Một
thứ lý luận và quan điểm cực kỳ nguy hiểm
Nhiều
bạn không biết cái luận án tiến sĩ của Thích Chân Quang viết gì, nên tôi trích
một đoạn ra đây, nó có thể coi là “tinh thần chủ đạo” của luận án này.
“Trong lý
luận cực kỳ cơ bản của pháp luật, Quyền và Nghĩa vụ là hai mặt của một vấn đề.
Nếu con người cho rằng mình có Quyền thụ hưởng (enjoyment) thì cũng đồng nghĩa
với việc phải có Nghĩa vụ cống hiến (dedication). Thậm chí, Nghĩa vụ phải đi
trước Quyền thì xã hội mới phát triển hợp lý. Con người phải trồng lúa rồi mới
có gạo để nấu cơm ăn. Nếu chỉ đòi hỏi phải có cơm, Quyền được ăn cơm là Quyền
hiển nhiên, rồi ai cũng ngồi đó chờ cơm thì chẳng bao lâu kho gạo sẽ cạn. Mọi
người phải đi gieo trồng lúa trước đã, rồi Quyền được ăn cơm sẽ hiện ra”. (Trích Luận án tiến
sĩ “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của Vương
Tấn Việt – Thích Chân Quang)
Nôm
na, bạn có thể hiểu thế này, nó phủ nhận lời mà Hồ Chí Minh đã đọc trong bản
Tuyên Ngôn độc lập năm 1945, cái lời được nhấn mạnh là “những lẽ phải không ai
chối cãi được”: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Bây
giờ thì ông tiến sĩ – thượng tọa Thích Chân Quang bảo: Không, phải thực hiện
nghĩa vụ rồi mới được hưởng quyền, làm gì có cái chuyện “sinh ra” là đã có quyền!
Nghĩa là đứa trẻ vừa sinh hay những người tàn tật bẩm sinh, không có quyền ăn,
quyền sống, vì họ chưa thực hiện nghĩa vụ? Và với cái “lý luận” này, con người
ta phải thực hiện nghĩa vụ gì để có “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”, trong khi chúng là các quyền cơ bản, quyền không đòi hỏi bất cứ điều kiện
nào mà cả nhân loại này đã thừa nhận như những quyền thiêng liêng mà “tạo hóa
ban cho”?
Tóm
lại, đây là một thứ lý luận và quan điểm cực kỳ nguy hiểm, và nếu xã hội nào thực
hiện theo cái luận án này thì những thảm họa nhân đạo sẽ xảy ra lập tức, một thời
kỳ đồ đá sẽ trở lại.
.
No comments:
Post a Comment