Điều
gì cản trở kinh tế tư nhân phát triển ở Việt Nam?
Bình luận của Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ
2025.03.15
https://www.rfa.org/vietnamese/binh-luan/2025/03/15/kinh-te-tu-nhan-viet-nam-cai-cach-coi/
Điều
quan trọng nhất vẫn là ý thức hệ.
Khác
với người tiền nhiệm muốn xem kinh tế nhà nước là chủ đạo của nền kinh tế quốc gia,
kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, ông Tô Lâm bắt đầu muốn định hướng nền
kinh tế quốc gia dựa nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân.
Khu
vực kinh tế tư nhân hiện nay thu hút khoảng 85% lực lượng
lao động, đóng góp trên 50% GDP, khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, và
chiếm trên 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Nó bao gồm ba thành phần chính là hộ
nông lâm ngư nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phi nông lâm ngư nghiệp, và doanh
nghiệp ngoài nhà nước.
Dù
hiện nay là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân
sau gần 50 năm thống nhất đất nước vẫn còn rất sơ khai, năng suất lao động và
công nghệ thấp, chủ yếu là những doanh nghiệp hay hộ kinh doanh rất nhỏ.
Khu
vực doanh nghiệp ngoài nhà nước được coi là có quy mô hơn so với hai thành phần
còn lại vốn chủ yếu là các hộ kinh tế gia đình. Tuy vậy, đa phần các doanh nghiệp
ngoài nhà nước là nhỏ và rất nhỏ. Chỉ có chưa tới 1% doanh nghiệp có quy mô hơn
300 lao động. Hơn 60% doanh nghiệp có quy mô dưới 5 lao động, và gần 20% doanh
nghiệp có từ 5-10 lao động.
Vậy
đâu là những cản trở đã ngăn khu vực doanh nghiệp tư nhân trở nên lớn mạnh. Điều
này rất quan trọng bởi hiểu được nó, giới làm chính sách có thể đề ra những
phương thức nhằm giải quyết và thúc đẩy kinh tế tư nhân. Có vài lý do.
Thứ
nhất đó là ý thức hệ. Những người cộng sản chủ trương theo đuổi một nền kinh tế
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa này,
dĩ nhiên các doanh nghiệp nhà nước sẽ đóng vai trò điều phối nền kinh tế. Sự hiện
diện và chi phối của các doanh nghiệp nhà nước tự nó sẽ thu hẹp không gian hoạt
động của các doanh nghiệp tư nhân.
Có
rất nhiều ví dụ. Chẳng hạn đối với một dự án của chính quyền, chính phủ sẽ có
xu hướng ưu tiên cho những doanh nghiệp nhà nước hơn là những doanh nghiệp tư
nhân. Hành động này tự nó làm mất đi cơ hội để doanh nghiệp tư nhân có thể lớn
mạnh. Ngược lại, việc mặc nhiên giao các dự án của quốc gia cho các công ty nhà
nước dẫn đến các công ty nhà nước trở nên ù lỳ và chậm chạp, không có nhu cầu cần
phải cạnh tranh và đổi mới cũng như nhu cầu cần phải hoạt động hiệu quả hơn để
có thể tồn tại và đem lại lợi nhuận.
Việt
Nam cần học gì từ Singapore?
Việt
Nam đã đến ‘điểm tới hạn’ cho cuộc cải cách lớn?
Máy
bay Trung Quốc – thuốc thử để tìm thứ quý hơn “hạnh phúc của nhân dân”
Ngược
dòng lịch sử, chiến lược công nghiệp hoá dựa vào các tập đoàn nhà nước mà có
lúc giới lãnh đạo chính quyền ví như những quả đấm thép đã thất bại một cách thảm
hại. Xa hơn nữa, việc đánh đổ công thương nghiệp ở miền Nam sau năm 1975 bằng
cách dẹp bỏ tất cả các doanh nghiệp tư nhân để nhường thị trường cho các doanh
nghiệp nhà nước đã nhanh chóng đưa đất nước đến sự khủng hoảng.
Khu
vực kinh tế tư nhân có bộ mặt như hiện nay là một hệ quả phái sinh của chính
sách xã hội chủ nghĩa mà ở đó giới lãnh đạo nhận thấy rằng chỉ duy trì chính
sách xã hội chủ nghĩa đơn thuần sẽ không thể giải quyết được bài toán kinh tế
cho quốc gia. Vì vậy mà giới lãnh đạo đã cởi mở và nới lỏng ý thức hệ xã hội chủ
nghĩa trong quản lý kinh tế để cho phép sự hiện diện của kinh tế tư nhân nhằm
giải quyết những vấn đề mà kinh tế xã hội chủ nghĩa đã không làm được.
Thứ
hai là sự lũng đoạn của các doanh nghiệp thân hữu. Ngoài các doanh nghiệp nhà
nước, chính quyền có xu hướng ưu ái một nhóm doanh nghiệp thứ hai đó là các
doanh nghiệp thân hữu. Đặc điểm chung của giới doanh nghiệp thân hữu đó là họ
là những doanh nghiệp tư có sự hỗ trợ của các quan chức hoặc chính quyền ở phía
sau. Sự hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp thông qua các quan chức của các doanh
nghiệp thân hữu đã làm biến dạng thị trường.Nguồn lực của quốc gia thay vì được
chuyển tới những doanh nghiệp ưu tú nhất nhằm tạo ra lợi ích tối đa cho đất nước
và khuyến khích sự phát triển chung của cả ngành công nghiệp thì được chuyển tới
những doanh nghiệp thân hữu, nhằm làm giàu cho những cá nhân và một số quan chức
đứng sau nó.
Việc
một doanh nghiệp có thể dựa vào chính quyền để đạt được những mong muốn của
mình thì đến lượt nó, doanh nghiệp có thể sử dụng những điều này như là những
đòn bẩy nhằm đạt được những mong muốn khác với các đối tác tư nhân khác, ngân
hàng chẳng hạn. Khi một doanh nghiệp có thể sử dụng quá nhiều đòn bẩy trong một
nền kinh tế mà không phải chịu nhiều sự kiểm soát thì nó chỉ khiến cho doanh
nghiệp đó ngày càng trở nên liều lĩnh và kéo theo nhiều rủi ro, cho chính nó và
cho cả nền kinh tế. Hậu quả là chính quyền sẽ phải là người giải quyết cuối
cùng và nhân dân là người thiệt hại đầu tiên.
Ví
dụ dễ thấy nhất đó là những công ty bất động sản thân hữu. Nếu một công ty bất
động sản có thể dựa vào sự hỗ trợ của chính quyền nhằm dễ dàng thâu tóm những vị
trí đắc địa thì đến lượt nó, họ có thể dùng sự thâu tóm này như là những tài sản
thế chấp để có thể vay mượn nhằm triển khai dự án. Việc triển khai dự án có thể
giúp nâng giá bất động sản và đến lượt nó, những bất động sản này có thể được
dùng để thế chấp nhằm vay nợ cho những dự án kế tiếp.
Thứ
ba là sự sở hữu chéo liên quan đến hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng
thay vì được chuyển đến những doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả nhất sẽ được
chuyển đến những doanh nghiệp sân sau của ngân hàng. Hậu quả là nguồn vốn không
được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Những doanh nghiệp cần vốn nhất để phát
triển đã không thể có cơ hội.
Thứ
tư là hệ thống công chức không có khả năng định hình chính sách công nghiệp và
triển khai chính sách công nghiệp. Việc bảo đảm các doanh nghiệp trong nền kinh
tế được đối xử một cách công bằng là chưa đủ. Chính quyền có thể đóng một vai
trò quan trọng hơn trong việc nâng đỡ và nuôi dưỡng những lĩnh vực công nghiệp
có tiềm năng và lợi thế. Nhưng để hỗ trợ những lĩnh vực này một cách hiệu quả,
nó đòi hỏi một lực lượng công chức chuyên nghiệp và có năng lực. Lực lượng này
chỉ có thể có được nếu được tuyển công khai, dựa trên năng lực, và được bồi dưỡng
thường xuyên.
Và
điều cuối cùng đó là các chính quyền địa phương không có năng lực và nhu cầu cần
triển khai các chính sách. Các chính quyền địa phương đúng ra là tổ chức hiểu
rõ nhất nhu cầu và khả năng của những doanh nghiệp trong địa phương của mình.
Tuy vậy, vì chính quyền địa phương quá nhỏ, họ không có năng lực, nhân lực, và
nguồn lực để có thể trợ giúp các doanh nghiệp. Và quan trọng hơn, họ không có
nhu cầu để giúp các doanh nghiệp địa phương, khi mà vị trí của họ không được bầu
chọn bởi người dân mà là được bổ nhiệm bởi trung ương. Họ tuân theo sự hướng dẫn
chung của trung ương, nhưng trung ương thì ở quá xa.
Những
cản trở trên mang tính thể chế, và vì vậy, việc giải quyết nó đòi hỏi những cải
cách thể chế.
-------------------------------------------------
*Bài
viết không thể hiện quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment