Nước Nga và chiến lược
‘ngoại giao ký ức’
Thúy Mùi | Luật
Khoa tạp chí
JUN
24, 2024 11:50 AM
https://www.luatkhoa.com/2024/06/nuoc-nga-va-chien-luoc-ngoai-giao-ky-uc/
Việt
Nam có đang chịu ơn và bị ‘cái bóng Nga' kiểm soát?
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2024/06/Nga---Vie--t.jpg
Nguồn:
Tranh của Ivanov, Viktor Semenovich; Mitriashkin, Mikhail Iakovlevich; Báo
Chính phủ. Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.
Tổng
thống Nga Putin thăm chính thức Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt: Tòa Hình sự
quốc tế kết tội Putin là tội phạm chiến tranh và ra lệnh bắt ông này hồi tháng
3/2024. [1] Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phản đối chuyến thăm và
tuyên bố “không quốc gia nào được phép tạo cơ hội cho Putin thúc đẩy cuộc chiến
xâm lược của ông ta và bình thường hóa hành vi tàn bạo này”. [2] Bất chấp các
đe dọa, Việt Nam vẫn mở cửa đón Putin, vì sao vậy?
Giữa
bối cảnh này, người viết xin tóm tắt một số vấn đề cơ bản trong chiến lược “ngoại
giao ký ức” (memory diplomacy) của Nga và tác động của nó tới Việt Nam đương đại
từ góc nhìn lịch sử và thể chế.
Ngoại
giao ký ức
Các
lãnh đạo Nga dùng những ký ức lịch sử để tạo ra quyền lực mềm và xây dựng tính
chính danh của nhà nước Nga, điển hình như vai trò của Nga trong việc đánh bại
chủ nghĩa phát xít, kết thúc Thế chiến thứ hai. [3] Nga thường dùng chính sách
“ngoại giao ký ức" với các nước láng giềng châu Âu, trong đó có các thành
viên cũ của Liên bang Xô viết và gần đây mở rộng phạm vi sang khối ASEAN nhằm
tăng cường tầm ảnh hưởng. [4]
Ngoài
việc là một thành viên của ASEAN, Việt Nam còn có lịch sử “chịu ơn” Nga trong
quá trình tạo dựng nhà nước hiện tại. Liên bang Xô viết là nguồn tài trợ cơ bản
về vũ khí (khoảng 470 triệu USD) và kinh tế (khoảng 604 triệu USD) cho chính phủ
của Hồ Chí Minh trong cuộc chiến với Mỹ. [5] Liên bang Xô viết cũng gửi nhiều
chuyên gia quân sự và kỹ thuật tới để giúp miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn
này. Cho tới nay, Liên bang Xô viết/Nga đào tạo khoảng hơn 75.000 sinh viên Việt
Nam, trong đó có những người trở thành lãnh đạo cao nhất của đất nước. [6]
Nghiên
cứu sâu về lịch sử, văn hóa Việt Nam; hợp tác với học giả Việt Nam; duy trì báo
tiếng Việt là các hoạt động nhằm duy trì quyền lực mềm của Nga với Việt Nam. Cụ
thể, Viện Hàn lâm khoa học Nga có bộ phận chuyên nghiên cứu và xuất bản Tạp chí
Nga về Việt Nam học. [7] Quỹ Khoa học Nga tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu của
Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. [8] Hãng Thông tấn Sputnik xuất bản
bằng tiếng Việt. [9]
Giải
thích về chuyến thăm của Putin, các chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng Nga muốn
chứng tỏ với phương Tây mình không hoàn toàn bị cô lập sau khi xâm lược
Ukraine. Nỗ lực của Putin là để kiến tạo “cánh hòa bình” phía đông và Việt Nam
là trung tâm hợp tác phát triển trong chiến lược hướng đông của Putin. [10]
Đối
lại chiến lược “ngoại giao ký ức” của Nga, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam
cũng phóng chiếu hình ảnh của Nga như một đồng minh nhằm bảo vệ lợi ích của Việt
Nam trong đối trọng với mối quan hệ Nga - Trung Quốc. [11] Các chuyên gia chia
sẻ quan điểm rằng cái bóng của quá khứ vẫn phủ lên hành động của nhà nước Việt
Nam đương thời trong quan hệ với Nga. Và điều này thể hiện rõ nhất qua các diễn
ngôn. Cụ thể:
Chiến
tranh Nga - Ukraine
Việt
Nam hết sức thận trọng, giữ vị trí trung lập và kiểm soát diễn ngôn về cuộc chiến
xâm lược của Nga. [12] Diễn văn của Putin hoan nghênh lựa chọn
này của Việt Nam. [13] Truyền thông trong nước chỉ đưa tin chọn lọc về các hoạt
động của Việt Nam tại diễn đàn quốc tế.
Cụ
thể, báo đài trong nước đưa tin Nga bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc nhưng không đưa tin Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại quyết
định này. Các nhà nghiên cứu, ngoại giao sử dụng những từ như "xung đột",
"khủng hoảng" thay từ "xâm lược" cho hành động của Nga với
Ukraine. [14]
Lệnh
bắt Putin của Tòa Hình sự quốc tế
Dù
có một số chi tiết khác nhau, thông điệp chủ yếu mà truyền thông trong nước đưa
ra là đứng về phía Nga và Putin. Theo đó, lệnh bắt Putin của Tòa Hình sự quốc tế
không (hoặc ít) có tác dụng. Không những vậy, Nga còn trả đũa bằng cách truy tố
thẩm phán của Tòa Hình sự quốc tế. [15]
Chuyến
thăm của Putin
Diễn
ngôn chính thức của Việt Nam về chuyến thăm của Putin cho thấy sự tồn tại song
song của quá khứ và hiện tại. [16] Một loạt báo, đài đã chạy những các tin bài
giống nhau về tình hữu nghị lịch sử Nga - Việt. [17]
Đây
là khuôn mẫu quen thuộc để tuyên truyền về mối quan hệ Nga - Việt. Các nội dung
cụ thể về hợp tác Nga - Việt có những khoảng trống nhất định. Ví dụ: đại sứ Nga
tại Việt Nam liệt kê một số lĩnh vực hợp tác có kèm theo số liệu về viện trợ
giáo dục, nhưng không có số liệu về thương mại, hoặc công nghệ, quốc phòng.
[18] Đại sứ Việt Nam tại Nga chia sẻ số liệu về đầu tư và thương mại hai chiều
nhưng các số liệu này cũng chỉ bao gồm các mặt hàng dân dụng thông thường, hoặc
nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chứ hoàn toàn không đề cập con số về mua
bán thiết bị công nghệ hoặc quốc phòng. [19] [20] [21]
Dấu
ấn mô hình Xô viết
Dấu
ấn mạnh mẽ nhất trong lịch sử của Nga với Việt Nam thể hiện ở mô hình tổ chức đảng
- nhà nước. Dù đã có những thay đổi nhất định, các diễn ngôn chính thống về
nguyên lý tổ chức và vận hành của tổ chức đảng - nhà nước tại Việt Nam vẫn được
nhắc lại thường xuyên.
Theo
các học giả, những nguyên tắc cơ bản của tổ chức đảng - nhà nước hiện hành tại
Việt Nam là vay mượn từ mô hình Xô viết, bao gồm: tập trung dân chủ, pháp chế
xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. [22]
Trong
đó, tập trung dân chủ (democratic centralism) là phương pháp tổ chức được những
người Bolshevik áp dụng để thực hiện Cách mạng Nga, nó bao gồm dân chủ trong thảo
luận, tập trung trong hành động. [23] Đảng Cộng sản Việt Nam đã mượn nguyên tắc
này để củng cố quyền lực thống trị của mình và xây dựng bộ máy nhà nước.
Trong
tất cả các cơ quan nhà nước đều có tổ chức đảng. Lãnh đạo cơ quan nhà nước buộc
phải là đảng viên và nguyên tắc này được ghi vào Hiến pháp 1959. [24] Tập trung
dân chủ đòi hỏi sự tuân thủ quyết định của lãnh đạo và nhấn mạnh “trách nhiệm của
người đứng đầu” thông qua việc gây ảnh hưởng tới các thành viên để có được sự ủng
hộ của họ với quyết định.
Pháp
chế xã hội chủ nghĩa (socialist legality) là cách nói khác về việc chính trị
hóa luật. [25] Nó gắn với cách tiếp cận luật là “ý chí của giai cấp thống trị”.
[26] Mặc dù thời kỳ Đổi mới đem lại những thay đổi nhất định nhưng quy trình
làm luật ở Việt Nam không được thiết kế để thể chế hóa các quy luật khách quan.
Nghiên
cứu của Paul Schuler chỉ ra rằng Quốc hội hoạt động
như một cơ quan tuyên truyền chính sách của đảng. Các thảo luận tại
Quốc hội (deliberation), điển hình như thảo luận tại Quốc hội về Luật An ninh mạng
[27] không tạo nên những hướng dẫn hành vi có giá trị bắt buộc
và phổ quát (legal norms).
Cuối
cùng là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (socialist law-based state). Đây
là sự kết hợp lai tạo giữa lý tưởng bình đẳng giữa mọi công dân với nguyên lý của
kinh tế thị trường. [28] Nhà nước “quản lý” nền kinh tế theo quy luật thị trường
và theo hướng dẫn chính sách của đảng. Khái niệm này hướng tới sự phân chia
ranh giới giữa hướng dẫn (policy guidance/vision) của đảng và công việc của nhà
nước (technocrats) nhưng việc hiện thực hóa (operationalised) ý tưởng này liên
tục dẫn tới các khủng hoảng trong thực tế. [29]
Nhiều
học giả về chủ nghĩa cộng sản ở các nước khác ví dụ như Ấn Độ [30] hay Anh [31]
đã có những nghiên cứu và tranh luận nghiêm túc về sự phù hợp của lý thuyết cộng
sản chủ nghĩa trong thời đại hậu công nghiệp. Họ bảo vệ luận cứ của Mác và
Lênin dựa trên những phân tích sâu sắc về bối cảnh xã hội - kinh tế đã dẫn đến
sự ra đời của các ý tưởng này cũng như giá trị của chúng trong thời hậu công
nghiệp.
Các
diễn ngôn được nhắc lại thường xuyên trên diễn đàn chính thống ở Việt Nam chỉ
thể hiện thói quen ngôn ngữ. [32] Sự nhắc lại này khẳng định khuôn mẫu vừa chật
hẹp vừa thiếu rõ ràng cho việc ra quyết định của nhà nước. Ý tưởng về hoạch định
chính sách dựa trên bằng chứng, dù được thảo luận công khai một thời gian, vẫn
không được chuyển hóa thành hành động trong thực tế. [33] Nó cũng dẫn tới sự
không ổn định của bộ máy dưới tác động của các cú sốc thị trường. [34]
Ở
khu vực đại học - nơi cung cấp nguồn nhân lực cho bộ máy đảng - nhà nước, có thể
thấy các tài liệu đào tạo vẫn chịu ảnh hưởng rõ rệt của lý thuyết Xô viết. Lý
thuyết chủ đạo được sử dụng trong giáo trình về nhà nước hay về pháp luật tại
các cơ sở đào tạo luật vẫn là học thuyết Mác - Lênin, ví dụ như giáo trình của
trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội hay quyển Giáo trình lý luận
chung về nhà nước và pháp luật (dành cho đào tạo đại học, sau đại học và trên đại
học ngành luật). [35] [36]
Việc
thiếu khung lý thuyết, các học thuyết, và các nguyên tắc nền tảng dẫn tới những
tranh luận thiếu khoa học trong giới nghiên cứu, giảng dạy luật. [37] Nhân sự
trong bộ máy có thể thay đổi, nhưng quy trình tạo ra và hiệu quả của các quyết
định sẽ khó cải thiện nếu vẫn bị các diễn ngôn trên chi phối.
Trả
lời phỏng vấn của báo chí sau chuyến thăm, Ông Putin nhắc tới những vấn đề chiến
lược và chỉnh sửa học thuyết về năng lượng hạt nhân (nuclear doctrine) của Nga.
[38] Lãnh đạo và truyền thông Việt Nam hoàn toàn không nhắc tới những vấn đề
này.
Tóm
lại, chiến lược ngoại giao ký ức và quyền lực mềm của Nga thể hiện dấu ấn rõ rệt
với Việt Nam. Mặc dù hiện tại Việt Nam có thể bỏ qua những mối đe dọa từ phương
Tây để cân bằng quan hệ với Nga và Trung Quốc, nhưng sự cân bằng này có thể được
duy trì lâu dài hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. [39]
-------------
Chú
thích
[1] Situation
in Ukraine: ICC judges issue arrest warrants against Vladimir Vladimirovich
Putin and Maria Alekseyevna Lvova-Belova
https://www.icc-cpi.int/news/situation-ukraine-icc-judges-issue-arrest-warrants-against-vladimir-vladimirovich-putin-and
[2] Russia's
Putin to visit Vietnam, sparking US rebuke of Hanoi, Reuters.
https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-rebukes-vietnam-ahead-expected-visit-by-russias-putin-2024-06-17/#:~:text=HANOI%2C%20June%2017%20(Reuters),and%20triggering%20a%20U.S.%20rebuke.
[3] Xem
thêm:
·
Historical
Memory and Public Diplomacy https://www.taylorfrancis.com/chapters/edit/10.4324/9780429465543-35/historical-memory-public-diplomacy-douglas-becker
·
Russia’s
Never-Ending War against “Fascism”. Memory Politics in the Russian-Ukrainian
Conflict https://www.iwm.at/transit-online/russias-never-ending-war-against-fascism-memory-politics-in-the-russian
·
The
alliance of victory: Russo-Serbian memory diplomacy https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/17506980211073108
·
Moscow
Is Using Memory Diplomacy to Export Its Narrative to the World https://foreignpolicy.com/2021/06/25/russia-puting-ww2-soviet-ussr-memory-diplomacy-history-narrative/
[4] Russia’s
Memory Diplomacy is Paying Dividends in Southeast Asia, fulcrum.sg
https://fulcrum.sg/russias-memory-diplomacy-is-paying-dividends-in-southeast-asia/
[5] Xem
thêm: https://www.cia.gov/readingroom/docs/CIA-RDP78T02095R000900030002-5.pdf
[6] Xem
thêm Vietnamese students in Russia and abroad: tendencies and prospects (2018) https://www.revistaespacios.com/a18v39n49/a18v39n49p21.pdf;
Meeting
with graduates of Soviet and Russian universities (6/2024), http://en.kremlin.ru/events/president/news/74354
[7] https://vietnamjournal.ru/2618-9453/index. Việc nghiên cứu Việt
Nam của Nga bắt đầu với các nhà thám hiểm từ thế kỷ 19. Sau đó, công việc này
phát triển thành một lĩnh vực chuyên nghiệp dưới thời Liên bang Xô viết. Xem cụ
thể lịch sử này tại https://online.ucpress.edu/jvs/article-abstract/16/1/67/116268/Vietnamese-Studies-in-Russia-and-the-Former-Soviet
[8] New
Collaboration with Vietnam (9/2023), RSF Press Office. https://rscf.ru/en/news/en-57/new-collaboration-with-vietnam/;
Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga ký kết “Thỏa
thuận về hợp tác khoa học” (6/2024) https://vast.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/vien-han-lam-khoa-hoc-va-cong-nghe-viet-nam-va-vien-han-lam-khoa-hoc-nga-ky-ket-thoa-thuan-ve-hop-tac-khoa-hoc--79829-403.html
[9] Xem
thêm: https://kevevn.vn
[10] Bài
phát biểu của Putin trong buổi gặp với các cựu sinh viên Việt Nam tại Nga nhấn
mạnh lịch sử của quan hệ Nga - Việt Nam, và khuyến khích họ chia sẻ các ký ức tốt
đẹp về Nga với gia đình/cộng đồng http://en.kremlin.ru/events/president/news/74354;
Xem thêm: https://tuoitre.vn/canh-hoa-binh-phia-dong-cua-ong-putin-20240622230109256.htm
[11] Xem
thêm tại:
·
https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:7208996483977601024/
·
https://fulcrum.sg/putins-visit-to-vietnam-when-the-past-weighs-on-the-present/
·
https://en.vietnamplus.vn/vietnams-bamboo-diplomacy-gains-russian-scholars-interest-post287506.vnp
[12] Xem
thêm tại:
·
https://www.aseanwonk.com/p/vietnams-russia-ukraine-war-stance
·
https://www.rfa.org/english/commentaries/vietnam-russia-09282022094801.html; https://thediplomat.com/2023/02/why-vietnams-un-abstention-on-ukraine-was-a-rational-move/
[13] Article
by Vladimir Putin for publication in Nhân Dân, the official newspaper of the
Communist Party of Vietnam Central Committee, Russia and Vietnam: Friendship
Tested by Time (6/2024) http://en.kremlin.ru/events/president/news/74336
[14] Toàn
văn tuyên bố của Việt Nam tại
Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraine (3/2022), VOV. https://vov.vn/chinh-tri/toan-van-tuyen-bo-cua-viet-nam-tai-dai-hoi-dong-lhq-ve-tinh-hinh-ukraine-post927707.vov.
Xem
thêm:
[15]
Xem thêm:
·
https://vtv.vn/the-gioi/nga-tuyen-bo-khong-cong-nhan-toa-an-hinh-su-quoc-te-20230318192058063.htm
·
https://vnexpress.net/lenh-bat-cua-toa-hinh-su-quoc-te-it-tac-dong-toi-ong-putin-4582725.html
·
https://www.quochoitv.vn/duc-tuyen-bo-se-bat-ong-putin-theo-lenh-bat-cua-toa-hinh-su-quoc-te
·
https://kinhtedothi.vn/nga-phan-ung-manh-khi-toa-hinh-su-quoc-te-phat-lenh-bat-ong-putin.html
[16] Xem
thêm:
·
https://vietnamnet.vn/viet-nam-nga-trang-su-ve-tinh-huu-nghi-xuyen-suot-nhieu-thap-nien-2292619.htm
·
https://laodong.vn/thoi-su/giu-lua-tinh-huu-nghi-viet-nam-nga-1354666.ldo
·
https://vufo.org.vn/Giao-luu-nhan-dan-giu-lua-tinh-huu-nghi-Viet---Nga-65-107776.html?lang=vn
·
https://www.youtube.com/watch?v=iCBMs8ZMeb0&themeRefresh=1
·
https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-quoc-te-1049/sinh-vien-viet-nam-lam-cau-noi-huu-nghi-nga-viet-nam-7245504.html https://vnexpress.net/dau-an-trong-hon-70-nam-quan-he-viet-nga-4758553.html
[17] Could
Vietnam’s relations with Russia be another casualty of the war in Ukraine?,
asialink.unimelb.edu.au
https://asialink.unimelb.edu.au/insights/could-vietnams-relations-with-russia-be-another-casualty-of-the-war-in-ukraine
[18] Tổng
thống Putin thăm Việt Nam: Tạo thêm động lực để phát triển hợp tác song phương
(6/2024), xaydungchinhsach.chinhphu.vn https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tong-thong-putin-tham-viet-nam-tao-them-dong-luc-de-phat-trien-hop-tac-song-phuong-119240619104301245.htm
[19] 'Chuyến
thăm Việt Nam của ông Putin phát thông điệp về tôn trọng lẫn nhau' (6/2024),
VnExpress. https://vnexpress.net/chuyen-tham-viet-nam-cua-ong-putin-phat-thong-diep-ve-ton-trong-lan-nhau-4759712.html
[20] Xem
thêm: https://files.customs.gov.vn/CustomsCMS/TONG_CUC/2024/1/11/2023-T12-5X(VN-SB).pdf; https://files.customs.gov.vn/CustomsCMS/TONG_CUC/2024/1/11/2023-T12-5N(VN-SB).pdf.
[21] Mặc
dù Việt Nam đã đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí bằng cách mua hàng từ Israel,
Mỹ, Hàn Quốc, Nga vẫn là đối tác cơ bản của chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực
này. Xem https://www.ceeol.com/search/article-detail?id=1210556. Về phía Việt Nam,
ngân sách và chi tiêu quốc phòng không được công khai.
[22] Xem
thêm:
·
https://www.marxists.org/glossary/terms/d/e.htm
[23]
Xem thêm: https://www.marxists.org/glossary/terms/d/e.htm
[24] Thinh,
P.Q. (2024). The Influence of Soviet Law on the 1959 Vietnamese Constitution. VNU
Journal of Science: Legal Studies.
[25] Socialist
Legality and Communist Ethics, Notre Dame Law School. https://scholarship.law.nd.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1091&context=nd_naturallaw_forum
[26] Xem
thêm: Đồng chí Nguyễn Văn Linh: Người “cởi trói” cho tư duy pháp lý Việt Nam https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=2292
[27] Nhiều
ý kiến tranh luận về dự án Luật An ninh mạng (5/2018), dangcongsan.vn https://dangcongsan.vn/thoi-su/nhieu-y-kien-tranh-luan-ve-du-an-luat-an-ninh-mang-485458.html
[28] Xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn
mới (9/2023), tapchicongsan.org.vn https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-trong-giai-doan-moi
[29] Xem
thêm https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/lapo.12212?af=R
[30] Ví
dụ, xem https://www.frontierweekly.com/articles/vol-54/54-28/54-28-Of%20Marxism%20and%20Democratic%20Centralism.html
[31] Ví
dụ, xem https://www.marxist.com/what-is-to-be-done-how-lenin-built-a-battle-organisation.htm
[32] Xem
thêm:
·
https://baophapluat.vn/nha-nuoc-phap-quyen-coi-nguon-va-hien-thuc-sinh-dong-post503245.html
[33] Quy
trình xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng trong quy trình lập pháp và thực
trạng (3/2016), lapphap.vn http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208546
[34] Ví
dụ: việc thay 3 Chủ tịch nước trong thời gian ngắn.
[35]
Xem: https://press.vnu.edu.vn/giao-trinh-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat-3
[36] Xem:
https://sachsuthattphcm.com.vn/giao-trinh-ly-luan-chung-ve-nha-nuoc-va-phap-luat-danh-cho-dao-tao-dai-hoc-sau-dai-hoc-va-tren-dai-hoc-nganh-luattai-ban-co-chinh-sua-bo-sung/; https://kctl.huit.edu.vn/app_web/images/documents/n00ct/bai_2_nhung-van-de-co-ban-ve-phap-luat.pdf
[37] Tọa
đàm khoa học số 02: Pháp quyền và Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam - Thành tựu và
triển vọng (12/2020), gass.edu.vn https://gass.edu.vn/SitePages/News_Detail.aspx?categoryId=36&itemId=46428
[38] Answers
to questions from Russian journalists. http://en.kremlin.ru/events/president/news/74357
[39] Trong
cuộc họp báo của Putin sau chuyến thăm, chỉ có một câu hỏi về Việt Nam. Các câu
hỏi khác tập trung vào Triều Tiên và Ukraine. Điều này cho thấy mối quan tâm của
báo giới Nga tới Việt Nam là không đáng kể.
No comments:
Post a Comment