tị nạn và tôn trọng tiêu chí không hồi hương người tị nạn về những nơi mà cuộc sống và quyền tự do của họ có thể bị đe dọa.
Trong thư, Human Rights Watch cũng nêu lên thực trạng lực lượng công quyền tra tấn, sát hại, và làm mất tích những người bị bắt giữ tại nhiều nước Đông Nam Á mà chính phủ Australia giúp đào tạo và hỗ trợ lực lượng an ninh.
Human Rights Watch kêu gọi Australia nên xét lại thành tích nhân quyền của các nhân viên và đơn vị được Australia nhận đào tạo trong lực lượng an ninh của các nước này.
Lá thư của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch gửi Ngoại trưởng Australia đề cập tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam, Miến Điện, Kampuchea, Trung Quốc, Indonesia, và Malaysia.
Đó là nội dung thư ngỏ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch vừa gửi tới tân Ngoại trưởng Bob Carr của Australia.
Human Rights Watch cho rằng trong chuyến công du mới đây tới Việt Nam, Kampuchea, và Singapore, Ngoại trưởng Bob Carr nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các nước Đông Nam Á như những nước bạn và đối tác giao thương của Australia, nhưng lại ít đề cập đến nhân quyền của người dân trong khu vực.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch, bà Elaine Pearson, cho rằng giao thương không thôi chưa đủ đối với người dân ở các nước Đông Nam Á vốn đang bị khước từ các nhân quyền căn bản.
Theo bà Pearson, trong tư cách là một nền dân chủ thành công lâu dài, Australia cần phải trao đổi thẳng thắn với lãnh đạo trong vùng về việc giải quyết các mối quan ngại liên quan đến nhân quyền.
Human Rights Watch đề nghị Australia nên khuyến khích các nước thành viên trong Hiệp hội ASEAN phê chuẩn Công ước về vị thế người tị nạn năm 1951 và Nghị định thư của Công ước năm 1967, giúp đảm bảo rằng người tị nạn chính trị có thể tiếp cận được với các hệ thống xử lý vấn đề tị nạn và tôn trọng tiêu chí không hồi hương người tị nạn về những nơi mà cuộc sống và quyền tự do của họ có thể bị đe dọa.
Trong thư, Human Rights Watch cũng nêu lên thực trạng lực lượng công quyền tra tấn, sát hại, và làm mất tích những người bị bắt giữ tại nhiều nước Đông Nam Á mà chính phủ Australia giúp đào tạo và hỗ trợ lực lượng an ninh.
Human Rights Watch kêu gọi Australia nên xét lại thành tích nhân quyền của các nhân viên và đơn vị được Australia nhận đào tạo trong lực lượng an ninh của các nước này.
Lá thư của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch gửi Ngoại trưởng Australia đề cập tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam, Miến Điện, Kampuchea, Trung Quốc, Indonesia, và Malaysia.
Trà Mi-VOA
Thứ Hai, 16 tháng 4 2012
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ngày 16/4 kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức 3 blogger bênh vực nhân quyền là Điếu Cày, Anh Ba Saigon, và Tạ Phong Tần.
Blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Phan Thanh Hải . Hình: Dân Làm Báo
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Chúng tôi hết sức quan ngại về trường hợp của 3 blogger này. Rõ ràng họ bị xét xử vì đã thực hành quyền tự do ngôn luận. Những việc họ làm không gì hơn là nói lên quan điểm một cách ôn hòa. Trong xã hội tự do, điều đó được tôn trọng chứ không bị xem là một tội hình sự như ở Việt Nam. Việc bắt giữ các blogger này không thể che giấu hay giải quyết được những việc mà họ đã thông tin, mà ngược lại, đã vi phạm quyền của người cầm bút và quyền được tiếp cận thông tin của độc giả nữa.”
Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, AnhbaSG tức Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần bị truy tố về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Họ là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một tổ chức hình thành từ năm 2007 cổ võ tự do ngôn luận và báo chí độc lập tại Việt Nam, với các bài viết về đình công, tranh chấp đất đai, phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam v.v..
Cả ba đều được Human Rights Watch vinh danh qua giải thưởng Hellman Hammett dành cho những ngòi bút bị đàn áp trên thế giới.
Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, AnhbaSG tức Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần bị truy tố về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Họ là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một tổ chức hình thành từ năm 2007 cổ võ tự do ngôn luận và báo chí độc lập tại Việt Nam, với các bài viết về đình công, tranh chấp đất đai, phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam v.v..
Cả ba đều được Human Rights Watch vinh danh qua giải thưởng Hellman Hammett dành cho những ngòi bút bị đàn áp trên thế giới.
.
.
.
No comments:
Post a Comment