Chủ tịch nước Tô
Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?
12
tháng 6 2024, 13:58 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cglled5r3rko
Chủ
tịch nước Việt Nam Tô Lâm hôm 11/6 nói với Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông
Hùng Ba, rằng điều quan trọng là các tranh chấp trên biển phải được giải quyết
và lợi ích của mỗi quốc gia được tôn trọng, theo Văn phòng Chủ tịch nước.
Ông
Tô Lâm tiếp ông Hùng Ba tại Phủ Chủ tịch trong bối cảnh Việt Nam-Trung Quốc tiến
tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới
Cuộc
tiếp đón diễn ra tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ
niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới.
Trong
cuộc gặp, ông Tô Lâm nhắc lại tình láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”,
“vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, theo báo điện tử Chính phủ.
Hai
ông cũng nhắc lại các chuyến thăm nhau mang tính “lịch sử” của ông Nguyễn Phú
Trọng và ông Tập Cận Bình trong các năm 2022 và 2023 – khi hai bên nhất trí
cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.
Trung
Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng hai nước láng giềng do
đảng cộng sản lãnh đạo đã bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp hàng hải kéo dài nhiều
năm ở Biển Đông, bài viết trên Reuters bình luận.
Ông
Tô Lâm nói tại cuộc gặp ở Hà Nội rằng các nước cần tôn trọng lợi ích hợp pháp của
nhau.
Hai
bên cần “tích cực tìm kiếm các giải pháp thỏa đáng, phù hợp với luật pháp quốc
tế”, ông Tô Lâm nói.
Hôm
6/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự hiện diện của tàu
khảo sát Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt
động “khảo sát trái phép” này.
Trong
khi đó, truyền thông Trung Quốc nói việc triển khai hoạt động của tàu này là để
góp phần bảo vệ các rạn san hô và phát triển các cấu trúc đảo của nước này
trong khu vực.
Trong
cuộc gặp hôm 11/6, ông Tô Lâm cho biết phát triển tình hữu nghị và hợp tác với
Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam.
Việt
Nam và Trung Quốc đã ký hàng chục thỏa thuận hợp tác, bao gồm cả về đường sắt,
trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng
12/2023.
Ông
Tô Lâm nhắc lại sự cần thiết phải tăng cường kết nối đường sắt giữa hai nước
trong cuộc gặp với Đại sứ Hùng Ba và yêu cầu Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường
cho nông sản Việt Nam.
Bắc
Kinh có thể hưởng lợi từ bất ổn chính trị tại Việt Nam?
Theo
một số nhà quan sát, những “rạn nứt” trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam thời gian
qua có thể làm suy yếu đi khả năng đoàn kết trong đảng để đối phó với Trung Quốc
liên quan đến tranh chấp Biển Đông và các vấn đề khác.
Từ
đó, Bắc
Kinh có thể hưởng lợi từ những cải tổ chính trị Việt Nam, theo một bài viết
ngày 5/6 trên báo South China Morning Post (SCMP).
Cũng
trong bài viết nói trên của SCMP, Tiến sĩ Bill Hayton từ Viện Nghiên cứu
Chatham House (Anh) cho rằng việc Trung Quốc quá cứng rắn với những yêu sách
trên Biển Đông đang gây tổn hại tới niềm tin vào năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng
sản ở Việt Nam.
Theo
ông, "nếu Trung Quốc khôn ngoan, họ sẽ tìm cách thỏa hiệp với Việt Nam [về
các vấn đề trên Biển Đông], điều đó sẽ củng cố vị thế cho những người bạn của họ
ở Hà Nội".
Bên
cạnh đó, Tiến sĩ Hayton nhận định rằng Việt Nam dường như đang đi theo “đường lối
chính trị hướng nội” của Trung Quốc.
Theo
ông, Việt Nam đang tập trung nhiều hơn vào “an ninh chính trị và sự tồn vong của
chế độ hơn là phát triển kinh tế”.
Phó
Giáo sư Jonathan London từng nêu ý kiến tương đồng trong một bài viết ngày 9/5
trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS (Singapore).
Theo
Phó Giáo sư London, việc bắt giữ hàng loạt quan chức trong nỗ lực chống tham
nhũng đang gây ra “tình trạng tê liệt chính trị trên toàn hệ thống và đặc biệt
là sự suy giảm nghiêm trọng trong đầu tư công”.
Trong
bài viết ngày 22/5 trên Nikkei Asia, Giáo sư Ryuichi Ushiyama từ Đại học Keiai
(Nhật Bản) cũng đề cập tới khía cạnh này. Ông cho rằng Trung Quốc sẽ để ý hơn tới
việc gia tăng quan hệ, cũng như tăng cường hỗ trợ cho các chính trị gia thân
Trung Quốc ở Việt Nam.
Bài
viết ngày 1/6 trên SCMP trích lời Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng từ Quỹ Taiwan NextGen
Foundation (Đài Loan) bình luận về vai trò của ông Tô Lâm trong duy trì mối
quan hệ với Trung Quốc:
“Quan
chức Trung Quốc biết rằng họ luôn có thể tin tưởng ông Tô Lâm vì tình đồng chí
cộng sinh với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người luôn nỗ lực duy trì mối quan
hệ chặt chẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.”
Ông
Sáng cũng nói thêm rằng, vào tháng 1/2024, ông Tô Lâm đã hỏi xin lời khuyên từ
các nhà lãnh đạo an ninh Trung Quốc về cách duy trì sự “kiểm soát và lãnh đạo
toàn diện” của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước
và sau khi ông Tô Lâm chính thức nhậm chức chủ tịch nước, đã có nhiều ý kiến
cho rằng Việt Nam ngày càng mang đậm dấu ấn của một nhà nước “công an trị”.
Trong
bài diễn văn nhậm chức hôm 22/5, ông Tô Lâm cũng đề cập tới những mục tiêu như
nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng, cam kết “chống tham nhũng,
tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Theo
ông Trương Minh Lượng, Phó Giáo sư chuyên về Đông Nam Á và Biển Đông tại Đại học
Kỵ Nam (Quảng Châu), phát biểu nhậm chức của ông Tô Lâm thể hiện rõ mục tiêu ổn
định chính trị của Việt Nam, điều mà ông Trương cho rằng chỉ có thể đạt được bằng
việc hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.
-------------------
Tin
liên quan
·
Trung Quốc hưởng lợi
từ bất ổn chính trị ở Việt Nam?
6
tháng 6 năm 2024
·
Trung Quốc ra quy định
bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng
23
tháng 5 năm 2024
·
Bồi đắp ở Trường
Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'
12
tháng 6 năm 2024
No comments:
Post a Comment