Thị
phần vũ khí toàn cầu: vì sao Nga tụt hậu so với Pháp?
12/06/2024
https://www.voatiengviet.com/a/thi-phan-vu-khi-toan-cau-vi-sao-nga-tut-hau-so-voi-phap-/7652763.html
Nga
đã mất gần 50% thị phần vũ khí toàn cầu trong khi Pháp vượt lên trở thành nước
xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trong năm qua là do Nga đang sa lầy trong cuộc chiến
ở Ukraine và bị mất đi những thị trường truyền thống, một chuyên gia theo dõi
thị trường vũ khí nói với VOA.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-2154-08db815e97ac_w1023_r1_s.jpg
Chiến
đấu cơ Rafale của Pháp đang là mặt hàng được nhiều nước ưa chuộng
Mỹ
và Pháp là những nước thắng lớn trong cuộc đua vũ khí toàn cầu trong năm qua
trong khi thị phần của Nga suy giảm mạnh, số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu
Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPPRI) cho thấy.
Pháp
đã tăng đáng kể thị phần xuất khẩu vũ khí từ 7,2% lên 11% nhờ nỗ lực tiến vào
các thị trường lâu nay vẫn do Nga thống trị như Ấn Độ. Trong khi đó, Moscow đã
chứng kiến thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu của họ giảm gần 50%, từ 21% xuống
chỉ còn chưa tới 11%, và hiện xếp dưới Pháp.
Mỹ
vẫn vững vàng ở ngôi đầu trên thị trường vũ khí thế giới trong năm qua với thị
phần tăng từ 34% lên 42%, cũng theo số liệu của SIPPRI.
Trong
giai đoạn từ 2019 đến 2023, Mỹ đã tăng 17% lượng vũ khí xuất khẩu trong khi
Pháp tăng 47% so với 5 năm trước đó.
Do
tình hình Ukraine?
“Xuất
khẩu vũ khí của Nga đã sụt giảm từ trước khi họ bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện
vào Ukraine hồi tháng 2 năm 2022,” Pieter Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại
SIPRI, đươc tờ Politico dẫn lời cho biết và ghi nhận sự sụt giảm này đã bắt đầu
từ năm 2019.
Ông
nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga do cuộc chiến ở
Ukraine ‘dường như đã góp phần giúp Pháp tăng thêm xuất khẩu vũ khí’.
Trao đổi với
VOA từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chuyên theo dõi thị trường
vũ khí thế giới, chỉ ra hai lý do xuất khẩu vũ khí của Nga ngày càng đi xuống
là ‘sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine’ và ‘mất đi những khách hàng truyền thống’.
“Nga
cần tập trung cho cuộc chiến ở Ukraine nên sản xuất vũ khí cho xuất khẩu ít đi
trong khi nhiều khách hàng truyền thống thấy Nga xâm lược Ukraine nên không muốn
mua vũ khí Nga nữa,” ông giải thích.
Theo
lời ông thì ở chiến trường Ukraine, Nga chủ yếu dùng vũ khí cũ trong kho nên
‘không ảnh hưởng nhiều lắm đến những vũ khí mới sản xuất để xuất khẩu’. “Chỉ có
điều họ tập trung nguồn lực để đánh nhau với Ukraine nên thiếu thôi,” ông nói.
Ngoài
Ấn Độ và Trung Quốc thì Việt Nam cũng là một khách hàng thân thiết của vũ khí
Nga và hiện nay có trên 80% vũ khí của Việt Nam là mua từ Nga, ông Hợp cho biết.
Việt Nam là một trong các
nước không lên án Nga xâm lược Ukraine và sắp sửa đón tiếp Tổng thống Nga
Vladimir Putin sang thăm.
Khi
được hỏi có phải chất lượng vũ khí Nga được chứng tỏ qua thực chiến trên chiến
trường Ukraine là một trong những nguyên nhân khiến vũ khí Nga kém được ưa chuộng
hay không, vị chuyên gia này nói: “Nhìn chung chất lượng của những vũ khí quan
trọng của Nga tốt nhưng công nghệ vật liệu không tốt bằng những nước khác như Mỹ,
Pháp, Anh.”
Ông
Hợp dẫn ra ví dụ máy bay phản lực chiến đấu của Nga mặc dù động cơ rất mạnh
nhưng vật liệu không tốt nên sau khoảng 500-600 giờ bay thì đã phải đại tu hay
thay thế, trong khi những động cơ cùng loại của Mỹ hay Pháp ‘có thể yếu hơn một
chút nhưng hoạt động đến 7-8 ngàn giờ mới đại tu’.
Theo
lời ông thì có những loại vũ khí Nga có giá rẻ để cạnh tranh về giá thì ‘chất
lượng lại không cao’.
Về
tác động của các lệnh cấm vận của phương Tây đối với ngành công nghiệp vũ khí
Nga, Tiến sỹ Hợp cho biết Nga ‘có thiếu phụ tùng nhưng không thiếu nhiều’.
“Lượng
phụ tùng để sản xuất vũ khí với số lượng lớn người Nga luôn có đủ. Họ đã mua dự
trữ rất nhiều từ trước,” ông cho biết.
Nếu
trong năm 2019, Nga xuất khẩu vũ khí đến được 31 nước thì đến năm 2023 chỉ còn
12 nước trên thế giới nhập khẩu vũ khí Nga, theo số liệu của SIPPRI.
Về
khả năng quay lại của những khách hàng đã quay lưng với vũ khí Nga, ông Hợp
nói: “Một là nếu họ đã mua những vũ khí tốt hơn họ đã mua của Nga thì họ sẽ
không quay lại nữa. Còn một trường hợp nữa là họ mua một loại vũ khí cùng chất lượng
và chủng loại của nước khác thì sau này họ vẫn có thể quay lại mua vũ khí Nga.”
Ông
chỉ ra vũ khí Nga trên thị trường thế giới ‘luôn luôn có tính cạnh tranh về
giá’. “Thông thường người Nga sản xuất ra vũ khí chất lượng kém hơn một chút
nhưng giá tốt hơn,” ông cho biết.
Khi
được hỏi liệu sự suy giảm của xuất khẩu vũ khí Nga có là xu thế kéo dài hay
không, ông Hợp nhìn nhận là ‘sẽ còn giảm nữa’ nhưng ‘khả năng giảm chậm lại
trong năm nay’.
Ông
chỉ ra một số khách hàng lớn của Nga như Ấn Độ và Trung Quốc ‘thực ra đã không
mua nhiều vũ khí của Nga nữa mà là mua công nghệ’. Ông dẫn chứng năm ngoái
Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 60 chiếc chiến đấu cơ Sukhoi 35, nhưng trong số
đó chỉ thực sư mua có 10 chiếc, còn 50 chiếc còn lại phía Nga phải chuyển giao
công nghệ để Trung Quốc tự lắp ráp. Còn dòng tên lửa Brahmos của Ấn Độ ‘có đến
90% công nghệ là của Nga’, cũng theo lời chuyên gia này.
Tuy
nhiên ông cho rằng việc chuyển giao công nghệ này về lâu dài không ảnh hưởng lớn
đến doanh số vũ khí của Nga vì đó chỉ là công nghệ của một sản phẩm cụ thể chứ
không phải là công nghệ lõi trong khi nhiều loại vũ khí mới Nga phát triển sau
này họ ‘sẽ không chuyển giao công nghệ’.
Pháp
vươn lên
Sự
vươn lên của Pháp là nhờ các hợp đồng lớn bán chiến đấu cơ Rafale của hãng
Dassault Aviation cho Qatar, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia và Hy Lạp, tờ Politico
cho biết.
“Trong
vài năm qua, Ấn Độ, Ai Cập và Indonesia đều chọn máy bay chiến đấu của Pháp
trong các cuộc cạnh tranh bao gồm cả các lựa chọn từ Nga,” ông Wezeman nói với
Politico và cho biết thêm rằng vũ khí của Pháp ‘thu hút về kỹ thuật’ còn ‘giao
hàng thường nhanh chóng’.
“Pháp
đang tận dụng cơ hội nhu cầu vũ khí toàn cầu đang gia mạnh mẽ để thúc đẩy ngành
công nghiệp vũ khí của mình,” Katarina Djokic, nhà nghiên cứu tại SIPRI được
trang Euronews dẫn lời cho biết. “Pháp đã đặc biệt thành công trong việc bán
máy bay chiến đấu ra các nước ngoài châu Âu.”
Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi là khách mời danh dự tại lễ duyệt binh mừng Quốc
khánh Pháp hồi năm ngoái. Hồi đầu năm, Paris và Delhi đã cam kết xây dựng quan
hệ công nghiệp quốc phòng sau khi Pháp bán 26 chiến đấu cơ Rafale Marine và 3
tàu ngầm quân sự lớp Scorpène cho New Delhi vào mùa hè năm ngoái.
Tháng
9 năm 2022, Indonesia đã ký hợp đồng mua 6 chiến đấu cơ Rafale của Pháp và đến
tháng 8 năm 2023 mua thêm 18 chiếc nữa sau khi Jakarta quyết định từ bỏ kế hoạch
mua máy bay Sukhoi-35 của Nga do lo ngại tác động của lệnh trừng phạt Nga của Mỹ,
Jakarta Post cho biết.
Đến
tháng 1 năm nay, Indonesia lại ký hợp đồng mua thêm 18 chiếc Rafale, cũng theo
Jakarta Post. Tổng cộng 42 chiếc chiến đấu cơ Rafale này có giá lên tới 8.1 tỷ
đô la, Reuters dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Pháp cho biết.
“Có
được chiến đấu cơ Rafale cùng với hệ thống vũ khí và thiết bị hỗ trợ của nó sẽ
tăng cường đáng kể sức mạnh và tính sẵn sàng của Không quân Indonesia trong việc
bảo vệ chủ quyền vùng trời của đất nước,” Edwin Adrian Sumantha, phát ngôn nhân
Bộ Quốc phòng Indonesia, được Jakarta Post dẫn lời nói về thương vụ này.
Không
dừng ở chiến đấu cơ, mới đây nhất, tập đoàn Naval Group của Pháp hồi tháng Tư
cho biết Jakarta cũng đã ký hợp đồng mua hai chiếc tàu ngầm Scorpene với trị
giá khoảng 2 tỷ đô la.
Trong
khi đó, hồi tháng Ba, Hà Lan cũng loan báo họ đã chọn tập đoàn Naval Group để
đóng cho họ bốn chiếc tàu ngầm tấn công trị giá 6,17 tỷ đô la, trang Defense
News cho biết.
Theo thống
kê của SIPPRI, số vũ khí Pháp được đặt hàng trong năm 2023 hay được chọn để đặt
hàng sau năm 2023 bao gồm 498 xe thiết giáp, 223 chiến đấu cơ, 20 chiến hạm,
141 khẩu pháo,. Con số này tương ứng của Nga lần lượt là 8, 78, 5 và không có
khẩu pháo nào.
Ấn
Độ hiện là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trong 10 năm qua, thị phần
vũ khí Nga của Ấn Độ đã giảm từ mức 76% trong giai đoạn 2009-2013 xuống còn 36%
trong giai đoạn 2019-2023, SIPPRI cho biết. Giai đoạn 2019-2023 là 5 năm đầu
tiên kể từ những năm 1960 mà vũ khí của Nga hoặc Liên Xô chiếm chưa tới một nửa
lượng nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ, theo SIPPRI. Trong giai đoạn này, Ấn Độ mua
33% vũ khí của Pháp và 36% vũ khí của Nga.
Với
việc nhiều nước NATO đáp ứng đòi hỏi chi tiêu tối thiểu 2% GDP cho quốc phòng,
sẽ có nhiều dư địa hơn cho thị trường vũ khí thế giới, Politico cho biết.
Hầu
hết các nước châu Âu đang đẩy mạnh mua sắm quốc phòng. Nhập khẩu vũ khí của
châu lục này trong giai đoạn 2019-2023 tăng hơn 94% so với năm năm trước đó,
theo SIPPRI. Ukraine hiện là nước mua vũ khí lớn nhất ở châu Âu.
Các
số liệu của SIPRI cũng cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng của châu Âu vào Mỹ
về vũ khí, với 55% lượng vũ khí nhập khẩu của châu Âu đến từ bên kia Đại Tây
Dương trong 5 năm qua, so với 35% trong giai đoạn 5 năm trước đó.
---------------------
LIÊN
QUAN
Đại
sứ Hoa Kỳ kêu gọi Nhật giúp bổ sung kho phi đạn Mỹ
Washington
Post: TT Biden sẽ dỡ bỏ lệnh cấm Lữ đoàn Azov của Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ
No comments:
Post a Comment