Greenland chỉ trích
chuyến thăm của Đệ nhị phu nhân Mỹ và cố vấn của ông Trump
BBC News Tiếng Việt
25
tháng 3 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clyr38k4prko
Các
chính trị gia Greenland đã lên án kế hoạch cho các chuyến thăm cấp cao của Mỹ,
sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa tiếp quản hòn đảo này.
Đệ
nhị phu nhân Mỹ Usha Vance sẽ có chuyến thăm mang tính văn hóa trong tuần này,
và một chuyến đi riêng biệt dự kiến sẽ được thực hiện bởi Cố vấn An ninh Quốc
gia của ông Trump, Mike Waltz.
Cố
vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Đệ nhị phu nhân Mỹ Usha Vance
Thủ
tướng sắp mãn nhiệm của Greenland, Mute Egede, mô tả kế hoạch này là mang tính
gây hấn và cho biết cả hai người đều không được mời tham gia các cuộc họp.
Trong
khi đó, lãnh đạo tương lai có khả năng của hòn đảo cáo buộc Mỹ thể hiện sự thiếu
tôn trọng.
Greenland
– hòn đảo lớn nhất thế giới, nằm giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương – đã chịu
sự kiểm soát của Đan Mạch, cách đó gần 3.000 km, trong khoảng 300 năm qua.
Hòn
đảo này tự quản lý các vấn đề nội bộ, nhưng các quyết định về chính sách đối
ngoại và quốc phòng được đưa ra tại Copenhagen.
Mỹ
từ lâu đã có lợi ích an ninh tại đây – và đã duy trì một căn cứ quân sự trên đảo
từ Thế chiến thứ Hai.
Có
ý kiến cho rằng ông Trump quan tâm đến các khoáng sản đất hiếm của Greenland.
Con trai ông, Donald Jr., đã đến thăm Greenland trước khi ông nhậm chức vào
tháng Giêng.
Khi
công bố chuyến thăm của bà Vance, Nhà Trắng cho biết phu nhân thứ hai sẽ tham
quan các địa điểm lịch sử và tham dự Avannaata Qimussersu, cuộc đua chó kéo xe
quốc gia của Greenland.
Phái
đoàn của bà – bao gồm cả con trai – sẽ có mặt để "tôn vinh văn hóa và sự
đoàn kết của Greenland", theo tuyên bố từ Nhà Trắng.
Chuyến
đi của ông Waltz được xác nhận bởi một nguồn tin nói với đối tác của BBC tại
Mỹ, CBS News. Theo tờ New York Times của Mỹ, ông dự kiến sẽ đến
Greenland trước bà Vance và đi cùng Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright.
Thủ
tướng sắp mãn nhiệm Egede mô tả đặc biệt chuyến thăm của ông Waltz là một hành
động khiêu khích.
"Cố
vấn an ninh đến Greenland để làm gì? Mục đích duy nhất là thể hiện quyền lực với
chúng tôi," ông nói với tờ Sermitsiaq của Greenland.
Ông
Jens-Frederik Nielsen, người có khả năng trở thành thủ tướng tiếp theo của
Greenland, cáo buộc các quan chức Mỹ thể hiện sự thiếu tôn trọng với người dân
địa phương, cũng theo tờ báo này.
Ông
Trump dường như đã leo thang chiến dịch tiếp quản hòn đảo trong một cuộc trò
chuyện với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte hồi
đầu tháng này.
Greenland
vốn đã trong tình trạng phòng thủ trước những tuyên bố của ông Trump về việc tiếp
quản, nhưng ông còn gây thêm chấn động khi ám chỉ rằng ông có thể đề xuất tiếp
nhận hòn đảo với sự hỗ trợ của NATO – một liên minh quân sự mà Đan Mạch cũng là
thành viên.
"Mark,
anh biết đấy, chúng ta cần điều đó vì an ninh quốc tế… Có rất nhiều thế lực
đang hoạt động quanh bờ biển của chúng ta, và chúng ta phải cẩn trọng,"
ông Trump nói. "Chúng ta sẽ trao đổi về chuyện này."
Khi
được hỏi về viễn cảnh sáp nhập Greenland, ông Trump nói: "Tôi nghĩ điều đó
sẽ xảy ra."
Động
thái này đã khiến các đảng chính trị hàng đầu của Greenland ra tuyên bố chung
lên án "hành vi không thể chấp nhận được" của tổng thống Mỹ.
Vấn
đề này đã trở thành tâm điểm trong cuộc bầu cử gần đây, trong đó đảng cầm quyền
Inuit Ataqatigiit của Egede bất ngờ thất bại trước đảng Dân chủ của Nielsen – đảng
ủng hộ con đường đạt độc lập khỏi Đan Mạch theo hướng từ tốn.
Hồi
đầu tháng này, trong một bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ông Trump tuyên bố ủng
hộ mạnh mẽ quyền tự quyết của người dân Greenland.
"Nếu
các bạn lựa chọn, chúng tôi hoan nghênh các bạn gia nhập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,"
ông nói.
Theo
các cuộc thăm dò gần đây, gần 80% người Greenland ủng hộ độc lập khỏi Đan Mạch.
Tuy nhiên, một khảo sát vào tháng Giêng cho thấy số người phản đối việc trở
thành một phần của Mỹ còn cao hơn thế.
Người
dân giương cao biểu ngữ có dòng chữ 'Yankee Go Home' (Người Mỹ về nhà đi) trong
cuộc tuần hành đến lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một cuộc biểu tình, với khẩu hiệu
'Greenland thuộc về người dân Greenland', tại thủ đô Nuuk của Greenland vào
ngày 15/3/2025
Khoáng
sản khổng lồ ở Greenland
Trong
khi lãnh thổ tự trị của Đan Mạch đã nhanh chóng phản hồi Mỹ rằng họ không phải
để bán, nguồn tài nguyên khoáng sản rộng lớn và hầu hết chưa được khai thác của
Greenland đang nhận được nhiều sự chú ý.
Greenland
là một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch nhưng tự kiểm soát tài nguyên thiên nhiên
của mình.
Thiên
nhiên ban cho Greenland trữ lượng các nguyên tố đất hiếm lớn thứ tám thế giới.
Đây là loại khoáng sản rất quan trọng để sản xuất nhiều thứ, như điện thoại di
động, pin và động cơ điện.
Hòn
đảo này cũng có trữ lượng lớn các kim loại quan trọng khác, như lithium và
coban.
Cũng
có dầu và khí đốt ở Greenland, nhưng việc khoan mới bị cấm. Việc khai thác đáy
biển cũng không thể thực hiện.
Greenland
mang tới một cơ hội có một không hai do trữ lượng khoáng sản khổng lồ ở đây gần
như chưa được khai thác, theo ông Eldur Olafsson, giám đốc điều hành của công
ty khai thác Amaroq Minerals. Công ty này đang đào vàng ở Greenland.
"Greenland
có thể là nhà cung cấp tất cả các loại khoáng sản mà phương Tây sẽ cần trong
nhiều thập kỷ," ông Olafsson nói thêm.
"Và
đó là một vị thế rất độc đáo."
Nhưng
hiện tại chỉ có hai mỏ đang hoạt động trên toàn đảo này.
Christian
Kjeldsen, giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp Greenland, cho biết "tình hình địa
chính trị toàn cầu hiện nay đang thúc đẩy sự quan tâm dành cho hòn đảo lớn nhất
thế giới".
Ông
chỉ ra rằng Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, trong khi
phương Tây muốn đảm bảo nguồn cung thay thế.
"Có
một Trung Quốc rất mạnh đang nắm giữ rất nhiều nguyên liệu thô quan trọng,"
ông nói.
Điều
đó đã khiến các quốc gia phương Tây ngày càng để ý tới việc tiếp cận trữ lượng
khoáng sản của Greenland. Trung Quốc cũng rất muốn vào cuộc, nhưng bị hạn chế
thâm nhập thị trường.
----------------------
TIN
LIÊN QUAN
·
Có gì đằng sau cuộc
đua giành khoáng sản khổng lồ ở Greenland?
27
tháng 1 năm 2025
·
Mỹ, Ukraine và Nga
đang đàm phán những gì?
24
tháng 3 năm 2025
·
Tổng lãnh sự Việt
Nam cảnh báo người Việt cư trú có giấy tờ tại Mỹ
23
tháng 3 năm 2025
No comments:
Post a Comment