NỘI
DUNG :
Tổng
thống Nga Putin công du Việt Nam cấp Nhà nước
Nguyễn Giang|Trọng Thành
- RFI
.
Putin
khen lập trường của Việt Nam trong cuộc chiến Ukraine
NgưỜI
Việt
.
Tổng thống Putin
thăm Việt Nam, mục đích chính là gì?
BBC
Tiếng Việt
==================================================
Tổng thống Nga Putin công du Việt Nam cấp Nhà nước
Nguyễn Giang|Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 19/06/2024 - 13:28
Trong hai ngày, hôm nay, 19/06 và ngày mai,
20/06/2024, tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin công du Việt Nam cấp
Nhà nước theo lời mời của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Cờ
Việt Nam và Nga trên đường phố Hà Nội trước giờ đón tổng thống Putin. Ảnh ngày
19/06/2024. REUTERS - Athit Perawongmetha
Tháp
tùng tổng thống Nga, có nhiều lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Nga, như ngoại
trưởng Sergei Lavrov, phó thủ tướng, chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Việt
Nam-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật Dmitri Chernyshenko;
bộ trưởng Tư Pháp Konstantin Chuichenko, bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov,
bộ trưởng Giao Thông Roman Starovoit, bộ trưởng Năng Lượng Sergei Tsivilev.
Trong
phái đoàn Nga còn có đại diện nhiều công ty, ngân hàng, như tập đoàn năng lượng
nguyên tử quốc gia Rosatom, công ty cổ phần Xuất khẩu quốc phòng Nga
Rosoboronexport, tập đoàn Ngân hàng Kinh tế đối ngoại Liên bang Nga…
Đây
là lần thứ năm ông Putin công du Việt Nam với tư cách tổng thống Liên bang Nga
và là lần thứ hai công du Việt Nam cấp Nhà nước.
Đây
là dịp để lãnh đạo hai nước ‘‘gặp gỡ, thảo luận, thống nhất những vấn đề
quan trọng và định hướng chiến lược cho tương lai, xác định rõ hơn các lĩnh vực
hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh, năng lượng,
khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa ngoại giao nhân dân’’.
Theo
giới quan sát, nhân dịp này Nga và Việt Nam muốn thúc đẩy trao đổi kinh tế-thương
mại song phương.
Trong
bối cảnh chiến tranh Ukraina và Nga bị phương Tây cô lập và trừng phạt, Câu hỏi
đặt ra đối với giới quan sát là chính quyền Việt Nam tính toán gì khi đón tiếp
tổng thống Putin ?
Từ
Singapore, thông tín viên Nguyễn Giang cho biết.
Nhìn
từ phía Việt Nam thì đây là chuyến thăm nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ “Đối
tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trên tất cả các lĩnh vực và nâng tầm trong
tình hình mới”, theo lời Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Đặng Minh Khôi
nói với báo chí hôm nay 19/06.
Đây
cũng là quan hệ được cho là “tin cậy lẫn nhau”, có truyền thống từ thời chiến
tranh. Và chuyến thăm của ông Putin, người bị Tòa án Hình sự Quốc tế ICC truy
nã từ tháng 3/2023 nhưng Việt Nam không ký công ước làm thành viên của tòa án
này nên ông Putin an toàn khi tới Việt Nam.
Theo
giới quan sát thì các tính toán địa chính trị gần đây được lãnh đạo Việt Nam đặt
vào đường lối gọi là “tự chủ chiến lược”, hàm ý Hà Nội có thể phát triển quan hệ
đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn, theo thể chế khác nhau, thậm chí
đối chọi nhau.
Không
e ngại chỉ trích đó, giới chức Nga và Việt Nam hai bên cho hay chuyến thăm có mục
tiêu làm “giữ lửa” cho quan hệ song phương, từ thương mại, năng lượng, dầu khí
tới mua bán vũ khí. Phía Nga hẳn đánh giá cao tình hữu nghị và hành động trải
thảm đỏ đón ông Putin của Việt Nam khi mà ông bị nhiều nước khác tẩy chay, thậm
chí lên án.
Điều
đáng nói là chuyến thăm xảy ra khi hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký “Hiệp ước về
những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị” năm 1994. Tuy ít người để ý đến
văn bản này nhưng nó lại khá quan trọng, giúp Nga đảm bảo có một vị trí vững chắc
sau Chiến tranh Lạnh ở Đông Nam Á, thông qua quan hệ với cựu đồng minh là Việt
Nam.
Đài
báo Nga vẫn dùng di sản chủ nghĩa cộng sản, các tài liệu về Lenin, thậm chí cả
Stalin để tạo mối ràng buộc về chiều sâu với các cơ quan Đảng, công an, quân đội
và truyền thông Việt Nam.
Cũng
hiệp ước đó tạo nền móng cho hợp tác quân sự và năng lượng, gồm cả năng lượng
nguyên tử hai bên dù trước mắt, mảng khai thác dầu khí là quan trọng nhất.
Hai
bên Nga-Việt cũng muốn đẩy thêm trao đổi kinh tế-thương mại vì đây là lĩnh vực
phản ánh quan hệ song phương của Việt Nam với Nga còn quá thấp, chỉ đạt có 3,6
tỷ USD năm 2023, so với con số khổng lồ 171 tỷ đô la với Trung Quốc, 111 tỷ
với Hoa Kỳ và 72 tỷ với Liên Hiệp châu Âu.
Thế
nhưng phía Việt Nam ý thức được rằng Nga bị Hoa Kỳ cấm vận tài chính, các
trao đổi với Nga sẽ khiến Việt Nam phải cân nhắc để không bị trừng phạt như một
số ngân hàng Trung Quốc gần đây. Báo chí Việt Nam nói tiềm năng đầu tư của
doanh nghiệp Việt Nam sang Nga còn cao, vì tính đến hết tháng 5 năm nay Việt
Nam có khoảng 25 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đô la, tức
là cao hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư xấp xỉ một tỷ đô la của Nga vào Việt
Nam tính tới cùng thời điểm nói trên.
Tóm
lại, trong các tính toán của Việt Nam thì tự chủ chiến lược đang là nét nổi bật
trong việc đón ông Putin sang thăm, nhưng kết quả tốt đẹp, những lợi ích mà Nga
đem lại cho Hà Nội, cũng như hệ quả của việc này ra sao trong quan hệ với các
nước Phương Tây thì còn cần thời gian chúng ta mới có thể biết được.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Thăm
Bình Nhưỡng và Hà Nội, tổng thống Nga không muốn chỉ đối thoại với Trung Quốc
PUTIN
- CÔNG DU - VIỆT NAM
Washington
trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Nga Putin
VIỆT
NAM - CHÂU ÂU
Liên
Âu bất bình vì Việt Nam hoãn một cuộc họp trước khả năng tổng thống Nga thăm Hà
Nội
===================================================
Putin khen lập trường
của Việt Nam trong cuộc chiến Ukraine
NgưỜI Việt
June
19, 2024
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/putin-khen-lap-truong-cua-viet-nam-trong-cuoc-chien-ukraine/
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Ông
Vladimir Putin, tổng thống Nga, hoan nghênh Việt Nam giữ lập trường “cân đối”
trong cuộc chiến Ukraine và nêu lên tiến bộ về chi trả, năng lượng và thương mại
trong bài xã luận đăng trên báo Nhân Dân của đảng Cộng Sản Việt Nam hôm Thứ Tư,
19 Tháng Sáu.
Trong
bài xã luận được công bố nhân dịp thăm chính thức Việt Nam, ông Putin khen ngợi
Việt Nam vì ủng hộ “cách thức thực tế để giải quyết cuộc khủng hoảng” ở
Ukraine.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/TS-putin-khen-1536x1024.jpg
Ông
Vladimir Putin, tổng thống Nga. (Hình minh họa: Natalia Kolesnikova/AFP via
Getty Images)
Việt
Nam chính thức theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập trong mối quan hệ với
cường quốc thế giới, Reuters đưa tin. Thời gian qua, nước này từ chối lên án
Nga xâm lăng Ukraine, một quan điểm bị Tây phương chỉ trích là quá thân thiết với
chính phủ Nga.
Theo
kế hoạch, ông Putin tới Hà Nội đêm Thứ Tư và sẽ gặp giới lãnh đạo Việt Nam vào
Thứ Năm, sau chuyến thăm Bắc Hàn. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Nga tới Việt
Nam kể từ khi dự hội nghị thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình
Dương (APEC) năm 2017.
Trong
bài xã luận, ông Putin lưu ý Nga và Việt Nam còn “đánh giá giống nhau về tình
hình ở vùng Á Châu-Thái Bình Dương.”
Quan
điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông khác với quan điểm của Trung Quốc. Bắc
Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm những mỏ dầu khí
trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam nơi công ty Nga đang khai thác
dầu khí.
Ông
Putin cho hay năng lượng là “lĩnh vực mang tầm quan trọng chiến lược trong hợp
tác song phương” và nêu ví dụ là những công ty liên doanh Nga-Việt khai thác
nhiên liệu hóa thạch ở Biển Đông cũng như ở miền Bắc nước Nga.
Gazprom,
công ty khí đốt Nga, cũng đang khai thác khí đốt ở Việt Nam, ông Putin lưu ý.
Novatek, công ty năng lượng Nga, “sẽ mở dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở
Việt Nam,” ông cho biết, nhưng không nói rõ chi tiết.
Ông
Putin cũng nhắc tới kế hoạch “thành lập trung tâm khoa học và công nghệ nguyên
tử ở Việt Nam” với sự hỗ trợ của Rosatom, công ty năng lượng nguyên tử lớn của
nhà nước Nga.
Tổng
thống Nga cũng hoan nghênh tiến bộ về tài chính và thương mại.
Việc
chi trả giữa Nga với Việt Nam trở nên khó khăn do lệnh trừng phạt của Tây
phương đối với ngân hàng Nga, và vấn đề này từ lâu nay là vấn đề ưu tiên trong
những lần hai bên hội đàm với nhau, giới chức hai nước này từng cho hay.
Việt
Nam từ trước tới nay là quốc gia mua rất nhiều vũ khí của Nga.
Ông
Putin cho biết chi trả bằng đồng rúp Nga và tiền đồng của Việt Nam chiếm 60% những
khoản chi trả song phương trong quý 1 năm nay, tăng đáng kể từ hơn 40% trong
năm ngoái.
“Ngân
Hàng Liên Doanh Việt-Nga đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các giao dịch
tài chính đáng tin cậy,” ông viết, ý nói ngân hàng thành lập năm 2006 ở Hà Nội.
Ông
cũng lưu ý thương mại song phương đang tăng.
Tuy
nhiên, hiện nay, thương mại giữa Việt Nam với Nga vẫn ít ỏi, trong khi Mỹ và
Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Việt Nam. (Th.Long) [qd]
-------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng thống Putin thăm
Việt Nam, mục đích chính là gì?
BBC Tiếng Việt
19
tháng 6 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c033qpy3663o
Cho
đến nay, Việt Nam là quốc gia xa xôi nhất mà Tổng thống Nga Vladimir Putin công
du sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
TT
Putin và TBT Nguyễn Phú Trọng
"Việt
Nam càng quan trọng với Nga vì Nga hiện không có nhiều bạn nữa," Giáo sư
Alexander L Vuving từ trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương
Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đánh giá với BBC vào ngày 18/6.
Trong
hơn hai năm qua, ông Putin chỉ công du đến các quốc gia láng giềng, chẳng hạn
các nước thuộc Liên Xô cũ mà vẫn còn nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc
và những nước ngoài khối thân hữu với Nga là Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất (UAE).
Các
chuyến đi của ông diễn ra trong bối cảnh ông đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế
phát lệnh truy nã từ tháng 3/2023.
Những
nước ông đến đều không thuộc 123 quốc gia thuộc ICC, nhằm tránh bị phát lệnh bắt
giữ.
·
Vladimir Putin:
Từ điệp viên KGB đến năm nhiệm kỳ tổng thống
18 tháng 3 năm 2024
·
Tổng thống Nga
Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam - Chương trình nghị sự có gì?
17 tháng 6 năm 2024
·
Xáo trộn chính
trị khiến ông Putin không đến Việt Nam sau chuyến thăm Trung Quốc?
16 tháng 5 năm 2024
Nga
phát thông điệp không bị cô lập?
Một
ngày trước khi đến Việt Nam, ông Putin đã đến Bắc Hàn vào sáng sớm ngày 19/6
theo giờ địa phương.
Đây
là lần thứ hai ông đến đất nước bị cô lập này sau 24 năm.
Hãng
thông tấn nhà nước Bắc Hàn (KCNA) đưa tin, sau khi đến Bình Nhưỡng, ông Putin
và lãnh đạo Kim Jong-un đã "cùng chia sẻ những tâm tư thầm kín sâu sắc nhất"
và thảo luận về việc làm sâu sắc thêm quan hệ song phương.
KCNA
mô tả mối quan hệ giữa hai quốc gia bị cô lập này là "cỗ máy để tăng cường
một trật tự thế giới đa cực mới", tương tự các diễn ngôn ông Putin từng sử
dụng trước đó.
Mối
quan hệ giữa Nga và Bắc Hàn được ví như tình hữu nghị mang tính đổi chác.
Nếu
như Bình Nhưỡng rất cần tiền thì Moscow rất cần đạn dược cho cuộc chiến tranh
Ukraine.
Do
đó, giới quan sát nhận định, nếu gọi đây là tình hữu nghị "anh em"
thì có vẻ còn quá sớm.
Lãnh
đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bình Nhưỡng
vào ngày 19/6/2024
Sau
Bắc Hàn, ông Putin sẽ đặt chân đến Hà Nội vào tối ngày 19/6 và có một ngày 20/6
gặp gỡ "Tứ Trụ" của Việt Nam.
Các
chuyên gia nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng chương trình nghị sự có thể
xoay quanh các chủ đề chính gồm mua bán vũ khí, thương mại, hợp tác thương mại,
khai thác dầu khí ở Biển Đông.
"Việt
Nam càng quan trọng với Nga vì Nga hiện không có nhiều bạn nữa. Bạn thân của
Nga hiện chỉ có một số nước do quá gần Nga, chịu quá nhiều ràng buộc nên buộc
phải làm bạn như những nước cộng hòa Trung Á," Giáo sư Alexander L Vuving
đánh giá với BBC.
Chuyến
đi của ông Putin đến Trung Quốc hồi tháng 5, tiếp theo là Bắc Hàn và Việt Nam
vào tháng 6 cho thấy phần nào nỗ lực tìm đối tác giữa bối cảnh Nga ngày càng bị
cô lập liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraine.
Trước
chuyến đi của ông Putin, Việt Nam đã không tham dự Thượng đỉnh hòa bình Ukraine
diễn ra tại Thụy Sĩ trong hai ngày 14 và 15/6 dù được mời.
Khác
với Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam đã không công khai lý do.
Tiến
sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), đánh giá chuyến đi châu Á của
ông Putin diễn ra ngay sau Thượng đỉnh hòa bình vì Ukraine vì Điện Kremlin muốn
cho phương Tây thấy rằng nỗ lực cô lập nước này đã thất bại "và Nga vẫn có
những người bạn trên khắp thế giới như Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam".
Về
phần mình, Giáo sư Vuving cho rằng Việt Nam không tham dự là vì mối quan hệ ngoại
giao với Nga "quan trọng hơn nhiều nếu so với Ukraine", đồng thời Nga
đã không được mời tham dự thượng đỉnh vừa qua.
"Quan
điểm của Việt Nam, theo tôi, đó là bất kỳ câu chuyện gì liên quan đến cuộc chiến
tranh Ukraine thì phải có hai bên tham gia. Không biết một hội nghị hòa bình mà
chỉ có Nga tổ chức, không có Ukraine tham gia thì Việt Nam có tham gia hay
không," ông đánh giá.
Việt
Nam có lợi ích gì cho Nga?
Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin
tại thành phố Sochi (Nga) vào ngày 25/11/2014
Nga
hiện vẫn đang hứng chịu các lệnh trừng phạt quốc tế do Mỹ dẫn đầu liên quan đến
cuộc chiến tranh Ukraine.
Mỹ
mới đây đã mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong lĩnh vực ngân hàng,
giao dịch chứng khoán, hạn chế việc Nga sử dụng công nghệ bao gồm chip và phần
mềm.
Trước
đó hồi tháng 12/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp áp đặt
lệnh trừng phạt lên những ngân hàng có kinh doanh với khoảng 1.200 cá nhân và
công ty được xem là đang trợ giúp cho cỗ máy chiến tranh của Nga.
Thạc
sĩ Hoàng Việt, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 18/6 nhận định với BBC rằng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó
khăn, Việt Nam có thể mang lại lợi ích cho Nga về khía cạnh này.
"Kinh
tế Nga đang gặp khó khăn như thế mà Việt Nam có thể trao đổi hàng hóa với Nga ở
mức độ nào đó thì cũng là điều mà Nga cần."
"Việt
Nam có thể mua một số hàng hóa của Nga, vũ khí cũng như là năng lượng nếu có, rồi
hợp tác của Việt Nam với Nga tập trung vào khai thác dầu khí trên Biển
Đông," ông nhận định.
Ông
Hoàng Việt cũng nhận định chuyến đi của ông Putin sắp tới không chỉ mang tính
biểu tượng vì Nga vẫn đang muốn tạo ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á và Việt
Nam hiểu được mục đích này.
"Sau
cuộc chiến Ukraine thì vai trò, ảnh hưởng của Nga đang giảm sút. Mặc dù Nga vẫn
là một cường quốc, vẫn là một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc, nhưng rõ ràng sức mạnh của Nga so với trước cuộc chiến của Ukraine
thì đã giảm sút. Vì vậy Nga rất muốn lấy lại vị thế. Và nếu mà lấy lại thì phải
có một thông điệp rõ ràng mạnh mẽ, chứ không chỉ là một chuyến thăm mang tính
chất biểu tượng," ông nhận định với BBC.
Xét
về dòng thời gian, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia đầu tiên trong số 7 nước
Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Cụ
thể, Việt Nam đã xác lập mối quan hệ ngoại giao ở bậc cao nhất đối với Trung Quốc
(2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản
(11/2023) và Úc (2024).
Trong
những năm qua, Việt Nam luôn nhắc lại tình hữu nghị Việt - Xô, “nhường cơm sẻ
áo” chi viện cho "cuộc chiến tranh chống Mỹ".
Hàng
chục ngàn cán bộ và chuyên gia ở Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô trong thời
Chiến tranh Lạnh cũng đang giữ những trọng trách quan trọng trong bộ máy của đảng
và nhà nước.
Lãnh
đạo cấp cao Việt Nam luôn gọi quan hệ Việt Nam - Nga là "quan hệ truyền thống
đồng chí, anh em", luôn xem Nga là "một trong những đối tác ưu tiên
hàng đầu của mình".
Trong
khi đó, nhiều người dân Việt Nam vẫn có tình cảm tốt đẹp với Liên Xô trước đây
và nước Nga ngày nay và cũng có một giới hâm mộ ông Putin.
Nhận
định về việc mở rộng hợp tác sắp tới, ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về quốc
phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales (Úc), đánh giá có thể kinh tế,
thương mại sẽ được tăng cường vì hiện không tương xứng với tiềm năng của quan hệ
đối tác chiến lược toàn diện.
"Mối
quan hệ với quốc gia mà Việt Nam luôn tuyên bố là có “tình hữu nghị thủy chung,
sâu sắc” được xây dựng trên cơ sở sự giúp đỡ của Liên Xô trong Chiến tranh Việt
Nam và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội."
"Không
gian phát triển trong quan hệ Việt-Nga rất lớn. Nhưng hiện tại cả hai bên đều
chưa tối đa hóa không gian đó. Chuyến thăm của ông Putin sẽ mở rộng không gian
đó," ông cho biết.
Ông
Nguyễn Minh Triết khi đương chức chủ tịch nước Việt Nam tiếp Tổng thống Nga
Vladimir Putin tại Hà Nội vào ngày 20/11/2006
·
Tổng thống Nga
Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam - Chương trình nghị sự có gì?17
tháng 6 năm 2024
·
Việt Nam sắp tiếp
đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ lên tiếng chỉ trích?17 tháng 6
năm 2024
·
Ông Putin thăm
Việt Nam: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Chủ tịch nước Tô Lâm mời,
tại sao?18 tháng 6 năm 2024
'Cây
tre' Việt Nam trụ vững trước áp lực từ các siêu cường?
Trước
chuyến đi của ông Putin, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích trong khi Liên minh châu Âu
(EU) chưa có bình luận.
Reuters
dẫn lời người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết:
"Không
có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược
của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của
mình."
"Nếu
ông ta có thể đi lại tự do, điều này có thể bình thường hóa những vi phạm trắng
trợn luật pháp quốc tế," người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ nói, đề cập đến cuộc
chiến tranh Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022 đến nay.
Tiến
sĩ Ian Storey đánh giá Washington không hài lòng về chuyến thăm của Putin.
"Nhưng
suy cho cùng, Mỹ hiểu rằng Việt Nam có mối quan hệ lâu bền với Nga và theo thời
gian, mối quan hệ của Hà Nội với Moscow sẽ trở nên kém quan trọng hơn, đặc biệt
là quan hệ quốc phòng giữa hai nước," ông đánh giá.
Về
phần mình, Giáo sư Alexander L Vuving cho rằng Nga giúp Việt Nam giảm áp lực từ
Mỹ và Trung Quốc.
"Nga
là một cường quốc thứ ba rất quan trọng đối với Việt Nam trong ứng xử với các
cường quốc. Về Biển Đông, các công ty dầu khí của Nga góp phần giúp Việt Nam giữ
chủ quyền lãnh thổ ở khu vực này. Mặt khác, khi Nga giúp Việt Nam ở Biển Đông
thì không bị Trung Quốc phản ứng mạnh như Mỹ hay Nhật Bản giúp."
Nga
và Trung Quốc đã tuyên bố quan hệ đối tác "không giới hạn" và Bắc
Kinh cũng là điểm đến đầu tiên của ông Putin trong nhiệm kỳ lần thứ năm lịch sử.
Ông
Nguyễn Thế Phương đánh giá mặc dù Nga và Trung Quốc có một quan hệ rất thân thiết,
nhưng Nga cũng muốn duy trì sức mạnh và sức ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam.
Bà
Nguyễn Thị Hồng Vân, 55 tuổi, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm Nga tại Hà Nội, cho
biết những ngày này, bà bán được nhiều hàng hơn khi có tin Tổng thống Nga
Vladimir Putin thăm Việt Nam, theo phóng sự của Reuters
Cho
đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế ngoại giao trung lập trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt giữa các siêu cường như Nga, Trung Quốc và Mỹ, liên tục nhấn mạnh
đến triết lý ngoại giao "cây tre" vì lợi ích quốc gia.
Hiện
chưa có thông tin công khai về có khả năng Việt Nam sẽ gia nhập khối BRICS hay
không. Khối BRICS với Nga và Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo được xem là đối thủ
địa chính trị lớn nhất hiện nay cho khối G7 do Mỹ dẫn đầu.
Chuyên
gia Thế Phương cho rằng vì Nga luôn là một đối tác truyền thống và đem lại rất
nhiều lợi ích nên "Việt Nam không thể bỏ rơi Nga lúc khó khăn nhất".
"Việt
Nam vẫn luôn giữ mối quan hệ tốt với Nga nhưng không có nghĩa là Việt Nam vì mối
quan hệ với Nga mà sẽ gây ảnh hưởng tới mối quan hệ với Mỹ và các nước phương
Tây. Cho nên Việt Nam sẽ cố gắng để cân bằng các mối quan hệ này."
Giáo
sư Vuving cho rằng nếu nhìn lại quá trình cân bằng quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam với Mỹ và Nga thì Hà Nội đang thực hiện "một bước lùi, hai bước tiến".
"Làm
sao để vẫn chơi được vẫn cả Nga lẫn Mỹ thì Việt Nam đã dùng phương pháp một bước
lùi, hai bước tiến. Việt Nam đã lùi một bước trong quan hệ với Mỹ trong năm
2022 và sau đó tiến hai bước trong quan hệ với Mỹ trong năm 2023. Trong lúc đó,
Việt Nam vẫn tiếp tục tiến trong quan hệ với Nga," ông bình luận.
Thạc
sĩ Hoàng Việt đánh giá về cách Việt Nam đang cân bằng quan hệ với các cường quốc
như sau:
"Không
phải là một lúc nào đó thì đi theo một phe nào đó là tốt. Việt Nam đã có nhiều
kinh nghiệm, từng về phe của Liên Xô nhưng cuối cùng sau này Việt Nam cũng chịu
rất nhiều thiệt hại trong chiến tranh. Nhưng mà cũng không có cường quốc nào đứng
ra chịu hại với Việt Nam cả. Đó có lẽ là cái học, và nếu Việt Nam xử lý tốt
trong lúc này thì người ta sẽ thấy vai trò của Việt Nam như thế nào trên trường
quốc tế."
VIDEO
: "Ông Putin đang quyền lực hơn bao
giờ hết?", Thời lượng 10,58
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c033qpy3663o
Lịch
trình dự kiến của Tổng thống Putin tại Hà Nội
Theo
thông tin mà BBC News Tiếng Việt có được, dự kiến ông Putin sẽ đáp xuống sân
bay Nội Bài vào tối hôm nay 19/6.
Ngày
20/6, dự kiến Việt Nam sẽ tổ chức lễ đón cấp nhà nước ông Putin.
Cũng
trong ngày 20/6, Tổng thống Nga sẽ có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, hội kiến Thủ tướng Phạm Minh
Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và sẽ có gặp gỡ báo chí sau đó.
Ông
Putin sẽ đến đặt vòng hoa tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các
anh hùng liệt sĩ.
Theo
lịch trình này, ông Putin và ông Tô Lâm sẽ gặp gỡ các lãnh đạo Hội hữu nghị Việt-Nga
và cựu sinh viên Việt Nam từng học ở Nga.
-----------------
Tin
liên quan
·
18
tháng 6 năm 2024
·
Việt Nam sắp tiếp
đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ lên tiếng chỉ trích?
17
tháng 6 năm 2024
·
Vladimir Putin: Từ
điệp viên KGB đến năm nhiệm kỳ tổng thống
18
tháng 3 năm 2024
·
Xáo trộn chính trị
khiến ông Putin không đến Việt Nam sau chuyến thăm Trung Quốc?
16
tháng 5 năm 2024
·
BRICS cạnh tranh với
G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?
13
tháng 6 năm 2024
·
Ông Putin ra điều
kiện ngừng bắn, Ukraine tìm kiếm sự ủng hộ
15
tháng 6 năm 2024
No comments:
Post a Comment