Chiến
hạm Nga đến thăm Havana, Washington theo dõi sát
12/06/2024
https://www.voatiengviet.com/a/chien-ham-nga-den-tham-havana-washington-theo-doi-sat/7653139.html
Các
tàu hải quân Nga hôm 12/6 đã tiến vào cảng Havana, một điểm dừng chân mà cả Mỹ
và Cuba đều cho là không gây ra mối đe dọa nào nhưng được xem là một màn phô
trương sức mạnh của Nga khi căng thẳng gia tăng xung quanh cuộc chiến Ukraine.
https://gdb.voanews.com/284dba58-cbbb-4225-bd79-513edd223b10_w1023_r1_s.jpg
Tàu
Nga đang đang tiến vào cảng Havana
Chiếc đầu tiên đến là tàu chở nhiên liệu,
Akademik Pashin và tàu kéo Nikolay Chiker, trong khi một tàu khu trục và tàu ngầm
chạy bằng năng lượng hạt nhân của hải quân Nga đang chờ ngoài khơi và dự kiến sẽ
vào cảng vào giữa ngày.
Tàu
khu trục và tàu ngầm này, nằm trong nhóm bốn tàu hải quân Nga đến ngoài khơi
Cuba hôm 12/6, đã tiến hành các cuộc tập trận tên lửa ở Đại Tây Dương trên đường
đến Cuba, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày hôm trước.
Tuần
trước, Cuba cho biết chuyến thăm này là tập quán thông thường của các tàu hải
quân từ các quốc gia thân thiện với Havana. Bộ Ngoại giao Cuba cho biết các tàu
này không mang vũ khí hạt nhân, điều mà các quan chức Mỹ cũng khẳng định.
“Chúng
tôi đã theo dõi chặt chẽ đường đi của những chiếc tàu này,” một quan chức Mỹ
nói với Reuters với điều kiện ẩn danh. “Không có bất cứ lúc nào các tàu hay tàu
ngầm này gây ra mối đe dọa trực tiếp cho Mỹ.”
Havana
chỉ cách Key West, Florida, 160 km, nơi có Trạm Không quân của Hải quân Mỹ. Và
thời điểm của chuyến thăm - khi chính quyền Biden cân nhắc sẽ giúp Ukraine chống
cuộc xâm lược của Nga - cho thấy nhiều hơn mức ‘thông lệ’, ông William
Leogrande, giáo sư tại American University, nói.
“Các
tàu chiến Nga đến Cuba là cách ông Putin nhắc ông Biden rằng Moscow có thể
thách thức Washington ngay trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ,” ông Leogrande nhận
định.
Chuyến
thăm này cũng trùng thời điểm với cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất
của Cuba trong nhiều thập kỷ, khi mà nước này thiếu hụt mọi thứ từ thực phẩm,
thuốc men và nhiên liệu và sự bất mãn ngày càng tăng trên đường phố.
“Động
thái này... có tiếng vang của Chiến tranh Lạnh, nhưng không giống như Chiến
tranh Lạnh, người Cuba đến gần với Moscow không phải vì sự gần gũi ý thức hệ mà
là nhu cầu kinh tế,” ông Leogrande nói.
Cuộc
khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra vào năm 1962 khi Liên Xô đáp trả việc Mỹ triển
khai tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách triển khai tên lửa đạn đạo tới Cuba, đưa thế
giới đến bờ vực chiến tranh hạt nhân.
No comments:
Post a Comment