23/4/2012
Khi con gái ông bạn tôi đưa chiếc áo lính bạc mầu mất 2 chiếc cúc bảo “chú thay áo đi, mặc tạm cái áo này nhé” tôi hết sức ngạc nhiên.
- Sao phải thay áo hả cháu?
- Chú thay đi, ra ngoài kia mà mặc áo như chú chúng nó biết ngay bên Hà nội sang đấy.
- Biết thì đã sao, chú có làm gì đâu mà phải cải trang như thế?
- Không cải trang đố chú ra được ngoài đó.
Ông bạn xúc ấm chè thủng thẳng:
- Chú thay đi, con Hà nói đúng đấy, chúng nó thấy người lạ chặn lại không ra được mà còn thêm rắc rối. Cẩn thận là hơn.
Hà lấy chiếc mũ cối bạc phếch của bố nó, trước kia chắc là mầu xanh Tô châu đội lên đầu tôi và nhắc tôi kéo tay áo xuống không nên sắn lên như thế.
Thay xong, để kệ tay áo với măng sét loè xòe, đầu chụp cái mũ cối tôi bật cười khi thấy mình như trở thành kẻ khác: một nông dân Văn giang hoặc là một tay lái xe công nông đầu ngang.
- Sao phải thay áo hả cháu?
- Chú thay đi, ra ngoài kia mà mặc áo như chú chúng nó biết ngay bên Hà nội sang đấy.
- Biết thì đã sao, chú có làm gì đâu mà phải cải trang như thế?
- Không cải trang đố chú ra được ngoài đó.
Ông bạn xúc ấm chè thủng thẳng:
- Chú thay đi, con Hà nói đúng đấy, chúng nó thấy người lạ chặn lại không ra được mà còn thêm rắc rối. Cẩn thận là hơn.
Hà lấy chiếc mũ cối bạc phếch của bố nó, trước kia chắc là mầu xanh Tô châu đội lên đầu tôi và nhắc tôi kéo tay áo xuống không nên sắn lên như thế.
Thay xong, để kệ tay áo với măng sét loè xòe, đầu chụp cái mũ cối tôi bật cười khi thấy mình như trở thành kẻ khác: một nông dân Văn giang hoặc là một tay lái xe công nông đầu ngang.
Thì ra cô con gái bạn tôi có lý. Trên đường từ nhà ra đến gần khu vực chính quyền huyện Văn Giang sắp cưỡng chế đất phải qua 2 “bốt gác”. Một bốt là mấy thanh niên vẻ mặt rất ngầu đúng ngồi lố nhố, quá nữa hơn trăm mét là một nhóm, nhìn cách ăn mặc và cầm gậy biết ngay dân phòng hoặc công an cải dạng. Tất cả đều làm nhiệm vụ canh chừng người lạ đến khu tập kết máy ủi của nhà thầu dự án Eco Park Văn Giang Hưng yên.
Mấy thôn Cửu cao, Phụng công và Xuân quang thuộc huyện Văn Giang có diện tích ruộng sắp bị cưỡng chế theo lệnh của chủ tịch huyện Đặng Thị Bích Thủy.
Mấy thôn Cửu cao, Phụng công và Xuân quang thuộc huyện Văn Giang có diện tích ruộng sắp bị cưỡng chế theo lệnh của chủ tịch huyện Đặng Thị Bích Thủy.
Trở lại Dự án xây dựng Khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang Ecopark. Trong bài “Vì sao các hộ dân ở Văn Giang khiếu nại kéo dài?”, Báo Người cao tuổi số 38 đã chỉ ra nhiều sai phạm của dự án. Bài báo nêu bật nội dung Thông báo số 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên phải “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng khu đô thị…”. Ngày 12-4-2012, huyện Văn Giang tổ chức cuộc đối thoại của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan hành chính ở Hưng Yên với nhân dân Văn Giang. Nhưng bà Chủ tịch UBND huyện lại nói rõ “chỉ đối thoại với 166 hộ gia đình liên quan đến việc cưỡng chế 72 ha đất để bàn giao cho chủ đầu tư”, không chấp nhận đối thoại với những hộ không nằm trong khu vực cưỡng chế vào ngày 20-4-2012 sắp tới. Thực chất đã rõ, huyện Văn Giang không “đối thoại”, chỉ “cưỡng chế”!
Những dự án kinh doanh như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Nguyên tắc là khi giải phóng mặt bằng, người dân khi đến nơi ở mới phải có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ. Như vậy, quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang không đúng luật, không hợp lí, không hợp tình, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ “lợi ích nhóm” nào đấy, trong đó có chủ đầu tư.
Chính vì vậy bà con các xã trên đã kêu cứu khắp nơi tại các cơ quan trung ương ở Hà nội.
Đi vài nhà thấy ngay cái không khí căng thẳng bao trùm miền quê này. Từ người già đến phụ nữ đều như đang chuẩn bị “kháng chiến”.
Trong các gia đình, bà con ngồi bàn bạc nhỏ to. Gậy gộc, dao phay thấy để khắp chỗ. Gần khu ruộng chuẩn bị cưỡng chế, dân dựng lều bạt canh giữ đất. Nhiều đám củi khô chất rải rác. Loanh quanh đây đó là các chai nhựa, chai thủy tinh có chứa chất lỏng mầu xanh, hỏi ra biết đó là xăng. Xăng để làm gì? Chắc không phải đem ra chơi hoặc đổ dế.
Bên kia đê là sông Hồng với cây cầu Thanh trì dài hơn 3000m vắt ngang. Bên này là đất vườn trù phú của nông dân nay sắp bị san ủi đến nơi rồi. Tự nhiên cái không khí đối đầu giữa nông dân và chính quyền làm tôi bỗng nhớ bài thơ Bên kia sông đuống:
Chính vì vậy bà con các xã trên đã kêu cứu khắp nơi tại các cơ quan trung ương ở Hà nội.
Đi vài nhà thấy ngay cái không khí căng thẳng bao trùm miền quê này. Từ người già đến phụ nữ đều như đang chuẩn bị “kháng chiến”.
Trong các gia đình, bà con ngồi bàn bạc nhỏ to. Gậy gộc, dao phay thấy để khắp chỗ. Gần khu ruộng chuẩn bị cưỡng chế, dân dựng lều bạt canh giữ đất. Nhiều đám củi khô chất rải rác. Loanh quanh đây đó là các chai nhựa, chai thủy tinh có chứa chất lỏng mầu xanh, hỏi ra biết đó là xăng. Xăng để làm gì? Chắc không phải đem ra chơi hoặc đổ dế.
Bên kia đê là sông Hồng với cây cầu Thanh trì dài hơn 3000m vắt ngang. Bên này là đất vườn trù phú của nông dân nay sắp bị san ủi đến nơi rồi. Tự nhiên cái không khí đối đầu giữa nông dân và chính quyền làm tôi bỗng nhớ bài thơ Bên kia sông đuống:
…Anh đưa em về bên kia sông Ðuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Ðuống trôi đi
Một giòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Ðứng bên này sông luyến tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay…
Nhưng cái nghịch cảnh bây giờ không phải là chuyện giữa nhân dân và giặc Pháp cùng lũ lính ngụy ác ôn mà là cái nghịch cảnh trên chiến tuyến hôm nay, hai phía đối đầu nhau quyết sống mái lại là những mẹ những chị, em ta với chính quyền.
Sang nhà ông B, thật bất ngờ khi chủ nhà giới thiệu tôi với cụ bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ có tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ từng là một nữ điệp báo của Sở Liêm phóng Hà Nội. Sau kháng chiến chống Pháp, bà chuyển về Hà Nội làm giáo viên tại trường Chu Văn An. Bà từng được nhận giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch quốc tế vì thành tích chống tham nhũng.
Ở đây không nói chuyện gì được nhiều vì bà liên tục gọi, trả lời bằng cái điện thoại di động có giây đeo trước ngực. Thì ra bà đang nói chuyện với bên văn phòng Thanh tra chính phủ. Được vài phút lại trả lời cán bộ an ninh gọi. Chưa kịp uống chén nước chủ nhà đưa mời, chuông điện thoại réo. Bà nói: Cậu cảnh sát khu vực đấy. A lô, bà đang có việc nhá…ừ, làm sao ngồi chỗ được, có bao giờ bà ngồi một chỗ được đâu. Hả, bà ở đâu hả? Mày biết làm gì, mà có biết cũng thế thôi, có ai giữ được bà đâu…
Bà Hiền Đức khuyên bà con bình tĩnh: “Cứ từ từ. Thế bây giờ bà gọi cho Thanh tra chính phủ, thằng Huỳnh Phong Tranh nhá,,,bây giờ nên gọi chưa?”.
Ở đây không nói chuyện gì được nhiều vì bà liên tục gọi, trả lời bằng cái điện thoại di động có giây đeo trước ngực. Thì ra bà đang nói chuyện với bên văn phòng Thanh tra chính phủ. Được vài phút lại trả lời cán bộ an ninh gọi. Chưa kịp uống chén nước chủ nhà đưa mời, chuông điện thoại réo. Bà nói: Cậu cảnh sát khu vực đấy. A lô, bà đang có việc nhá…ừ, làm sao ngồi chỗ được, có bao giờ bà ngồi một chỗ được đâu. Hả, bà ở đâu hả? Mày biết làm gì, mà có biết cũng thế thôi, có ai giữ được bà đâu…
Bà Hiền Đức khuyên bà con bình tĩnh: “Cứ từ từ. Thế bây giờ bà gọi cho Thanh tra chính phủ, thằng Huỳnh Phong Tranh nhá,,,bây giờ nên gọi chưa?”.
Nhưng xem ra, chính quyền huyện Văn giang rất quyết tâm cưỡng chế. Nguyên nhân sâu sa của sự quyết tâm này thì có vẻ ai cũng rõ. Chính quyền được gì khi bao che cho chủ đầu tư và tuyên chiến với nhân dân?. Tất nhiên không phải là được chén nước chè như bà Lê Hiền Đức nhận từ tay người nông dân sắp bị cướp đất đến nơi.
Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao loé giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn…
Rời Văn giang trở về Hà nội, hai thanh niên đưa tôi ra đường cái dù tôi đã biết đường. Tôi hiểu, bà con muốn bảo vệ tôi khỏi bị nhưng tên bịt mặt đâu đó xông ra hành hung. Cũng giống như bà Lê Hiền Đức vì chống tham nhũng nên luôn bị khủng bố, luôn bị đe dọa chẹt xe, ném đá. Một đất nước đang trải qua những thời khắc đảo điên. Một đất nước phải cải trang giữa thời bình.
Văn giang Hưng yên, tôi nhìn vào mắt những nông dân ở đây, tôi thấy trong đó là ngọn lửa đang cháy. Mảnh đất ở một miền quê yên lành lại sắp dậy sóng.
Văn giang Hưng yên, tôi nhìn vào mắt những nông dân ở đây, tôi thấy trong đó là ngọn lửa đang cháy. Mảnh đất ở một miền quê yên lành lại sắp dậy sóng.
Đến bao giờ lại được đọc mấy câu thơ của Hoàng Cầm với đúng tinh thần trong đó:
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông .
Mai Xuân Dũng
-------------------------------
21/4/2012
Mấy ngày qua hàng nghìn dân Văn Giang Hưng yên quyết sống mái với bọn cướp đất-chủ dự án Khu đô thị Eco Park trên cánh đồng và biểu tình trước dinh Thủ tướng để phản đối chính quyền tiếp tay, cưỡng chế đất. Sự việc có vẻ như đang ngoặt sang một hướng mới chưa từng thấy.
Tình hình trên các trang mạng xôn xao, Facebook sốt sình sịch tiếp hơi nóng vào dư luận nhân dân như chảo lửa.
Vụ Văn Giang Eco Park này mang mầu sắc thế nào trong bức tranh kinh tế Việt nam?
Sau việc Bộ trưởng Tài chính Vương Đình đi Xin ga po điều nghiên hệ thống cá độ ở đảo quốc này tính đem về áp dụng cho triều sản đang trong cơn túng quẫn, người ta đang đồn đoán về những sòng bạc quy mô quốc tế sẽ được xây cất ở Việt nam trong tương lai.
Thời điểm này, bộ binh bộ hộ bộ hình đều phải gồng lưng thót rốn để kiếm cho ra tiền. FDI khó khăn, các quả đấm kinh tế nhà nước vỡ vụn, giới đầu tư nước ngoài tháo chạy vì thực trạng tham nhũng của giới tư bản đỏ. Trong nước khiếu kiện tràn lan và đang có dấu hiệu trở thành những xô viết Nghệ tĩnh của thế kỷ 21 sẽ là mối nguy Titanic chứ không phải như câu chuyện Tiên lãng.
Gỡ cho ra cái mớ bòng bong này có lẽ triều Vệ đã tính đến việc thò tay vào 3 cái túi để vơ vét trám vào lỗ thủng ngân sách.
Thứ nhất móc túi thằng Tư bổn giẫy chết theo cách cổ điển: bán tài nguyên chủ yếu là cướp đất của nông dân, bố thí tiền đền rẻ mạt mặc cho họ vật lộn kiếm sống bất chấp hệ lụy. Bán đất cho nước ngoài với trò lèo thuê 50 năm, 70 năm.
Thứ hai, móc túi dân đen hiện nay đang đói rách lầm than bằng cách tận thu các sắc thuế chồng lấp nhau với các ngôn từ “hạn chế ách tắc” hoặc “nâng cấp” hệ thống giao thông.
Thứ ba, chuẩn bị mở ra sòng bạc, cá độ. Cái này nếu thành công sẽ như một phát tên hạ được hai chim. Vừa hút được vốn đầu tư vừa thu được tiền từ túi dân đỏ đen quốc tế, kích thích du lịch.
Về việc nặn túi dân, Bộ Giao tải Đinh La được giao trọng trách.
Trước khi làm tư lệnh ngành dầu khí, La vốn xuất thân kiếm tiền bằng trò ảo thuật tung hứng các con số nên cứ tưởng thiên hạ dốt như cục bột nên mới lập lờ giả ngô nghê nói lèo rằng Quốc hội thông dâm đến 92,4% về chủ trương tận thu 2 loại phí hạn chế phương tiện cá nhân và lưu hành ô tô đi vào thành phố giờ cao điểm.
Đang cơn khát tiền, không từ việc tối kỵ là móc túi dân đen. Cả thày lẫn tớ chỉ thua thằng Luyện cầm dao giết người cướp vàng ở phố Sàn.
Tay nắm luật pháp nhưng họ rất sợ luật nhân quả ở đời. La giả ngô lấy Quốc hội ra lập lòe để tránh đại dịch đáng kinh sợ hơn cả ết là cuộc đại loạn toàn dân.
Ai ngờ mưu đồ móc túi 350 nghìn tỷ đồng dân nghèo bằng cái đề án thu phí của bộ Giao tải bị dư luận đập te tua nên chính phủ Vệ đành để miếng mỡ treo cao (chờ ngày đẹp giời đớp sau).
Sau khi sạp báo đảng đăng tin về các dự án hóa dầu Bà rịa 4 tỷ, lọc dầu Nghi sơn 8 tỷ đô thì dân tài chính mới ngộ ra rằng nghị quyết 11CP chủ trương tái cơ cấu, thắt giải rút tài chính, giảm chi tiêu công là trò láo khoét vì giảm chi tiêu công thì chúng lấy đâu ra tiền mà gửi ngân hàng quốc tế, mua đất cát, đầu tư riêng cho các công ty sân sau tùm lum như kiểu Vi na xin, “Vina cô mất nết” vân vân.
Bất động sản đóng hòm. Ngân hàng chao đảo. Lạm phát leo thang, Các doanh nghiệp giải thể, phá sản khắp nơi. Bầu Đức hiện nay mắc nợ tứ tung đang chào bán các chung cư dự án rẻ 50% để thoái vốn hòng rút chân khỏi vũng lầy bất động sản đang làm run sợ các đại gia đại con nợ khác.
Giới đầu tư đang có dấu hiệu tháo chạy khỏi Vệ. FDI tụt dốc, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3 tháng 2012 là 2,63 tỷ USD, chỉ bằng 63,6% so với cùng kỳ năm 2011 và trông thấy tương lai còn tuột tiếp. Trong khi đó việc triển khai các dự án cũ của năm 2010, 2011 cũng đang có những vướng mắc tiềm ẩn theo hướng kịch bản Đoàn Văn Vươn. Công ty TNHH Savills Việt Nam đã kí thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajco) để trở thành Đại diện bán độc quyền khu nhà ở thuộc Khu đô thị Eco Park – Văn Giang - Hưng Yên. Nhưng chính những jac cu ở đây đã nhìn thấy nguy cơ bị cướp đất, con cháu họ mất kế sinh nhai từ ruộng đồng nên đang nổi lên như ong, chơi quyết tử.
Nhà Vệ lúng túng hầu như mất khả năng đối thoại với nhân dân về mọi vấn đề chính trị, kinh tế. Nội bộ lục đục tranh ăn, tranh quyền không thèm quan tâm đến đời sống dân chúng.
Có vẻ họ bất chấp tất cả dư luận trong, ngoài nước. Bất chấp mọi chuyện kể cả chiếc lá nho che phủ cho cái chỗ đen đúa nhất là việc công khai đưa các thái tử, công nương vào các vị trí quyền lực thâu tóm tài sản công, bất chấp sự yếu kém, tham nhũng của các doanh nghiệp quốc doanh, dồn mọi gánh nặng thâm thủng lên đầu dân.
Nếu tình thế kinh tế thúc bách quá nóng, có thể nhà cầm quyền sẽ chỉ đạo lực lượng ‘thanh kiếm và lá chắn” của đảng đàn áp gắt gao nông dân để cướp đất bằng được. Nhưng nông dân đã bị đẩy sát chân tường sẽ quyết liệt chống lại và máu có thể đổ.
Nhưng những hành động kiểu đó nếu xảy ra sẽ không khác gì mồi lửa quăng vào cánh đồng khô nỏ và chắc chắn đám cháy sẽ bùng ra trên diện rộng. Việc ai bị nướng chín tế thần trong đám hỏa diệm sơn đó sẽ là câu hỏi dành cho kẻ nào liều lĩnh ký lệnh đốt đền tự trả lời.
Mai Xuân Dũng
.
.
.
No comments:
Post a Comment