Nga
« không loại trừ khả năng » giao vũ khí cho Bắc Triều Tiên
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 21/06/2024 - 12:04
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240621-nga-kh%C3%B4ng-lo%E1%BA%A1i-tr%E1%BB%AB-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-giao-v%C5%A9-kh%C3%AD-cho-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn
Trước khi
rời khỏi Hà Nội trở lại Matxcơva, tổng thống Vladimir Putin hôm qua 20/06/2024
tuyên bố « thể theo tinh Thần thỏa thuận Đối tác Chiến lược với Bắc Triều
Tiên », Nga « không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Bình Nhưỡng.
Matxcơva trực tiếp đe dọa Hàn Quốc. Để đáp trả, Seoul hôm nay triệu đại sứ Nga
lên để phản đối. Hoa Kỳ « đặc biệt quan ngại » về hợp tác quân sự giữa
Bắc Triều Tiên và Nga.
Ảnh
do Bắc Triều Tiên công bố: Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và lãnh đạo Bắc
Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay nhau sau khi ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược
Toàn diện, Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 19/06/2024. AP
Trả
lời báo chí sau ngày làm việc tại Việt Nam, tổng thống Vladimir Putin lần đầu
tiên chính thức lên tiếng về thỏa thuận « Đối tác Chiến lược » vừa ký kết
với Bắc Triều Tiên hôm 19/06/2024. Theo hãng tin Pháp AFP, không đi sâu vào chi
tiết, ông Putin đe dọa « cung cấp vũ khí cho thế giới » và « không loại
trừ khả năng » đó có thể là Bắc Triều Tiên.
Đầu
tháng Sáu, ông Putin từng dọa giao vũ khí cho các nước để tấn công các "lợi
ích" của phương Tây, sau khi Hoa Kỳ và nhiều nước Âu châu cho phép Ukraina
sử dụng vũ khí mà họ viện trợ để nhắm vào một số mục tiêu quân sự trên lãnh thổ
Nga.
Cũng
trong cuộc họp báo hôm qua tại Hà Nội, ông Putin cho rằng sẽ là một « sai
lầm nghiêm trọng » nếu như Hàn Quốc quyết định « chuyển giao vũ khí
sát thương » cho Ukraina. Cho đến nay, Hàn Quốc ủng hộ Ukraina chống Nga
xâm lược nhưng tránh trực tiếp cung cấp vũ khí hay thiết bị quân sự cho
Ukraina. Nhưng sau khi Bắc Triều Tiên và Nga ký hiệp ước hỗ trợ quân sự, cố vấn
An ninh Quốc gia của tổng thống Hàn Quốc cho biết Seoul có thể sẽ « xem lại »
vấn đề viện trợ quân sự cho Kiev.
Chủ
nhân điện Kremlin cảnh cáo, trong trường hợp Seoul cung cấp vũ khí cho Ukraina
thì Matxcơva sẽ « đưa ra một quyết định phù hợp », mà « có thể
là quyết định đó không khiến giới lãnh đạo Hàn Quốc hài lòng ». Ông Putin
nói thêm Seoul không phải « lo lắng » về hiệp ước quân sự giữa
Matxcơva với Bình Nhưỡng vì văn bản này chỉ được áp dụng trong trường hợp
« một trong các bên ký kết bị tấn công ».
Cuộc
họp báo hôm qua trước khi kết thúc chuyến công du Việt Nam cũng là dịp để tổng
thống Nga lên án Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương có ý đồ « bành trướng
sang châu Á ». Matxcơva coi đây là một « mối đe dọa đối với tất cả
các nước trong khu vực, kể cả đối với Liên Bang Nga ».
Hiệp
ước hỗ trợ quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên tiếp tục để lại nhiều dư
âm : Sáng nay Hàn Quốc triệu đại sứ Nga tại Seoul, Georgy Zinovies lên để
phản đối. Hàn Quốc « mạnh mẽ yêu cầu Nga tuân thủ nghị quyết trừng phạt của
Liên Hiệp Quốc và ngừng mọi hợp tác quân sự với Bắc Triều Tiên ». Về phía
Hoa Kỳ, theo thông cáo hôm 20/06/2024, Nhà Trắng « quan ngại sâu sắc »
nhưng « không ngạc nhiên » về hợp tác quân sự » của trục
Matxcơva –Bình Nhưỡng. Theo cố vấn An Ninh Quốc Gia của phủ tổng thống Hoa Kỳ
John Kirby sự hợp tác nói trên là « dấu hiệu cho thấy Nga đang tuyệt vọng
tìm kiếm sự hỗ trợ của nước ngoài » trong lúc phương Tây đồng lòng đứng về
phía Ukraina.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
CHUYÊN
MỤC TRÊN MẠNG
Hợp
tác quân sự Nga-Bắc Triều Tiên : « Đe dọa trực tiếp đến an ninh Hoa Kỳ
»
NGA
- BẮC TRIỀU TIÊN
Nga
và Bắc Triều Tiên ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược
No comments:
Post a Comment