G7 sẽ dùng tiền lời từ
tài sản đóng băng của Nga để trao cho Ukraine
Người Việt
June
13, 2024
BORGO
EGNAZIA, Ý (NV) – Hôm
Thứ Năm, 13 Tháng Sáu, các lãnh tụ trong nhóm các nước G7 giàu có tham dự cuộc
hội nghị thượng đỉnh đã quyết định tìm đạt sách lược trợ giúp Ukraine trong cuộc
kháng chiến chống cuộc chiến tranh xâm lăng của Nga cũng như tìm cách ngăn chặn
các tham vọng về kinh tế của Trung Quốc, thông tấn xã Reuters đưa tin.
Trong
cuộc hội nghị kéo dài hai ngày tại Borgo Egnazia ở Ý, các lãnh tụ trong nhóm
cho biết họ đã đạt được một thỏa thuận trên nguyên tắc về một kế hoạch cung cấp
món tiền cho Ukraine vay trị giá $50 tỷ, lấy từ tiền lời trong các tài sản của
Nga bị đóng băng theo lệnh trừng phạt kinh tế do các quốc gia Tây Phương áp đặt
nhằm trừng phạt Nga về tội đã đưa quân xâm lược Ukraine từ năm 2022 tới nay.
Các
quốc gia Tây Phương cũng đồng thanh bày tỏ mối lo ngại về số lượng các sản phẩm
kỹ nghệ vượt quá mức nhu cầu của Trung Quốc, mà theo họ thì đã làm cho thị trường
thế giới bị lũng đoạn, vì thế họ quyết định phải giúp cho các nước Phi Châu
phát triển nền kinh tế vững mạnh theo cách riêng của họ, các nhà ngoại giao
trong nhóm G7 cho biết.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/GettyImages-2156772133-1536x1024.jpg
Tổng
Thống Hoa Kỳ Joe Biden (giữa), Thủ Tướng Ý Giorgia Meloni, Thủ Tướng Canada
Justin Trudeau và Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida trong một cuộc họp tại hội nghị
thượng đỉnh G7 ở Savelletri, Ý Đại Lợi, ngày 13 Tháng Sáu, 2024 (Hình: MANDEL
NGAN/AFP/Getty Images)
“Vẫn
còn nhiều việc phải làm lắm, nhưng tôi tin tưởng rằng hai ngày hội nghị này
chúng ta sẽ có các cuộc thảo luận dẫn tới các kết quả cụ thể và xứng đáng,” Thủ
Tướng Ý Giorgia Meloni nói với các vị đồng nhiệm trong G7 của bà trong cuộc hội
nghị diễn ra tại khu du lịch sang trọng Borgo Egnazia ở Puglia thuộc miền Nam
nước Ý.
Trong
khi vị nữ thủ tướng Ý đang say sưa với chiến thắng bầu cử Nghị Viện Âu Châu hồi
cuối tuần qua, các lãnh tụ khác của những nước cùng đi phó hội, là Mỹ, Nhật,
Pháp, Đức, Anh, và Canada, đang gặp phải nhiều khó khăn trong nước có khả năng
làm sút giảm quyền lực của họ.
Tổng
Thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, trong lần thứ nhì có mặt tại hội nghị G7 kỳ
này, sẽ tham gia các cuộc thảo luận với bảy nhà lãnh đạo kia kể từ chiều hôm Thứ
Năm, và rồi sau đó ông sẽ cùng Tổng Thống Joe Biden ký một thỏa ước an ninh dài
hạn giữa Ukraine và Hoa Kỳ.
Một
nhân vật theo sát các cuộc hội đàm của nhóm G7 tiết lộ rằng điểm then chốt
trong các thỏa thuận tại cuộc hội nghị kỳ này là các quyết định được thông qua
sẽ tồn tại trong nhiều năm, bất kể ai sẽ lên nắm quyền sau này tại các nước
trong nhóm, một chỉ dấu về mối lo ngại rằng trong trường hợp ứng cử viên Donald
Trump có lên thay Tổng Thống Biden sau cuộc bầu cử đi nữa thì các quyết định đó
cũng sẽ khó mà bị vô hiệu hóa. (TTHN)
======================================================
G7 muốn dùng tiền lãi từ tài sản của Nga bị phong tỏa để
huy động tín dụng cho Ukraina
Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 13/06/2024 - 11:34
Thượng
đỉnh G7 khai mạc hôm nay 13/06/2024 tại Borgo Egnazia, gần Bari, miền nam Ý,
trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng. Theo nhận định của Reuters, trong ba
ngày họp, các nhà lãnh đạo G7 tìm cách tăng cường hỗ trợ Ukraina trong cuộc chiến
chống quân Nga xâm lược và khẳng định một mặt trận thống nhất trước các tham vọng
chính trị và kinh tế của Trung Quốc.
https://s.rfi.fr/media/display/dc02a416-2988-11ef-a027-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/G7_20240613.webp
Thượng
đỉnh G7 tại Borgo Egnazia, miền nam Ý, ngày 13/06/2024 AP - Christopher Furlong
Năm
nay là năm thứ hai liên tiếp tổng thống Ukraina Zelensky tham dự thượng đỉnh
G7. Về cơ bản, các nhà lãnh đạo của khối G7 (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada và
Nhật) hướng tới thỏa thuận dùng tiền lãi từ tài sản của Nga hiện đang bị quốc tế
phong tỏa để huy động tín dụng cho Kiev, nhưng thách thức hiện nay là phương thức
tiến hành.
Từ Bari, đặc
phái viên Aabla Jounaïdi gửi về bài tường trình:
« Làm
cách nào để Kiev có thể dùng tiền lời từ tài sản của Nga bị phong tỏa trong
vòng hai năm qua? Từ suốt nhiều tháng nay, chủ đề này vẫn gây chia rẽ các nhà
lãnh đạo phương Tây. Tổng cộng, tính trên toàn thế giới, khoản tiền mà Ngân
hàng Trung ương Nga sở hữu nhưng không được phép tiếp cận là 300 tỷ đô la. Một
số quốc gia như Đức, thậm chí cả Pháp và Ý, lo ngại về các hệ quả pháp lý và thậm
chí là về sự ổn định của thị trường châu Âu trong trường hợp số tài sản nói
trên bị tịch thu hoàn toàn.
Tuần
trước, khi được hỏi tại Pháp, tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định đã tìm ra một
giải pháp. Hoa Kỳ đề xuất từ nay đến cuối năm cấp khoản vay 50 tỷ đô la cho
Kiev. Khoản tiền hoàn trả số vay nói trên sẽ được lấy từ tiền lời có được từ
tài sản của Nga ở châu Âu. 50 tỷ đô la là một khoản tiền lớn, có thể bảo đảm
cho Kiev có tiền phục vụ nỗ lực chiến tranh cho năm 2025, ngoài khoản tài trợ của
Liên Âu lấy từ quỹ hòa bình gồm 11 tỉ euro.
Các
nguyên thủ quốc gia đã đạt được thỏa thuận, vấn đề còn lại là phương thức tiến
hành trên thực tế khoản cho vay 50 tỷ đô la. Và đây sẽ là nội dung thảo luận của
các vị bộ trưởng tài chính của khối G7, theo một nguồn tin từ phủ tống thống
Pháp ».
Về
phía Luân Đôn, AFP cho biết phủ thủ tướng Anh tối hôm qua 12/06/2024 loan tin
thủ tướng Rishi Sunak sẽ thông báo tại thượng đỉnh G7 về khoản tài trợ mới cho
Kiev, có thể lên tới 242 triệu bảng Anh (286,5 triệu euro).
------------------------------
Các
nội dung liên quan
UKRAINA
- G7 - HOA KỲ
TT
Ukraina nói chuyện với các lãnh đạo G7 sau khi bất ngờ hủy bỏ cuộc họp với Thượng
Viện Mỹ
ĐIỂM
BÁO
Ukraina
thắng lớn tại G7 nhưng lùi ở Bakhmut
G7
- UKRAINA - VIỆN TRỢ
Nhóm
G7 tái khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Ukraina, buộc Nga "trả giá" vì gây
chiến
No comments:
Post a Comment