Công
du Hà Nội, TT Putin giúp Việt Nam tăng trọng lượng trước Trung Quốc ở Biển Đông
?
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 19/06/2024 - 14:58
Hà
Nội trải thảm đỏ đón tổng thống Nga Vladimir Putin công du cấp Nhà nước trong
hai ngày 19-20/06/2024. Chọn công du Bắc Triều Tiên và Việt Nam, tổng thống
Nga muốn khẳng định còn nhiều bạn, dù bị phương Tây « cô lập ». Về
phía Việt Nam, liệu có thể trông cậy vào mối quan hệ bằng hữu với Nga để tạo
thêm trọng lượng với Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi Hà Nội hiểu rõ phương
Tây, đặc biệt là Mỹ, sẽ khó bỏ qua chuyến công du này ?
Công
an đứng gác và ngăn đường trước Nhà Hát Lớn, để chuẩn bị đón tổng thống Nga
Vladimir Putin, Hà Nội, Việt Nam, ngày 19/06/2024. REUTERS - Athit
Perawongmetha
Chuyến
thăm của tổng thống Putin diễn ra đúng dịp kỉ niệm 30 năm ký Hiệp ước về những
nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị (1994-2024), được đại sứ Nga tại Hà Nội
đánh giá là « văn kiện đặt nền móng cho sự phát triển, thực hiện các
dự án, ý tưởng lớn ». Hai bên dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố chung
và ký văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có năng lượng.
Dù
Nga gây chiến ở Ukraina và bị các nước phương Tây trừng phạt, Hà Nội vẫn duy
trì mối quan hệ nồng ấm với Matxcơva trong khuôn khổ « ngoại giao
cây tre » cân bằng giữa các cường quốc. Việt Nam cần Nga để tạo
trọng lực đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Chiến
lược này nằm trong những dự án, hợp đồng khai thác dầu khí ở Biển Đông, nơi
Trung Quốc đòi độc chiếm đến 80% diện tích.
Việt
Nam hợp tác khai thác dầu khí với Nga để bảo vệ chủ quyền
Từ
khoảng 40 năm nay, liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro khai thác mỏ Bạch Hổ,
một trong những mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam. Theo trang PetroTimes ngày 16/03,
kế hoạch mỏ Thiên Nga - Hải Âu, Lô 12/11 của tập đoàn Zarubezhneft EP
Vietnam B.V sẽ tiếp nhận dòng khí đầu tiên vào quý IV/2026. Tháng 03/2024, tập
đoàn Nga đã gửi tới bộ Tài Nguyên và Môi Trường báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho dự án. Tổng sản lượng của mỏ trong toàn chu kỳ khai thác từ 2025 đến
2047 dự kiến sẽ đạt hơn 7,43 tỷ mét khối khí đốt và 332,5 ngàn tấn condensate.
Năm
2023, khi tham gia Diễn đàn Tuần lễ năng lượng, bộ trưởng Công Thương Việt
Nam và bộ trưởng Năng Lượng Nga đã ký bản ghi nhớ sửa đổi thỏa thuận cấp chính
phủ về hoạt động của liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro. Theo trang Thông
tấn xã Việt Nam ngày 18/06, thỏa thuận trên « phản ánh sự ủng hộ mạnh
mẽ của các bên đối với hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng và dầu
khí ».
Trong
khi một số tập đoàn châu Âu, như Repsol, phải từ bỏ một số dự án do bị Trung Quốc
gây sức ép, nhưng các doanh nghiệp Nga vẫn trụ lại. Có lẽ Matxcơva nằm trong số
những « người bạn hùng mạnh » mà « Việt
Nam có thể viện đến trong trường hợp cần thiết », theo nhận định của
nhà nghiên cứu Collin Koh trong thư điện tử trả lời trang Deutsche Welle ngày
18/06. Hà Nội không che giấu điều này, đặc biệt khi đón tiếp tổng thống Nga
Vladimir Putin, bất chấp chỉ trích từ Hoa Kỳ và phương Tây, cũng là những
đối tác quan trọng.
« Mượn » Nga làm đối trọng
với Trung Quốc ?
Có
lẽ chiến lược « ngoại giao cây tre », « kết
bạn » với các cường quốc đang giúp Hà Nội tiếp tục củng cố đòi hỏi
chủ quyền ở Biển Đông. Một mặt Việt Nam vẫn lên tiếng phản đối mọi hoạt động của
Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ gần đây, Việt Nam phản đối một tầu
quân y của hải quân Trung Quốc được đưa đến Hoàng Sa để chăm sóc quân nhân. Mặt
khác, Hà Nội vẫn lặng lẽ tăng tốc, thậm chí sử dụng cả máy nạo vét hút, giống
như thiết bị được Trung Quốc sử dụng, để gia tăng xây dựng tiền đồn ở quần đảo
Trường Sa. Trong báo cáo ngày 07/06, Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á
(AMTI), trực thuộc Trung tâm CSIS, cho rằng « năm 2024 sẽ là năm bồi
đặp đảo kỷ lục của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa ».
Một
ý khác được nhà nghiên cứu Collin Koh ở Singapore lưu ý là Bắc Kinh hiện đang đối
đầu căng thẳng với Manila ở Biển Đông, dùng vòi rồng cản trở các tầu tiếp liệu
cho lực lượng đồn trú trên những hòn đảo Philippines đòi chủ quyền cùng với
hàng loạt sự cố khác từ tháng 02 vừa qua. Việt Nam cũng thường xuyên tiếp tế
cho các đảo nằm trong quyền kiểm soát ở Trường Sa, nhưng Trung Quốc không can
thiệp mạnh mẽ như đang làm với Philippines.
Bất
chấp lập trường và phản ứng ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển
Đông, « Việt Nam sẽ không nhân nhượng về chủ quyền »,
theo nhà nghiên cứu Collin Koh, nhưng « điều mà họ tìm kiếm là quản
lý vấn đề một cách hợp lý với Trung Quốc ». Khó có thể giải quyết
tranh chấp chủ quyền một sớm một chiều và Việt Nam có lẽ sẽ đi theo còn đường « quản
lý » hơn là « giải quyết ». Trong hành
trình này, người bạn Nga tiếp tục là một trong những đối tác có trọng lượng cho
Việt Nam.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
BIỂN
ĐÔNG - VIỆT NAM - NGA
Việt
Nam và Nga khai thác mỏ dầu mới ở Biển Đông
BIỂN
ĐÔNG - VIỆT NAM - NGA
Biển
Đông : Rosneft hợp tác với Việt Nam khoan dầu, Trung Quốc tức tối
BIỂN
ĐÔNG - PHILIPPINES
Biển
Đông : Philippines cũng muốn kéo Nga vào thăm dò dầu khí
No comments:
Post a Comment