HRW :
"Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng" ở
Việt Nam
RFI
Đăng
ngày: 08/06/2024 - 14:46
Sáng
08/06/2024, bộ Công An Việt Nam thông báo chính thức vụ bắt Osin Huy Đức (tên
thật Trương Huy San) và luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì
dân, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, và ra quyết định khởi tố vụ án « Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân ». Hai tổ chức Quan Sát Nhân Quyền và Phóng
Viên Không Biên Giới đã yêu cầu trả tự do cho nhà báo độc lập.
https://s.rfi.fr/media/display/5abd06ca-257e-11ef-b372-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/000_34VB77R.webp
Hình
ảnh nhà báo độc lập Huy Đức ngày 10/04/2021. © AFP
Trong
thông cáo tối 07/06, tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi « chính
quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông » Huy Đức và
chỉ trích « chính quyền đã để 7 ngày mới thông báo với gia đình
Huy Đức về việc bắt giữ và tạm giam ông, trên thực tế là buộc ông bị mất tích,
gây ra nhiều quan ngại về sự an nguy của ông. Kể từ khi bị tạm giữ, cả luật sư
và gia đình ông đều chưa được phép gặp ông ».
Ông
Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức, bị công an ở Hà Nội câu lưu ngày
01/06/2024. Bà Patricia Gossman, phó giám đốc Ban Á Châu của tổ chức Quan Sát
Nhân Quyền, cho rằng « với việc bắt giữ Huy Đức một cách sai trái,
nhà cầm quyền Việt Nam đang nhắm vào một trong những nhà báo dũng cảm và nhiều ảnh
hưởng nhất Việt Nam », « Bắt giữ một nhà báo vì ông ta viết
bài phê phán chỉ thể hiện rằng chính quyền Việt Nam đang càng ngày càng rời xa
dân chủ và pháp quyền ».
Tổ
chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), được AFP trích dẫn, cũng ra thông cáo
kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà báo blogger Huy Đức. Ông Cédric Alviani,
giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF nhấn mạnh « những
bài viết của nhà báo độc lập Huy Đức là một nguồn thông tin vô giá cho phép người
Việt Nam tiếp cận những thông tin (khác với) thông tin bị chế
độ Hà Nội kiểm duyệt ».
Blogger
Huy Đức có hơn 350.000 người theo dõi trên Facebook. Từ năm 2020, ông viết hàng
loạt bài về chính trị và xã hội ở Việt Nam, kể cả các vấn đề môi trường như nạn
phá rừng. Theo HRW, « những bài đăng trên Facebook mới nhất trước khi
ông bị bắt cảnh báo về hàng loạt mối nguy trước tình trạng tập trung quyền lực
về bộ Công An Việt Nam vốn nhiều tai tiếng về bàn tay đàn áp, do ông Tô Lâm,
tân chủ tịch nước, lãnh đạo trước đó ».
No comments:
Post a Comment