Việt Nam hàm ý gì khi
phản đối tàu Haiyang-26 của Trung Quốc?
RFA
2024.06.11
Hôm
6/6/2024, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên
tiếng phản đối Trung
Quốc đưa tàu khảo sát Haiyang-26 vào khảo sát trong vùng biển thuộc chủ quyền của
Việt Nam. Khu vực tàu Haiyang-26 hoạt động được cho biết là ở ngoài cửa Vịnh Bắc
Bộ.
Tàu
khảo sát Hải Dương 26 của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam (không
xác định được ngày tháng.) - Bộ Ngoại giao Việt Nam
Điều
đáng chú ý là các lần xâm nhập vào vùng biển Việt Nam để tuần tra, khảo sát,
các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu định vị AIS (hệ thống định vị tự động), do
đó, không chỉ Việt Nam mà các nhà quan sát quốc tế đều biết hoạt động của Trung
Quốc. Ở những lần đó, Việt Nam cho tàu đi theo giám sát nhưng hiếm khi phản đối
công khai. Lần này, tàu Haiyang-26 tắt tín hiệu định vị AIS (hệ thống định vị tự
động). Do đó, các nhà quan sát quốc tế đều không biết hoạt động của Trung Quốc,
nhưng Việt Nam lại lên tiếng phản đối công khai.
Hoạt
động của tàu Haiyang-26 và phản đối của phía Việt Nam diễn ra trong bối cảnh
Chương trình AMTI của Trung tâm CSIS công
bố khảo sát qua
vệ tinh cho thấy Việt Nam đã tăng tốc bồi đắp đảo từ tháng 11, 2023 đến nay.
Trong đó, bãi Thuyền Chài được bồi đắp dài đến 4.318 mét.
Câu
hỏi đặt ra liệu xung đột giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi Cỏ Mây và bãi cạn
Scarborough có phải là nguyên nhân thúc đẩy Việt Nam đẩy nhanh xây dựng đảo
nhân tạo ở Trường Sa từ khoảng tháng 11 năm 2023 và hiện nay, công khai phản đối
tàu Trung Quốc xâm nhập?
Ông Greg
Poling, Giám đốc Chương trình AMTI của CSIS nói với RFA rằng rất khó để biết
xung đột Philippines và Trung Quốc có tác động đến quyết định của Việt Nam hay
không. Theo ông Greg Poling, hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam dường như có
nhiều khả năng bắt nguồn từ hành vi quấy rối mạnh mẽ của Trung Quốc đối với tàu
Việt Nam quanh Bãi Tư Chính kể từ năm 2021, chứ không phải những gì đang xảy ra
với Philippines.
Trao
đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng đúng là Trung Quốc đã xâm nhập
rất nhiều lần vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Không chỉ Việt
Nam, mà Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia,
Indonesia, Philippines. Việt Nam đã nhiều lần không phản đối công khai. Còn lần
này Việt Nam đã phản đối công khai tàu Haiyang 26. Ông giải thích với
RFA:
“Như
vậy lần này phải có một lý do gì đó đặc biệt. Lý do đặc biệt này là gì? Theo
tôi được biết, tàu khảo sát Haiyang - 26 có nhiều vấn đề. Một, đây là con tàu mới
đóng và rất lớn, trở thành một thứ “biểu tượng” của hải cảnh Trung Quốc. Hai là
chúng ta nhớ là năm ngoái thì Việt Nam chỉ phản đối tàu sau khi tàu Trung Quốc
xâm nhập, khảo sát 29 ngày, chứ không phải Việt Nam phản đối ngay. Lần này thì
Việt Nam phải đối.
Chúng
ta có thể đặt động thái này của Việt Nam trong bối cảnh chung trên Biển Đông.
Philippines và Trung Quốc ngày càng căng thẳng trên bãi Cỏ Mây, bãi cạn
Scarborough. Thậm chí, Philippines tố cáo Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo
trên đá Sa Bin.
Có
thể Trung Quốc đang “dương đông kích tây”, nhân lúc dư luận quốc tế tập trung
vào xung đột Philippines - Trung Quốc thì họ sẽ làm gì đó nhắm vào Việt Nam. Nếu
Việt Nam không thận trọng và nếu quốc tế quan tâm không đủ thì có thể bị Trung
Quốc “ra tay”.
Tôi
cho rằng có thể Việt Nam đã phát hiện ra Trung Quốc làm điều đó nên đã quyết định
công khai phản đối.”
Vẫn
không liên kết
Việc
Việt Nam công khai phản đối tàu khảo sát Haiyang-26, thu hút sự quan tâm của quốc
tế, đặt ra câu hỏi là liệu nước này có cần đến hỗ trợ từ nước khác? Liệu những
cơ sở vật chất mới mà Việt Nam có thể đưa lên đảo nhân tạo vừa bồi đắp, mở rộng,
có đủ khả năng giúp nước này phòng thủ đuợc truớc Trung Quốc không?
Trả
lời câu hỏi này, TS. Nagao Satoru cho rằng Việt Nam “không tin tưởng
vào sức mạnh răn đe của chính quyền Biden” đối với Trung Quốc. Kể từ khi chính quyền Biden rút khỏi
Afghanistan, hình ảnh mạnh mẽ của Mỹ đã biến mất. Ngoài ra, việc Nga gây hấn ở Ukraine
vào năm 2022 đòi hỏi Mỹ phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ Ukraine. Năm
2023, Mỹ cần sử dụng nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ Israel. Theo TS. Nagao,
trong khi Mỹ phải xuất kho vũ khí hỗ trợ Ukraine và Israel thì Trung Quốc bảo tồn
được kho vũ khí của mình. Họ chỉ hỗ trợ Nga bằng cách cung cấp nguyên liệu sản
xuất vũ khí cho Nga. Điều này có nghĩa là kho vũ khí Mỹ đang giảm dần nhưng kho
vũ khí của Trung Quốc vẫn giữ nguyên. Do đó, Việt Nam có thể lo lắng về việc họ
có thể nhận được bao nhiêu nguồn lực quân sự từ Mỹ nếu xung đột trên Biển Đông
với Trung Quốc xảy ra. TS. Nagao cho rằng đó là lý do Việt Nam phải nỗ lực tự bảo
vệ các đảo mình đang quản lý.
Theo
TS. Nagao, việc Hoa Kỳ không ngăn cản hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo
của Trung Quốc ở Biển Đông các năm trước đây cũng làm cho Việt Nam không tin tưởng
vào khả năng ngăn chặn Trung Quốc của siêu cường này.
Ngoài
ra, sự khác biệt về giá trị dân chủ và thể chế chính trị cũng là vấn đề ngăn cản
khả năng liên kết của Việt Nam với Hoa Kỳ. Theo TS. Nagao, chính quyền Biden tiến
hành các hoạt động “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ” nhưng Việt Nam không thể
tham gia. Mối liên kết chặt chẽ của Việt Nam với Nga cũng làm cho Việt Nam
không thể nằm trong vòng vây của Mỹ chống lại Nga. Do đó, theo TS. Nagao, mối
quan hệ Mỹ - Việt hiện nay không mấy bền chặt. Việt Nam lo lắng về chính sách của
Mỹ và Mỹ cũng lo lắng về chính sách của Việt Nam.
Trao
đổi với RFA, ông Greg Poling nhấn mạnh rằng “liên kết” không phải là sự lựa chọn
của Việt Nam. Bởi vì Việt Nam có thể củng cố cơ sở vật chất của mình, đồng thời
hợp tác với Philippines và các nước khác để gây áp lực buộc Trung Quốc phải
thay đổi hướng đi.
Hôm
11/6/2024, Chủ tịch nước Việt Nam ông Tô Lâm, mới nhậm chức hôm 22/5, đã nói với
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là ông Hùng Ba rằng hai
bên cần
kiểm soát tốt vấn đề tranh chấp lãnh hải và quyền lợi của mỗi quốc gia phải được
tôn trọng.
----------------------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Vai trò của Bãi Thuyền Chài trong
tranh chấp tại Biển Đông
Biển Đông: nhiều nước tạm tránh đối đầu
Trung Quốc khi Mỹ bị hút vào “điểm nóng” khác
Chuyên gia: Việt Nam nên quan sát tình
hình Philippines để chuẩn bị cho mình
Trung Quốc thực thi chiến thuật “con ếch
chết luộc” xung quanh Biển Đông như thế nào?
No comments:
Post a Comment