Friday, 13 April 2012

HỌC THUYẾT OBAMA VÀ CÁNH TẢ HÓA CHIẾN TRANH (BS Hồ Hải)



BS Hồ Hải
Thứ sáu, ngày 13 tháng tư năm 2012

Mấy hôm nay, câu chuyện xung đột biển Đông giữa Trung Hoa và Phillipines tràn về sau hội nghị thượng đỉnh Asean, và những tuyên bố của Trung Hoa đòi Nga rút khỏi những làm ăn với Việt Nam trên biển Đông, cũng như đã tuyên bố yêu cầu trước đó với Ấn Độ trong việc thăm dò dầu khí ở biển Đông với Việt Nam. Nhưng tới hôm nay chưa thấy Hoa Kỳ lên tiếng bảo vệ Phillipines, dù họ đã ký kết những thỏa thuận đồng minh trong chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong thập kỷ tới. Kèm theo lời hăm dọa và những hành động ức hiếp ngư dân Việt trên biển Đông. Nó đã làm ông tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam phải tức tốc viếng thăm Trung Hoa trong tuần này, mặc dù ký kết giữa 2 ông tổng bí thư 2 nước Việt - Hoa về biển Đông chưa ráo mực.

Có một cái gì đó trong một học thuyết của Obama trong thời kỳ mới, đang diễn ra rất thầm lặng, và đầy trí tuệ để xử lý một "Trung Hoa trổi dậy trong hòa bình", cần phải phân tích.

Các thông tin này diễn ra sau thông tin Hãng Gazprom tham gia vào với 49% cổ phần với Petro Vietnam để khai thác khí đốt ở thềm lục địa Việt Nam. Nó làm tôi nhớ lại học thuyết Nixon của những năm cuối 1960s và đầu 1970s trong cuộc chiến Việt Nam, do kiến trúc sư Zbigniew Brzezinski và công trình sư Henry Kissinger thực hiện, để bán Đông Dương cho Trung Hoa, tạo ra sự đối đầu đơn thân độc mã của Liên Xô với 2 cường quốc Mỹ Trung thành một khối. Kết cục cuối cùng là sau hiệp định Paris 17 năm, thì Liên Xô sụp đổ. Việt Nam sau khi làm nàng Kiều cho Liên Xô, đành phải sa vào vòng tay tên sở khanh Trung Hoa từ 2 thập niên nay. Mọi khống chế về chính trị của Trung Hoa ngàn đời trước, ngày càng hiện lên rõ nét dần ở xứ sở đầy đau thương và nhục nhằn Việt trong suốt hơn 20 năm qua.

Với sự rút lui đầu tiên của các hãng khai thác dầu khí của Anh Quốc - British Petrolium - rồi đến của Pháp - Total - và cuối cùng là ConocoPhillips của Mỹ, thay vào đó là Gazprom của Nga. Một sự hoán đổi vị trí đối đầu trên biển Đông: từ Mỹ và Phương Tây với Trung Hoa thành từ Trung Hoa với Nga. Một kịch bản cũ soạn lại, với cái gọi mà tôi đặt cái tên rất mỹ miều: Cánh tả hóa chiến tranh! Cuộc đối đầu đơn thương độc mã bây giờ là của Trung Hoa với Mỹ Nga thành một khối.

Nhìn lại lịch sử cách đây 39 năm, Trung Hoa từ bỏ ý thức hệ bao cấp của ông Lê Nin vẽ ra, và Mao theo, để đi theo con đường tư bản hoang dã kiểu Darwin với độc đảng cai trị. Một mô hình kinh tế chính trị đầu Ngô mình Sở, với cái gọi là mang màu sắc Trung Hoa xuất hiện. Nó đã giúp Trung Hoa "trổi dậy trong hòa bình" và đã cướp việc làm toàn cầu, đẩy thế giới vào nạn thất nghiệp. Buộc phải có một cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ. Nó đã lan rộng khắp thế giới nhờ vào sáng kiến Toàn Cầu Hóa cũng của Hoa Kỳ.

Kể từ sau Liên Xô sụp đổ đến nay đã hơn 22 năm. Một cuộc chiến tranh lạnh được hình thành khi Trung Hoa và Nga trở thành những nước mới nổi trong khối BRICS - Brasil, Nga, Ấn, Hoa và Nam Phi. Cuộc đối đầu lần này không còn là cuộc đối đầu giữa 2 ý thức hệ tả hữu, mà là cuộc đối đầu vì nguồn nước, năng lượng và lượng thực toàn cầu, trong lúc dân số thế giới ngày càng đông, mà môi trường sinh thái ngày bị ảnh hưởng, do con người ngày càng làm cạn kiệt tài nguyên mà tạo hóa đã ban tặng.

Dù ý nghĩa của chiến tranh lạnh đa cực hiện nay đã khác xưa về mục tiêu của nó. Nhưng về bản chất thế phân chia tả hữu vẫn như ngày nào, như đã thấy cái cách đồng thuận trong 5 thành viên chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc qua vấn đề Syria.
Từ cuộc chủ động gây sụp đổ kinh tế của mình vào năm 2008, Hoa Kỳ đã tạo một làn sóng domino lan rộng khắp thế giới, một nỗi lo sợ con hỗ Trung Hoa tỉnh giấc. Nga được hưởng lợi khi giá nhiên liệu tăng, để con Gấu có quyền mặc cả trong thế Tam Quốc phân tranh. Bên cạnh sự bừng tỉnh của khu vực bán năng lượng để chi tiêu - Trung Đông và Bắc Phi. Nó đòi hỏi bản đồ kinh tế và chính trị toàn cầu phải vẽ lại kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II.

Nếu như cách đây 4 thập niên, một học thuyết Nixon ra đời bằng, ban đầu là Việt Nam hóa chiến tranh, sau đó là Johnson rút quân ở miền Nam Việt Nam và hiệp định Paris, để bán Đông Dương cho Trung Hoa, tạo sự đối đầu giữa Mỹ Hoa và Liên Xô. Thì ngày nay, học thuyết Obama ra đời, với tiêu diệt mục tiêu có chủ đích thành công ở các thành trì khủng bố, bằng quyền lực cứng phối hợp với quyền lực mềm là, tình báo công nghệ thông tin và tự do dân chủ kiểu Mỹ. Và kết quả là những cuộc cách mạng ở Trung Đông Bắc Phi. Bây giờ là chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ triển khai lá chắn tên lửa Đông Á, đi đôi việc rút lui trực diện đối đầu với Trung Hoa ở khu vực của Hoa Kỳ, bằng vào việc thế chân của Nga ở biển Đông.

Liệu có phải Nga Mỹ đã thương lượng nhau vì quyền lợi của họ, khi Nga áp đặt Syria phải tuân thủ nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, để kết thúc chế độ gia đình Assad, hòng tạo điều kiện Mỹ và Israel sắp xếp lại Trung Đông Bắc Phi. Ngược lại, Mỹ đồng thuận chuyển lá chắn tên lửa châu Âu sang Đông Á và để Nga giải quyết con hỗ Trung Hoa lắm gian manh?

Tất cả đang chờ phía trước, nhưng chắc chắn bản đồ kinh tế chính trị toàn cầu sẽ vẽ lại trong tương lai gần. Bỏ qua hết những lèo lái của chính khách để Việt Nam sống hòa bình trong hơn 2 thập niên qua. Nhưng thảm cảnh nền kinh tế chính trị nô dịch của Việt Nam bị Trung Hoa áp đặt 4 thập nieen qua là bi kịch của Việt nam. Nó không khác gì
bi kịch của Li Băng bị Ba Tư áp đặt trong cùng một thời gian. Người dân Việt đang ước ao một xã hội Tam Dân với tam quyền phân lập và một cuộc thoát Trung luận với mình. Điều này chỉ có thể, khi và chỉ khi Trung Hoa sụp đổ. Nhưng làm sao để nước Việt không bị cuốn vào lò lửa chiến tranh vì các nước lớn như trong quá khứ, là một vấn đề khác cần phải suy nghĩ.

Bổn cũ soạn lại, một học thuyết có thể gọi là, Cánh tả hóa chiến tranh đang thành hình. Mười bảy năm để Liên Xô cáng đáng đàn em ăn bám, rồi sụp đổ vì kinh tế kiệt quệ trong chạy đua vũ trang. Liệu Trung Hoa có sẽ sụp đổ như Liên Xô, khi tứ bề thọ địch mà, trong ruột đang bị mục ruổng vì cái hình thái kinh tế chính trị xã hội đầu Ngô mình Sở của mình và những bất ổn sắc tộc?

Bài viết liên quan của chủ Blog:

.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats