Saturday, 14 April 2012

CHUYẾN THĂM BRAZIL CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐỘT NGỘT BỊ HỦY BỎ (Người Việt)



Người Việt

HÀ NỘI (NV) -Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến thăm viếng nước “cộng sản anh em” Cuba và đột ngột trở về Việt Nam ngày 12 tháng 4, 2012 thay vì đến thăm Brazil 4 ngày như đã được loan báo rộng rãi trên các báo ở trong nước.


Ông Trọng đến Cuba ngày 8 tháng 4, 2012, đi ra giảng “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” kiểu Việt Nam ở Cuba cùng với những buổi thăm viếng lãnh tụ già Fidel Catro từng hậu thuẫn cả nhân sự, tiền bạc cho Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam.

Hãng thông tấn chính thức TTXVN khi loan tin chuyến viếng thăm Brazil bị hủy vì “khó khăn đột xuất của phía Brazil.”

Ðây là sự hủy bỏ vào phút chót hiếm thấy đối các lãnh tụ CSVN thường rất coi trọng sĩ diện. Ở những chuyến thăm viếng cấp cao, các bản tin tuyên truyền của báo chí CSVN luôn luôn viết rằng họ đã tới thăm viếng “do lời mời…” của những người đồng cấp ở nước sở tại chứ không bao giờ xin tới.

Cuba và Việt Nam là hai trong 5 nước “đồng chí anh em” còn sót lại của phong trào Cộng Sản thế giới. Hầu hết biết là lạc đường nên đã quay đầu trở lại từ thập niên 80 và chậm nhất là đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước, kể cả Liên Xô.

Khác mối quan hệ với Cuba, mối quan hệ giữa Việt Nam với Brazil dựa trên nguyên tắc “cùng có lợi” vì Brazil không phải cộng sản. Brazil từng yểm trợ cho chế độ Hà Nội trở thành thành viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam nay hậu thuẫn cho Brazil trở thành hội viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An LHQ khi tổ chức này được mở rộng.

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil năm 2011 chỉ đạt được khoảng $1.4 tỉ USD trong khi mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng năm này, lên đến $21.8 tỉ USD.

Khi thông báo trước khi ông Trọng lên đường, TTXVN nói rằng phái đoàn ông tổng bí thư “thúc đẩy quan hệ với bạn bè truyền thống” và “phong trào cánh tả Mỹ Latin.” Nay bị cắt mất một nửa, không ai biết đích xác vì lý do gì.
Phái đoàn của ông Nguyễn Phú Trọng thăm Châu Mỹ Latin gồm rất nhiều người quan trọng trong đảng và chính phủ, một số tướng lãnh quân đội và công an.

Kết thúc chuyến thăm viếng Cuba, ông Trọng và Chủ Tịch Raul Castro ra bản tuyên bố chung vẫn ca ngợi sự “ưu việt” của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản cũng như cả quyết mối quan hệ hai nước “không ngừng phát triển.”

Cả Cuba và Việt Nam đều là hai nước độc tài đảng trị, bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án hàng năm.
Ðọc diễn văn ở trường đảng cao cấp Nico Lopez ngày 9 tháng 4, 2012, ông Nguyễn Phú Trọng khoe rằng, “Ðưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của đảng chúng tôi, là thành quả lý luận quan trọng qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.”

Nhưng những gì đang xảy ra cho nền kinh tế Việt Nam thì chẳng có gì để ông khoe cả. Lạm phát thật cao, hàng chục ngàn công ty đóng cửa. Hệ thống quốc doanh hầu hết đều “lãi giả, lỗ thật.” Tham nhũng từ trên xuống dưới trong tất cả mọi lãnh vực.

Ông Trọng khoe rằng “đi lên xã hội chủ nghĩa là khát vọng của nhân dân Việt Nam” là “phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” dù chỉ còn có một nhúm 5 nước cố bám víu lấy một thứ chủ nghĩa đã bị bỏ lại sau lưng. Nhân dân Việt Nam không hề được hỏi ý kiến là có muốn đi theo cái chế độ cộng sản hay không.

Sau mấy chục năm chịu đựng cấm vận của Hoa Kỳ, hiện Cuba mới nhúc nhích chút ít khi cho người dân buôn bán kinh doanh nhưng vẫn siết chặt guồng máy thống trị của đảng giống như Việt Nam.

Nhiều nhà phê bình đã gọi cái guồng máy “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” của Việt Nam là đầu Ngô mình Sở, đầu mối của tham nhũng thối nát, lạm phát, bất công. Ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ khuyến khích Cuba đi theo vết xe đổ này. (TN)

----------------------------------


15-4-2012

Những vinh dự mà Cu Ba dành cho ông ta như tặng huân chương Jose Marti, nhà cách mạng giải phóng dân tộc Cuba, hay mời thỉnh giảng về CN Xã hội ở Việt Nam, chỉ là những động tác nịnh bợ nhau của 2 đảng cộng sản đang bị thế giới coi thường mà thôi. Ông Trọng đã "lú", đã tưởng mình là lãnh tụ tầm cỡ thế giới, và đòi hỏi phải được trọng thị xứng đáng...

*

BBC.13:23 GMT - thứ sáu, 13 tháng 4, 2012: "Chuyến thăm Brazil theo lời mời của Tổng thống Dilma Rousseff của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, dù đã được hai nước chuẩn bị từ trước, đã đột ng̣ột bị hủy vào giờ chót".

Theo kế hoạch, ông Trọng sẽ bay đến Brazil ngay sau chuyến thăm Cuba trong kéo dài đến ngày 15/4. Tuy nhiên, ông đã từ Havana bay thẳng về Việt Nam.

Thông tấn xã Việt Nam loan báo nguyên nhân hủy chuyến thăm là "do khó khăn đột xuất của phía Brazil". Tuy nhiên hãng thông tấn nhà nước không nói rõ đây là khó khăn gì.

Một cán bộ ngoại giao Việt Nam giấu tên nói với BBC rằng đây là việc mà ông "chưa thấy trong mấy chục năm làm ngoại giao". Ông nói có một số nước xem ông Trọng như nguyên thủ quốc gia của Việt Nam nhưng cũng có những nước không mặn mà lắm với tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam."

***

Như vậy Nguyễn Phú Trọng đã làm 1 việc chưa từng thấy trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, Quốc tế: Hủy chuyến thăm, ngay trước ngày thăm, không có lý do bất khả kháng.

Tuy là TBT của 1 đảng phái chính trị, nhưng ở Việt Nam chế độ chính trị là độc đảng, không có dân chủ nên TBT ĐCS VN là 1 nhân vật quan trọng bậc nhất về mặt định chính sách.

Không là nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước), Nguyễn Phú Trọng phải chịu thiệt thòi về mặt hình thức ngoại giao, đó là lẽ đương nhiên, vì các đón tiếp ngoại giao không có qui định việc đón tiếp các TBT của 1 đảng chính trị như 1 nguyên thủ quốc gia.

Câu phát biểu của nhà ngoại giao Việt Nam giấu tên: "có một số nước xem ông Trọng như nguyên thủ quốc gia của Việt Nam, nhưng cũng có những nước không mặn mà lắm với tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam." đã lộ rõ phần nào lý do quay thẳng về Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng.

Ta có thể hiểu được rằng: Nguyễn Phú Trọng đã tự ái vào phút chót, khi hình thức đón tiếp, mà Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, không được Brazin thỏa mãn. Có thể đây là đòi hỏi phải có bắn 21 phát đại bác, có thể là yêu cầu phải được đón tiếp như 1 nguyên thủ quốc gia...

Cái tự ái nhỏ nhen của Nguyên Phú Trọng đã loại ông ta khỏi hàng ngũ chính khách của thế giới. Sau sự kiện này, Nguyễn Phú Trọng sẽ không được các nước trên thế giới mặn mà tiếp đón nữa. Ông ta sẽ về Việt Nam ru rú ở Hà Nội. Bây giờ thì tuyến bay Hà Nội-Bắc Kinh có lẽ sẽ là tuyến bay duy nhất của ông ta.

Uy tín Việt Nam bị tổn thương nặng nề.

Một chính trị gia hàng đầu của 1 quốc gia, bao giờ trước thế giới, cũng phải tỏ ra là 1 người đại diện săn sóc cho quyền lợi của nước mình.
Lúc đó, những thủ tục vụn vặt của ngoại giao có thể sẽ được đặt xuống hàng thứ yếu.

Nguyễn Phú Trọng phải hiểu điều này: Tuy ông ta là Vua không ngai ở Việt Nam, nhưng đối với ngoại giao thế giới, ông vẫn chỉ là TBT của 1 chính đảng, mà lý tưởng đã quá hạn, đã bị thế giới coi thường.
Những vinh dự mà Cu Ba dành cho ông ta như tặng huân chương Jose Marti, nhà cách mạng giải phóng dân tộc Cuba, hay mời thỉnh giảng về CN Xã hội ở Việt Nam, chỉ là những động tác nịnh bợ nhau của 2 đảng cộng sản đang bị thế giới coi thường mà thôi.

Ông Trọng đã "lú", đã tưởng mình là lãnh tụ tầm cỡ thế giới, và đòi hỏi phải được trọng thị xứng đáng.

Chuyến thăm Brazin đã được thống nhất trước giữa 2 nước Việt Nam và Brazin. Mọi chi tiết đã được các cơ quan chức năng ngoại giao khớp vào kế hoạch.

Không cần phải tìm hiểu chi tiết, ta cũng thấy chuyến thăm Brazin có ý nghĩa chính trị đối với Việt Nam to lớn hơn nhiều chuyến thăm Cu Ba.

Cu Ba là nước nhỏ, không có ý nghĩa chính trị, kinh tế với Việt Nam bao nhiêu.
Brazin là nước lớn, có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
Brazin lại là nước quan trọng trong nhóm các nước đang phát triển và có ảnh hưởng lớn đến thế giới.
Nhóm này gọi là nhóm BRICS gồm có Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và từ 2011 Cộng Hòa Nam Phi.

Nhìn vào danh sách này, chúng ta dễ dàng nhận ra vai trò của BRICS trên chính trường quốc tế.
Họ là đại diện cho 1/2 dân số thế giới và sản xuất ra hơn 1/4 sản lượng kinh tế thế giới. Là những nền kinh tế đang phát triển, uy tín của nhóm BRICS này sẽ còn tăng cùng với thời gian.

Việt Nam muốn phát triển, cần có bạn bè trên khắp các lĩnh vực, khắp các hoạt động chính trị của thế giới.
Ông Trọng sang Brazin cũng nhằm làm Brazin hiểu Việt Nam hơn, nhằm làm Brazin tăng cường ủng hộ Việt Nam hơn trên trường quốc tế.

Nhưng nay đã hỏng rồi.

Việc hủy chuyến bay, mà chắc chắn như hé lộ của nhà ngoại giao Việt Nam, chỉ là do 1 tiểu tiết thuộc lễ nghi ngoại giao, ngay trước chuyến thăm đã định trước, không có lý do bất khả kháng, là một điểm tồi cho ngoại giao Việt Nam, cho Nguyễn Phú Trọng.

Đây là chuyến thăm bị hủy, không có thông lệ trong ngoại giao quốc tế.
Trường hợp Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi được giảng trên các giảng đường đại học ngoại giao quốc tế, như 1 bài học xấu.
Lợi ích quốc gia Việt Nam đã bị ông Trọng đặt xuống hàng thứ yếu.
Cái 'tôi' của nhà chính trị gia Mác xít kiệt xuất đã cao hơn uy tín của Việt Nam.
Ông Trọng đã tỏ ra là 1 nhà chính trị tồi, không có khả năng đại diện cho quốc gia Việt Nam được.

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và bè lũ phải nhớ rằng: Chừng nào các người còn nô lệ chính dân tộc mình, chừng nào các người còn tham nhũng trên chính dân tộc mình, thì những thủ tục ngoại giao dù cao quí bao nhiêu, cũng không che đậy được sự khinh bỉ của những chính trị gia yêu nước đang đón tiếp các người.


.
.
.



No comments:

Post a Comment

View My Stats