Quân
đội Pháp đã sẵn sàng đối phó với chiến tranh cường độ cao và kéo
dài ?
Thùy
Dương - RFI
Đăng
ngày: 27/03/2025 - 10:52 - Sửa đổi ngày: 27/03/2025 - 14:2
Cuộc
chiến tranh Ukraina nhắc nhở châu Âu rằng hòa bình không kéo dài mãi. Trong khi
đó, việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng dường như là điểm khởi đầu của quá
trình thay đổi vị thế của Mỹ : từ một đồng minh gắn bó với NATO trở thành
một đối tác đơn thuần của châu Âu. Lập trường của Trump làm giảm tính răn đe của
NATO, bởi vì Nga không còn tin rằng Washington, nước bảo vệ châu Âu kể từ năm
1945, nay vẫn sẵn sàng bảo vệ quân sự cho châu Âu nếu cần.
VIDEO
:
Hệ
thống pháo tự hành CAESAR của Pháp trưng bày tại triển lãm vũ khí Eurosatory,
Paris, Pháp. Ảnh 13/06/2022. AP - Jeffrey Schaeffer
Trong
bối cảnh đó, theo nhận định của cựu sĩ quan Laurent Vilaine, giảng viên địa
chính trị tại Đại học Công giáo Lyon của Pháp, tác giả bài viết « Quân
đội Pháp đối mặt với chiến tranh tương lai : Chúng ta đã sẵn
sàng ? », đăng trên trang mạng nghiên cứu The Conversation,
ngày 24/03/2025, ngành quốc phòng của Pháp không thể tiếp tục « án
binh bất động ». Chính quyền Pháp phải tính đến tình hình địa
chính trị mới và thách thức mới về tác chiến (chiến tranh cường độ cao trên
lãnh thổ châu Âu), không chỉ ở cấp độ quốc gia, mà cả ở cấp độ Liên Hiệp Châu
Âu.
Thế
mạnh của quân đội Pháp
Câu
hỏi mà chuyên gia địa chính trị Laurent Vilaine đặt ra là: giữa những lợi thế
được trông thấy rõ, những hạn chế về cơ cấu và sự cần thiết tăng cường quyền tự
chủ trước sự suy yếu của NATO, năng lực thực của bộ máy quân sự của Pháp ra
sao ? RFI trích lược bài viết.
Trước
hết, Laurent Vilaine khẳng định Pháp là một cường quốc quân sự được công nhận ở
châu Âu, với mô hình quân đội hoàn chỉnh, được trang bị nhiều năng lực và có sức
mạnh đáng tin cậy.
Không
giống như một số nước khác chọn cách chuyên môn hóa lực lượng của mình, Pháp
duy trì một mô hình quân đội hoàn chỉnh, bao gồm lực lượng hạt nhân với khả
năng răn đe chiến lược trên biển (với tàu ngầm phóng tên lửa hạt nhân), trên
không và từ tàu sân bay, một lực lượng mặt đất giàu kinh nghiệm, có khả năng hoạt
động trong môi trường phức tạp và thành thạo trong việc phối hợp giữa các quân
chủng (bộ binh, xe bọc thép và pháo binh), cũng như trong việc phối hợp giữa
các quân chủng (đặc biệt là giữa lục quân và không quân) ; một lực lượng hải
quân hùng mạnh, có một tàu sân bay (Charles-de-Gaulle) ; một hạm đội tàu ngầm tấn
công và các tàu khu trục hiện đại ; một lực lượng không quân phản ứng nhanh, có
khả năng triển khai nhanh chóng, với các chiến đấu cơ Rafale, drone …
Và
cuối cùng, quân đội Pháp là quân đội duy nhất ở Liên Âu có kinh nghiệm hoạt động
gần như liên tục. Trong suốt 30 năm qua, các đội quân của Pháp được triển khai
tại Bosnia, Kosovo, vùng Sahel châu Phi (chiến dịch Barkhane) và Syria, nhờ vậy
các đơn vị được huấn luyện với các hoạt động bên ngoài (OPEX), giúp quân đội
Pháp có khả năng thích nghi rất cao với các hoàn cảnh khắc nghiệt.
Thách
thức tài chính lớn
Tuy
nhiên, khi quan sát cuộc chiến ở Ukraina, chuyên gia Laurent Vilaine nhìn nhận
năng lực của quân đội Pháp vẫn chưa đủ mạnh để đối phó với một cuộc chiến cường
độ cao và kéo dài.
Để
ứng phó với các mối đe dọa mới, tháng 07/2023, Pháp đã thông qua kế hoạch quân
sự (LPM) 2024-2030, với ngân sách 413 tỷ euro trong 7 năm. Đây là nỗ lực quan
trọng của Paris nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang Pháp và bảo đảm khả năng
phục hồi sức mạnh để đối phó với các cuộc xung đột cường độ cao. Kế hoạch quân
sự này thực ra là sự gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng thường niên :
69 tỷ euro cho năm 2030, so với khoảng 44 tỷ trong năm 2022. Mục tiêu kế hoạch
quân quân sự (LPM) là củng cố, tăng cường 3 lĩnh vực chính.
Chiến
tranh Ukraina đã cho thấy là kho đạn dược của Pháp không đủ để có thể trụ được
quá vài ngày trong một cuộc xung đột cường độ cao. Do đó, trước tiên, kế hoạch
LPM cho phép tăng lượng đạn dược quy ước, trong đó có đạn pháo 155mm, tiếp tục
hiện đại hóa pháo binh qua việc mua pháo tự hành Caesar mới (loại vũ khí được
truyền thông nói đến nhiều về hiệu quả trong chiến tranh Ukaina). Năng lực chiến
tranh điện tử, bao gồm cả các công cụ gây nhiễu, cũng sẽ được củng cố để chống
lại các mối đe dọa mới.
Thứ
hai, kế hoạch LPM còn củng cố khả năng sẵn sàng của trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
và đẩy mạnh đào tạo lực lượng, bao gồm cả bảo trì chiến xa Leclerc hiện đại và
cải thiện công tác huấn luyện quân đội, bằng cách tăng cường các cuộc tập trận
chung giữa các đội quân và với các nước đồng minh.
Đổi
mới công nghệ và hiện đại hóa khả năng răn đe cũng là một phần quan trọng của kế
hoạch quân sự 2024-2030, trong đó có mục tiêu cùng Đức phát triển Hệ thống
Không chiến Tương lai (SCAF) - một hệ thống vũ khí trên không có kết nối để
thay thế chiến đấu cơ Rafale, cũng như tăng cường phi đội drone chiến đấu và
trinh sát, tích hợp các hệ thống tự động tân tiến.
Ngoài
ra, chương trình tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới vẫn tiếp tục được phát triển, bên
cạnh việc phát triển tên lửa liên lục địa M51.3 mới để bảo đảm khả năng răn đe
đáng tin cậy của Pháp.
Nỗ
lực chưa đủ để tự chủ hoàn toàn
Quân
đội Pháp đang thực sự được gia tăng sức mạnh, nhưng về chất nhiều hơn là về lượng.
Chẳng hạn, theo chuyên gia Laurent Vilaine, việc tăng số đơn vị, xe thiết giáp
và chiến đấu cơ vẫn chưa được bàn tới, trong khi quân đội Ba Lan và Đức đã đề
ra mục tiêu rõ ràng.
Ngoài
ra còn có một số thách thức lớn khác. Kể cả khi Pháp tăng tỉ lệ ngân sách quốc
phòng so với GDP, thì chưa chắc năng lực công nghiệp của Pháp có thể đáp ứng được
nhu cầu gia tăng.
Ngành
công nghiệp quốc phòng của Pháp sẽ cần nhiều năm để gia tăng đáng kể năng lực sản
xuất vũ khí, đạn dược. Hơn nữa, Pháp không tự chủ được về các công nghệ kỹ thuật
số và chất bán dẫn. Một điểm yếu khác đến từ sự bất đồng giữa các quốc gia
thành viên Liên Âu về các dự án chung như Hệ thống Không chiến Tương lai (SCAF)
và xe tăng MGCS Pháp-Đức trong tương lai, khiến các dự án chậm được triển khai.
Laurent Vilaine nhắc lại là các nhà xuất đang gặp khó khăn trong việc thống nhất
kế hoạch phân bổ dự án cho các nước.
Sự
khó lường của chính quyền Mỹ
Một
thách thức khác đến từ sự khó đoán định của chính quyền Mỹ thời Donald Trump
trong khi các nước vẫn dựa vào sự bảo vệ quân sự của Mỹ. Pháp từ trước đến nay
vẫn có lập trường bảo đảm khả năng độc lập tương đối của Liên Âu trong khối
NATO. Sự trở lại Nhà Trắng của Donald Trump càng khiến vấn đề trở nên cấp bách
hơn.
Nhưng
liệu Pháp và châu Âu có thể tự bảo vệ mình không ? Chuyên gia Vilaine khẳng định
chỉ dựa vào hiện đại hóa và xây dựng năng lực của quân đội một số nước châu Âu
như Pháp, Đức, Ba Lan … theo kiểu phân tán rời rạc là không đủ. Khẩn trương
tăng cường hợp tác quân sự châu Âu là việc cấp thiết. Pháp, thông qua sức mạnh
quân sự của mình, phải đóng vai trò trung tâm, nhưng để châu Âu đạt quyền tự chủ
chiến lược, chỉ mình nước Pháp dĩ nhiên là không đủ. Các nước Đức, Ý và Tây Ban
Nha cũng sẽ phải gánh trách nhiệm xây dựng một hệ thống phòng thủ chung hiệu quả.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÁP
- QUỐC PHÒNG - RĂN ĐE HẠT NHÂN
Tổng
thống Macron thông báo đầu tư tăng cường năng lực răn đe hạt nhân của Pháp
PHÁP
- LIÊN ÂU - QUỐC PHÒNG
Pháp
kêu gọi Liên Âu ồ ạt đầu tư chung cho « tự chủ quốc phòng »
PHÁP
- UKRAINA - VIỆN TRỢ
TT
Macron bảo đảm Pháp có "đủ phương tiện" để tiếp tục hỗ trợ Ukraina
No comments:
Post a Comment