Thêm
bốn tổ chức nhân quyền kêu gọi Thái Lan trả tự do cho ông Y Quynh Bdap
RFA
2024.06.21
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/four-more-rights-groups-urge-thai-authorities-to-free-vietnamese-political-refugee-06212024021019.html
Hơn
một tuần sau khi Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền
người Thượng Y Quynh Bdap và có thể trục xuất ông về nước theo yêu cầu của Hà Nội,
bốn tổ chức nhân quyền đã cùng lên tiếng đòi tự do cho ông.
Y
Quynh Bdap trong một buổi báo cáo nhân quyền (Fb Y Quynh Buon Dap)
Ngày
19/6, Diễn đàn Nhân quyền và Phát triển Châu Á (FORUM-ASIA), Liên minh xã hội
dân sự toàn cầu (CIVICUS), Mạng lưới Dân chủ Châu Á (Asia Democracy Network) và
Những Người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders) đã ra một thông cáo chung kêu gọi chính quyền Thái Lan trả tự do
cho Y Quynh Bdap và không cho phép an ninh Việt Nam dẫn độ ông về nước.
Ông
Y Quynh Bdap, 32 tuổi, là thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng Vì Công
Lý (MSFJ) chuyên đấu tranh cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của các dân tộc
bản địa ở Tây Nguyên. Ông đưa gia đình sang tị nạn tại Thái Lan từ năm 2018 và
đã được Văn phòng Cao uỷ về người tị nạn của Liên Hiệp quốc cấp quy chế.
Ông
bị bắt ngày 11/6 vừa qua, chỉ một ngày sau khi được phỏng vấn định cư ở Đại Sứ
quán Canada ở Thái Lan.
Theo
tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ông đang bị tạm giam ở nhà tù Remand ở
Bangkok và chờ ra tòa về cáo buộc “lưu trú quá hạn” trong khi Chính phủ Việt
Nam đã đề nghị phía Thái Lan trục xuất ông về nước, nơi ông đối diện với bản án
10 năm tù về tội danh "khủng bố" trong một phiên toà ông vắng mặt vào
tháng 01/2024.
Mục
sư Aga, người sáng lập nhóm tôn giáo độc lập Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây
Nguyên và hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày
21/6:
“Y
Quynh Bdap là người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng Về Công Lý đấu tranh về
vấn đề nhân quyền, đặc biệt là bảo vệ quyền tự do tôn giáo ở tại Tây
Nguyên Việt Nam. Y Quynh Bdap không có dính líu gì đến vụ nổ súng ngày
11/6/2023.
Chính
Người Thượng Vì Công Lý đã thu thập thông tin viết hàng trăm bản báo cáo về đàn
áp tự do tôn giáo gửi cho quốc tế cũng như các tổ chức nhân quyền trên thế
giới.”
Mục
sư Aga, người cũng bị Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố theo cáo buộc “phá hoại
chính sách đoàn kết dân tộc," cho rằng chính các báo cáo về đàn áp tự do
tôn giáo của MSFJ là nguyên nhân khiến Việt Nam vu cáo Y Quynh Bdap và tìm cách
dẫn độ ông về nước.
Trong
tuyên bố chung, bốn tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng vụ bắt giữ Y Quynh Bdap
“nêu bật một xu hướng đàn áp xuyên quốc gia đáng lo ngại, trong đó các nhà
hoạt động Việt Nam và những người bảo vệ nhân quyền đang tìm nơi ẩn náu ở Thái
Lan phải chịu đựng sự giám sát có hệ thống, bạo lực thể xác và sách nhiễu tư
pháp từ chính quyền Thái Lan.”
Thông
cáo cũng nhắc lại trường hợp Youtuber Đường Văn Thái (hay còn gọi là Thái Văn
Đường) bị bắt cóc gần Bangkok vào tháng 4/2023, cưỡng bức trục xuất về Việt Nam
và sau đó bị điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Ông
này trốn sang Thái Lan để tìm sự bảo vệ khỏi bị đàn áp chính trị vì chỉ trích
chế độ độc đảng ở Việt Nam trên mạng xã hội. Trước đó, vào đầu năm 2019,
blogger Trương Duy Nhất của RFA cũng bị bắt cóc ở Bangkok và trục xuất về Việt
Nam và sau đó ông bị kết án 10 năm tù trong một vụ án có động cơ chính trị.
“Chúng
tôi kêu gọi Chính phủ Thái Lan đảm bảo trả tự do cho Bdap ngay lập tức và vô điều
kiện. Không nên dẫn độ Bdap về Việt Nam vì điều này sẽ trái với nguyên tắc
không gửi trả và khiến ông có thể bị tổn hại và bị đàn áp,” bốn tổ chức nói
trong thông cáo.
Các
tổ chức trên cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ trường hợp của Y
Quynh Bdap để giúp ngăn chặn khả năng trục xuất ông hoặc bất kỳ cá nhân nào
khác có thể phải đối mặt với sự đàn áp khi trở về quốc gia tương ứng của họ.
Kể
từ khi ông Y Quynh Bdap bị bắt, nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi Thái Lan trả tự
do và cho phép ông được sang nước thứ ba để định cư.
Ủy
ban Nhân quyền Quốc gia (NHRC) của Thái Lan cũng kêu gọi Chính phủ Thái Lan dừng
kế hoạch trục xuất nhà hoạt động người Việt, bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của
ông.
-----------------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
VIỆT NAM
·
Các
tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam
·
Một
năm sau vụ tấn công ở Đắk Lắk: Ông Y Quynh Bdap bị bắt ở Thái Lan và có thể bị
dẫn độ về nước
·
Đàn
áp xuyên biên giới: Các chính phủ độc tài cố gắng bịt miệng các phóng viên bao
gồm Việt Nam
·
Vụ
tấn công hai đồn công an Đắk Lắk: Việt Nam truy nã thêm sáu người Thượng
No comments:
Post a Comment