Báo
cáo của HRMI năm 2024: Người dân Việt ít an toàn trước Nhà nước hơn
RFA
2024.06.20
https://www.rfa.org/vietnamese/news/hrmi-says-vietnamese-enjoy-less-safety-06202024042057.html
Trong báo cáo thường niên công bố gần đây, tổ chức Sáng kiến
Đánh giá Nhân quyền (Human Rights Measure Initiative- HRMI) có trụ sở tại New
Zealand nói tình trạng nhân quyền của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong năm 2023
cho dù “vẫn lạc quan hơn thực tế” theo như đánh giá của một nhà hoạt động.
Công
an và dân phòng bao vây người biểu tình phản đối Trung Quốc ở TPHCM hôm
18/5/2014 (minh hoạ) - REUTERS/Peter Ng
Báo
cáo của HRMI đo lường mức độ của các chính phủ đối xử với người dân công bố
ngày 19/6/2024 cho thấy, phần về Việt Nam có điểm số 4,6 ở mục An toàn trước
Nhà nước và 2,3 ở mục Trao quyền trên thang điểm 10 trong năm 2023, so với mức
điểm tương ứng là 4,9 và 2,7 trong năm 2022 và giảm mạnh so với số điểm
5,3 và 3,0 của năm 2021.
Điểm
An toàn trước Nhà nước đang ở mức dưới trung bình, cho thấy nhiều người Việt
không an toàn trước một hoặc nhiều điều như: bắt giữ tuỳ tiện, tra tấn và bị
ngược đãi, cưỡng bức mất tích, hành quyết mà không thông qua tòa án.
“Đối
với các quyền dân sự và chính trị, chúng tôi không có đủ dữ liệu cho các quốc
gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương để đối chiếu theo khu vực. Tuy
nhiên, so với 45 quốc gia khác được chúng tôi khảo sát, Việt Nam đang thực hiện
tệ hơn mức trung bình về quyền được an toàn trước nhà nước,” HRMI nói trong
báo cáo.
Cựu
tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ nói bà là chứng nhân cho vấn nạn mất an toàn trước
nhà nước. Kể từ khi mãn hạn án tù 39 tháng vào tháng 1/2023, bà thường xuyên bị
mời lên đồn công an làm việc về vấn đề an ninh, như nhiều nhà hoạt động khác.
Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 20/6:
“Tôi
là một ví dụ rất là điển hình trong cái việc mà họ (công an địa phương)
thường xuyên lôi ra kéo vào, không cần phải có căn cứ không cần phải có một quy
trình nào cả.”
Thậm
chí, bà còn bị an ninh tỉnh Thái Bình bắt cóc giữa đường rồi đưa về trụ sở Công
an tỉnh để tra khảo, toàn bộ sự việc được camera an ninh gần đó ghi lại được.
“Đến
tháng năm vừa rồi, họ tổ chức bắt cóc tôi ngay ở giữa đường, trong đấy thì có
sáu công an một người là mặc quân phục còn lại là 5 người là mặc thường phục đã
áp tải tôi về trụ sở của công an tỉnh Thái Bình và giữ tôi hơn 24 tiếng.”
Trong
mục này, tiêu chí Quyền không bị kết án tử hình, Việt Nam nhận được điểm số
4,9, dưới mức trung bình. Điểm số này dường như tương thích với đánh giá của tổ
chức Ân xá Quốc tế trong báo cáo mà tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Anh quốc
công bố gần đây, theo đó, trong năm 2023, Việt Nam thi hành án tử hình
hơn 122 người.
Cuối
tháng 9/2023, nhà chức trách tỉnh Thanh Hoá đã thi hành án tử hình đối với Lê
Văn Mạnh cho dù tử tù này liên tục kêu oan trong khi Phái đoàn Liên minh châu
Âu (EU) cùng với Đại Sứ quán của Canada, Vương quốc Anh và Vương quốc Na Uy tại
Việt Nam ra tuyên bố chung kêu gọi Hà Nội dừng việc thi hành án đối với ông.
Một
nhà hoạt động ở Hà Nội, người không muốn xưng tên vì lý do an ninh, cho biết điểm
số mà HRMI đánh giá về Việt Nam “có vẻ vẫn lạc quan so với thực tế.”
Theo
người này, người dân Việt Nam có các quyền về y tế, chỗ ở, thực phẩm nhưng chất
lượng rất tệ trong khi nền giáo dục thực chất là định hướng. Bên cạnh đó, quyền
tự do hội họp không có trên thực tế.
Nhắc
lại việc bắt giữ hoặc kết án nhiều người hoạt động như Nguyễn Lân Thắng, Phan
Vân Bách, Phan Tất Thành trong vài năm gần đây, người này nói trong tin nhắn gửi
RFA:
“Về
tổng thể, tình hình nhân quyền Việt Nam không có cải thiện gì so với các
năm trước. Nhiều người thuộc giới bất đồng chính kiến vẫn bị bắt giữ bất kể là
họ còn hoạt động hay không, cho thấy sự cởi mở về vấn đề phản biện là không có.
Trước
đây, nhiều người cho rằng người dân thường bắt đầu có thể bình luận về chính trị
trên các diễn đàn xã hội nhưng khi các hội nhóm đối lập bị nhà nước triệt phá
thì các diễn đàn này bị bẻ lái và các tiếng nói nhỏ lẻ cũng không còn, cho thấy
quyền tự do ngôn luận cũng không có sự cải thiện.
Về
tham gia quản lý xã hội, người dân không thực hành được các quyền của mình
trong khi bộ máy nhà nước không có cải thiện.”
Phóng
viên gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về báo cáo
của HRMI nhưng không nhận được ngay phản hồi.
HRMI
là một sáng kiến được khởi xướng từ năm 2016 bởi một nhóm chuyên gia kinh tế,
nghiên cứu chính sách công và nhân quyền. Tổ chức này bắt đầu tiến hành khảo
sát ở 13 nước vào năm 2017, đến năm 2023 đạt 45 quốc gia.
Tổ
chức này hướng đến việc đo lường có hệ thống tất cả các quyền trong Tuyên ngôn
Nhân quyền Quốc tế ở mọi quốc gia trên thế giới.
Thông
qua việc đánh giá nhân quyền, tổ chức đang làm sáng tỏ những gì đang thực sự diễn
ra, và đưa ra cho các chính phủ một sự đánh giá để khích lệ việc đối xử với mọi
người dân tốt hơn.
Mỗi
năm, dữ liệu nhân quyền về chính trị và dân sự của tổ chức này lại được tập hợp
bằng khảo sát đa ngôn ngữ được soạn thảo cẩn thận, với người tham gia là những
chuyên gia địa phương trong lĩnh vực này.
---------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
TỨC
Đối
thoại nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27
Báo
cáo của Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (HRMI) vẫn còn nương tay với Việt Nam
Báo
cáo về tình hình dân chủ toàn cầu tiếp tục nêu VN trong nhóm toàn trị không có
dấu hiệu thay đổi
Sáng
kiến Đánh giá Nhân quyền nói Việt Nam cải thiện ở mức thấp về quyền con người
Bộ
Ngoại giao Việt Nam phản đối báo cáo nhân quyền của Mỹ, khẳng định tôn trọng
nhân quyền
No comments:
Post a Comment