Bầu
cử lập pháp trước thời hạn : Một tính toán « mạo hiểm » của tổng
thống Pháp ?
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 10/06/2024 - 15:29
Quyết
định giải tán Quốc Hội tổng thống Pháp thông báo tối Chủ Nhật 09/06/2024, phải
chăng là « tự sát chính trị », một tính toán « sai
lầm », một « nước cờ đầy mạo hiểm »,
« canh bạc cuối cùng » ? Hay đơn giản là Emmanuel Macron buộc
tất cả các đảng phái chính trị Pháp từ cực tả đến cực hữu và cử tri Pháp đối mặt
với trách nhiệm của chính mình : tránh tiếp tục làm tê liệt đất nước trong
ba năm cuối nhiệm kỳ tổng thống ?
https://s.rfi.fr/media/display/73e443fa-2693-11ef-a199-005056bf30b7/w:980/p:16x9/000_34VZ2HL.webp
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron rời phòng bỏ phiếu ở Le Touquet, trong cuộc bầu cử
Nghị Viện Châu Âu, ngày 09/06/2024. AFP - HANNAH MCKAY
Phát
biểu vào lúc 9 giờ tối qua, chỉ một tiếng đồng hồ sau khi các thăm dò cho thấy
đảng của Phục Hưng (Renaissance) của ông thua xa đảng cực hữu Tập hợp dân tộc
(Rassemblement National-RN) trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu 2024, Emmanuel
Macron « trao trả » lại cho người dân quyền « bày
tỏ nguyện vọng qua lá phiếu » bầu lại 577 dân biểu Quốc Hội trong
hai ngày 30/06/2024 và 07/07/2024. Đây là một quyết định « nghiêm
trọng », với những hệ quả « nặng nề » nhưng,
nguyên thủ Pháp « tin tưởng vào khả năng chọn lựa đúng đắn của người
dân Pháp vì lợi ích của chính mình và của những thế hệ mai sau ».
Nguyên
thủ Pháp đã thỏa mãn đòi hỏi của đảng cựu hữu Tập Hợp Dân Tộc RN của Marine Le
Pen, người đã hai lần đọ sức với ông tranh cử tổng thống và đều đã thất bại. Chủ
tịch đảng này hiện nay là Jordan Bardella, 28 tuổi, dẫn đầu danh sách ra tranh
cử Nghị Viện Châu Âu hùng hồn tuyên bố « sẵn sàng » ngồi
vào chiếc ghế thủ tướng nếu được cử tri tín nhiệm. Dù vậy để bước được vào phủ
thủ tướng, vị chính khách trẻ tuổi Bardella phải vượt qua nhiều thách thức.
Những
thách thức trong cuộc bầu cử lập pháp
Đầu
tiên là trong một thời gian ngắn kỷ lục, thành lập được một danh sách các ứng cử
viên ở mỗi đơn vị cử tri, tìm kiếm các mối liên kết với các đảng phái chính trị
khác khi biết rằng đảng này đã vất vả lắm mới tìm đủ danh sách 81 ứng viên ra
tranh cử Nghị Viện Châu Âu. Đó là chưa kể việc tìm được người để thành lập nội
các và đủ sức để tiếp nhận những hồ sơ nóng từ việc bảo đảm an ninh cho Thế Vận
Hội vào cuối tháng 7/2024 cho đến dự luật ngân sách Nhà nước vào tháng 9 sắp tới...
Nói
cách khác, Emmanuel Macron đặt đối thủ chính trị của ông, Marine Le Pen và đảng
của bà vào thế « ngậm bồ hòn làm ngọt » khi ông thỏa
mãn đòi hỏi mà đảng cực hữu này đã nhắc đi nhắc lại từ nhiều tháng qua. RN cũng
như Marine Le Pen đều biết rằng, nếu có chiếm được chiếc ghế thủ tướng đi chăng
nữa, thì đây sẽ là « món quà tẩm thuốc độc » Macron
dành tặng cho phe cực hữu. Pháp đang đứng trước nhiều thách thức cả về đối nội
(an ninh, bất ổn xã hội…) lẫn đối ngoại (xung đột Gaza và chiến tranh
Ukraina, quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc …)
Trong
trường hợp thất bại thì coi như tiêu tan hy vọng đắc cử tổng thống của bà Le
Pen năm 2027.
Nhưng
không chỉ có đảng RN lúng túng trước việc tổng thống Macron giải tán Quốc Hội.
Toàn bộ 577 dân biểu, kể cả thủ tướng Gabriel Attal và các bộ trưởng trong nội
các hiện tại, phải lập tức lao vào cuộc vận động tranh cử, trong lúc mà tất cả
vẫn cứ ngỡ rằng họ sẽ giữ được chiếc ghế dân biểu cho đến hết nhiệm kỳ vào năm
2027 và từ nay đến đó, họ vẫn rộng đường chỉ trích chính phủ. Do vậy chọn tổ chức
bầu cử trước thời hạn trong ba tuần nữa là một « màn đánh
úp », không một đảng phái chính trị nào có thời gian để trở tay
và đặt nhiều dân biểu vào thế lo âu mất chiếc ghế ở Quốc Hội.
Chấm
dứt tình trạng tê liệt chính trị
Đảng
Phục Hưng của Macron trong Quốc Hội sắp mãn nhiệm vì không có đa số tuyệt đối
nên luôn phải tìm những liên kết mang « tính tình thế ».
Liên minh cánh tả NUPES và đảng Xanh đã nhiều lần kiến nghị bất tín nhiệm hai đời
thủ tướng Elisabeth Borne và Gabriel Attal. Cánh hữu, đảng Những Người Cộng Hòa
LR và ngay cả cánh trung của François Bayrou, người từng sát cánh với Macron,
cũng không hề nương nhẹ đảng cầm quyền khi thì về dự luật tài chính, lúc thì về
dự luật cải tổ chế độ hưu bổng, hay những chủ đề mang tính xã hội (như luật trợ
tử nhân đạo, …).
Vì
những tính toán « chính trị » kiểu này, hai năm nay
nội các của bà thủ tướng Elisabeth Borne cũng như ông Gabriel Attal, đảng Phục
Hưng của ông Macron luôn phải nhượng bộ các đối tác để thông qua một số các bộ
luật quan trọng. Giải tán Quốc Hội chấm dứt tình cảnh này.
Tính
toán của tổng thống Macron do vậy chưa chắc đã là « một cuộc tự
sát chính trị », là tính toán « sai lầm ». Các
đối thủ chính trị của Macron bắt buộc phải « hoan nghênh quyết định
giải tán Quốc Hội » dù chưa biết tương lai chính trị của chính họ
sẽ đi về đâu.
Canh bạc
cuối cùng của Macron ?
Cuối
cùng, đối với cử tri, tổng thống Macron rõ ràng là đã thỏa mãn nguyện vọng của
người dân muốn có một sự thay đổi … khi mà công luận đang đang bất mãn đủ điều
vì chính sách ông từ y tế, giáo dục, từ chế độ hưu bổng … Giới công đoàn hầu
như mỗi ngày đều dọa đình công làm tê liệt đất nước trước Thế Vận Hội …. nhưng
trong ba tuần nữa, khi được quyền lựa chọn người đại diện ở Quốc Hội, họ sẽ bầu
cho ai ? Đó là một ẩn số. Chính ở điểm này, Emmanuel Macron chơi một nước
cờ « mạo hiểm », đánh « canh bạc cuối
cùng ».
Có
điều, như nhiều bài xã luận trên các tờ báo lớn của Pháp, sáng ngày 10/06/2024
nhận xét, Paris đang đứng trước một thời kỳ bất định : Emmanuel Macron ở
điện Elysée sẽ điều hành đất nước như thế nào nếu như đảng RN nắm giữ phủ thủ
tướng ? Bản thân đảng cực hữu RN với tinh thần bài ngoại, bài châu Âu một
khi đứng đầu nội các sẽ phải làm gì ?
Pháp,
một trong hai thành viên sáng lập Liên Hiệp Châu Âu, rơi vào tay đảng dân túy,
đã từng vay tiền của Nga, cũng chủ trương « nước Pháp trên hết »,
thì tương lai Liên Âu sẽ đi về đâu ? Tiếng nói của khối 27 thành viên Liên
Âu còn có trọng lượng nào trên bàn cờ quốc tế giữa các ông lớn là Mỹ, Trung Quốc
và Nga , giữa những cường quốc đang khẳng định vai trò như Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ
….
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
BẦU
CỬ NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU
Bầu
cử Nghị Viện Châu Âu : Các đảng cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan
chiếm ưu thế
UKRAINA
- BẦU CỬ NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU
Bầu
cử Nghị Viện Châu Âu dưới góc nhìn của người dân Ukraina
PHÁP
- GIẢI TÁN QUỐC HỘI
Tổng
thống Pháp giải tán Quốc Hội, tổ chức bầu cử trước thời hạn
No comments:
Post a Comment