Putin
thăm Việt Nam: Giai đoạn kế tiếp về cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn
Trúc
Lam chuyển
ngữ
20/06/2024
Tóm
tắt:
Putin là nhà lãnh đạo đầy quyền lực đến thăm Hà Nội mới nhất, mang theo quà tặng
và lời hứa.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/06/1-59.jpg
Ảnh:
Tổng thống Nga Vladimir Putin, thứ hai bên trái, bắt tay các quan chức Việt Nam
khi đến sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội hôm thứ Năm, ngày 20/6/2024. Nguồn:
Nikita Orlov/ Sputnik/ Kremlin Pool/ AP
Tổng
thống Nga Vladimir Putin hiện đang kết thúc chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai
ngày, trong đó hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản
của quan hệ Việt-Nga.
Hà
Nội và Moscow ký Hiệp ước này năm 1994 thay thế Hiệp ước Hữu nghị năm 1978 sau
khi Liên Xô sụp đổ và cùng với [hiệp ước] đó là sự bảo đảm an ninh của Liên Xô
cho Việt Nam. Hiệp ước năm 1994 đóng vai trò là một hiệp ước không xâm lược,
trong đó cả Hà Nội và Moscow đều cam kết không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với
các nước khác, mà có thể làm tổn hại đến lợi ích của nước kia. Quan hệ Việt –
Nga hiện nay được tiến hành trong khuôn khổ Hiệp ước 1994. Trước chuyến
thăm, Putin có bài bình luận đăng trên báo Nhân Dân của
Việt Nam, trong đó ông lưu ý rằng, Việt Nam và Nga có cách tiếp cận tương tự đối
với các vấn đề quốc tế.
Tuy
nhiên, điều khiến chuyến thăm của Putin trở nên quan trọng không phải là việc kỷ
niệm hiệp ước nói trên. Chuyến thăm của ông ta diễn ra sau khi Việt Nam tiếp
đón Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9 và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi
tháng 12 [năm 2023]. Điều này cũng đã đủ nói lên chuyến thăm của Putin phù hợp
như thế nào với chính sách đối ngoại đa phương và trung lập của Việt Nam, cũng
như việc Nga có thể giúp Việt Nam hiện đại hóa và tân trang lại kho vũ khí quân
sự của mình, kế thừa từ thời Liên Xô như thế nào.
Nhưng
còn một khía cạnh khác đáng để tìm hiểu. Việc lãnh đạo ba cường quốc đến thăm
Việt Nam trong thời gian ngắn không hoàn toàn do sự khéo léo trong chính sách đối
ngoại của Hà Nội. Dù cũng thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, nhưng
không có nhiều cường quốc nhỏ nhận được sự quan tâm như Việt Nam. Điều đáng chú
ý trong trường hợp Việt Nam là, các cường quốc lớn đang cạnh tranh để chứng tỏ
cho Việt Nam thấy rằng họ có thể cung cấp an ninh cho Việt Nam vào thời điểm đất
nước này cần nhất.
Việc
một quốc gia có cảm thấy an toàn hay không phụ thuộc vào mức độ an ninh mà quốc
gia đó yêu cầu và mức độ mà các đối tác của nước đó có thể cung cấp cho họ. Hiện
tại, Hà Nội đang tìm cách (1) bảo vệ an ninh chế độ; (2) bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ; và (3) duy trì môi trường hòa bình và sự ổn định bên ngoài, có lợi cho
tăng trưởng kinh tế.
Hoa
Kỳ, Trung Quốc và Nga đang tìm cách đáp ứng nhu cầu của Việt Nam bằng nguồn
cung cấp an ninh của riêng họ nhằm cải thiện quan hệ với một đất nước có vị trí
địa lý quan trọng. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các yêu cầu an ninh thứ
hai và thứ ba, nhưng không thể làm như vậy đối với an ninh chế độ. Trung Quốc
có thể giúp Việt Nam bảo đảm an ninh chế độ và duy trì môi trường bên ngoài ổn
định cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; tuy nhiên, Trung Quốc không thể hoàn
toàn thuyết phục Hà Nội về ý định hòa bình. Nga có thể cung cấp cho Hà Nội cả
an ninh chế độ lẫn an ninh lãnh thổ, nhưng việc Nga tập trung vào khu vực châu
Âu và khả năng quân sự bị hạn chế ở châu Á-Thái Bình Dương có nghĩa là tác động
của Nga vào các vấn đề khu vực sẽ bị hạn chế.
Do
đó, mỗi cường quốc đều cố gắng thuyết phục Việt Nam rằng họ có thể cải thiện những
điều mà họ còn bị hạn chế. Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm của ông Biden là một nỗ
lực có ý thức nhằm bảo đảm với Hà Nội về ý định tốt đẹp của họ đối với đảng Cộng
sản Việt Nam. Mặt khác, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và việc Việt Nam gia
nhập “cộng đồng chung vận mệnh” của Trung Quốc là nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo
đảm rằng các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông không gây tổn hại đến các khía cạnh
khác của mối quan hệ song phương. Điều này giải thích rằng, vì sao Trung Quốc
chấp nhận các hoạt động cải tạo đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa trong khi
họ có phản ứng vũ lực trước các nỗ lực của Philippines nhằm tiếp tế cho tiền đồn
của nước này ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), một bãi cạn thuộc quần đảo Trường
Sa.
Do
đó, chuyến thăm của Putin nhằm bảo đảm với Hà Nội rằng, bất chấp cuộc chiến
đang diễn ra ở Ukraine và sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của Nga vào Trung Quốc,
Nga sẽ không từ bỏ vai trò của mình ở châu Á-Thái Bình Dương và rằng Việt Nam vẫn
là đối tác quan trọng của Nga trong khu vực. Putin lưu ý với Việt Nam rằng, cả
Moscow và Hà Nội đều có những đánh giá tương tự nhau về tình hình chính trị ở
châu Á – Thái Bình Dương và hai nước ủng hộ một trật tự an ninh Á-Âu mới “bình
đẳng, không chia tách, bao trùm và không phân biệt đối xử”. Việt Nam quan
trọng đối với chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Nga đến mức ông Putin cảm
ơn Việt Nam vì “thể hiện lập trường cân bằng” trước “cuộc khủng hoảng Ukraine”
thay vì chỉ trích tính trung lập của Hà Nội. Hợp tác Việt-Nga về thăm dò dầu
khí ở Biển Đông cũng cần được tiếp tục, bất chấp sự quyết đoán ngày càng gia
tăng trên biển của Trung Quốc. Chính phủ Nga mong muốn hợp tác với Việt Nam để
phát triển việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Việc
Việt Nam sẵn sàng tiếp đón Putin bất chấp Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội tỏ ra khó chịu
và bị cho là có liên kết với trục phản kháng Bắc Triều Tiên, Nga và Trung Quốc
do Tổng thống Nga dừng chân ở Bắc Triều Tiên trước khi tới Việt Nam không nên
chỉ quy cho tình cảm thân thiện của Hà Nội đối với Putin hay tình đồng chí cũ
giữa hai nước. Nếu đúng như vậy, Việt Nam đã không giữ thái độ trung lập trong
cuộc chiến Nga-Ukraine. Việt Nam vẫn là một đất nước thực dụng với khả năng
phân tích chi phí – lợi ích một cách có ý thức. Hà Nội muốn quốc tế hóa các
tranh chấp ở Biển Đông và lôi kéo càng nhiều cường quốc vào việc bảo đảm an
ninh cho mình vì không một cường quốc nào có thể cung cấp cho họ tất cả các vấn
đề an ninh mà họ cần.
Với
việc tiếp đón Putin, Hà Nội được nhiều hơn là mất. Đầu tiên, Việt Nam gửi tín
hiệu tới Nga rằng Việt Nam hoan nghênh vai trò của Nga ở châu Á – Thái Bình
Dương. Chuyện lôi kéo Nga theo mục đích của Hiệp ước 1994 sẽ bảo đảm rằng sự hợp
tác ngày càng gia tăng của Nga với Trung Quốc sẽ không làm tổn hại đến lợi ích
của Việt Nam do cam kết không xâm lược. Thứ hai, hợp tác chặt chẽ hơn với Nga sẽ
không khiến Trung Quốc tức giận bằng việc hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ trong
khi làm như vậy vẫn cho phép Hà Nội khẳng định chủ quyền lãnh hải của mình với
sự giúp đỡ của Nga. Và cuối cùng, nếu Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác đủ
quan trọng thì chuyến thăm của Putin sẽ không ảnh hưởng đến quỹ đạo đi lên
trong quan hệ Mỹ-Việt, cũng giống như việc Việt Nam bỏ phiếu trắng trong các cuộc
bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc tố cáo Nga xâm lược Ukraine đã không ngăn cản Biden
đến thăm Hà Nội. Việt Nam sẵn sàng chấp nhận những rủi ro nhỏ trong mối quan hệ
với Hoa Kỳ để duy trì lựa chọn Nga của họ.
Dù
Việt Nam có cố gắng khẳng định vai trò trung gian của mình thông qua chính sách
đối ngoại đa phương đến đâu đi nữa, thì đất nước này vẫn là một nước nhỏ, phụ
thuộc vào sự cân bằng quyền lực và lợi ích giữa các cường quốc về an ninh. Kịch
bản rủi ro nhất đối với Việt Nam là không thể tìm được bất kỳ nước nào sẵn sàng
cung cấp an ninh, thay vì kịch bản tiếp đón một lãnh đạo gây tranh cãi như
Putin. Thử thách tiếp theo của Hà Nội là làm thế nào để giải quyết các mối quan
hệ với các “nhà cung cấp an ninh” Mỹ, Trung Quốc và Nga để sự cạnh tranh của họ
trong việc cung cấp an ninh bổ sung cho quyền tự do hành động của Hà Nội thay
vì buộc Việt Nam phải chọn phe.
______
Tác
giả:
Khang Vũ là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Khoa học Chính trị, Đại học
Boston.
No comments:
Post a Comment