Việt
Nam: Người Khmer ở Nam Bộ không phải là người bản địa
18/05/2023
Chính quyền Việt Nam vừa cho biết họ đồng ý với
Tuyên bố của LHQ về Quyền của Người bản địa (UNDRIP), nhưng nói rằng khái niệm
“quyền của người bản địa” không tồn tại ở quốc gia này. Đồng thời, Hà Nội bác bỏ
cáo buộc “quốc hữu hóa đất nông nghiệp của người bản địa Khmer sau năm 1975”, cho
rằng điều này “không có căn cứ và xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về quyền sở hữu
đất đai và cơ sở pháp lý của Việt Nam”.
https://gdb.voanews.com/0FF0EA44-4426-42CD-B4AA-3211389FCEAC_cx0_cy13_cw0_w1023_r1_s.jpg
Một phụ nữ Khmer ngồi ở
trước cổng chùa ở Bạc Liêu. (Photo by Hillary Tran/VOA reader)
Phản hồi văn bản yêu cầu giải trình của các chuyên gia nhân quyền LHQ gửi
đi hồi tháng 10/2022, chính quyền Việt Nam nói: “Việt Nam nhất trí với Tuyên bố
của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa (UNDRIP) trên tinh thần quốc tế
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nói chung”.
“UNDRIP không đưa ra định nghĩa cụ thể về người bản địa. Do đó, các quốc
gia có thể hiểu và vận dụng khác nhau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi
quốc gia; không thể có sự áp đặt trong việc áp dụng UNDRIP. Khái niệm “người bản
địa” không phù hợp với đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc
Việt Nam. Nói cách khác, ở Việt Nam không có khái niệm dân tộc bản địa,” văn bản
đề ngày 10/5/2023 của chính quyền Việt Nam viết.
Trong văn thư này, chính quyền Việt Nam bác bỏ cáo buộc “quốc hữu hóa đất
nông nghiệp của người Khmer bản địa sau năm 1975” và “các dân tộc bản địa ở Việt
Nam”.
“Ở Việt Nam không có khái niệm “sở hữu riêng của từng dân tộc”, bởi ở
Việt Nam cũng không có định nghĩa về dân tộc bản địa, mà chỉ có khái niệm dân tộc
thiểu số được dùng để chỉ các dân tộc khác ngoài dân tộc Kinh. Do Việt Nam
không áp dụng hình thức liên bang hay lãnh thổ riêng của các dân tộc nên đất
đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý (theo Hiến pháp
2013 của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua); đất của người Khmer cũng như đất
của các dân tộc khác luôn thuộc quyền sở hữu của các dân tộc anh em nói riêng
và dân tộc Việt Nam nói chung. Do đó, cáo buộc “quốc hữu hóa đất nông nghiệp của
người Khmer bản địa sau năm 1975” là vô căn cứ và xuất phát từ sự thiếu hiểu biết
về quyền sở hữu đất đai và cơ sở pháp lý của Việt Nam”.
Ngoài ra, chính quyền Việt Nam còn bác bỏ các cáo buộc liên quan đến việc
“hạn chế” quyền tự do ngôn luận của người Khmer, quyền được giáo dục bằng ngôn
ngữ bản địa, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Báo
cáo viên LHQ quan ngại về cáo giác VN sách nhiễu các thành viên Khmer Krom
Hà Nội cũng bác bỏ các cáo buộc sách nhiễu các nhà hoạt động Dương
Khai, Danh Sêt, Tăng Thủy, nói rằng những người này “có nhiều hoạt động phức tạp
về an ninh trật tự tại địa phương”. Ngoài ra, chính quyền cũng cáo buộc những
người này “có nhiều mối quan hệ với các tổ chức cực đoan chống phá Việt Nam,
thường xuyên kích động hận thù dân tộc, đòi ly khai, tự trị, chia cắt lãnh thổ
Việt Nam”.
Phía Việt Nam cũng bác bỏ những cáo buộc mà họ nói là “sai trái” liên
quan đến việc bắt giữ và xét xử ông Thạch Rine, cho rằng ông Thạch Rine “đã lợi
dụng các quyền tự do dân chủ” khi đưa lên trang Facebook cá nhân của mình hình ảnh
có nội dung “bôi nhọ, xúc phạm” ông Hồ Chí Minh.
Nhận định về phản hồi của chính quyền Việt Nam, ông Danh Minh Quang, một
người vận động cho quyền của người bản địa Khmer ở Sóc Trăng, nói với VOA hôm
18/5:
“Chúng tôi đã sống ở đây
600-700 năm rồi từ thời cha sanh mẹ đẻ, không phải là người bản địa thì từ đâu
mà ra?
“Trong khi đàn áp tôn
giáo đối với chúng tôi là biết bao nhiêu rồi!...Việt Nam nói dối đối với cả
LHQ! Mà nói dối đối với người dân ở đây là đâu có được!”.
“Từ năm 2019 đến bây giờ,
tôi bị mời đi, hặm dọa, đánh đập, đòi giết tôi nữa…”
Ông Thạch
Muol, một nhà hoạt động Khmer Krom ở tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ với VOA:
“Việt Nam
bây giờ cho rằng người Khmer Krom chúng tôi là người dân tộc thiểu số, không thừa
nhận là người bản địa, họ luôn tìm cách bác bỏ điều mà bên LHQ nói”.
“Họ luôn đàn áp và tìm
cách cho người Khmer Krom chúng tôi không có được nhân quyền. Nói chung là họ
đàn áp, không cho người Khmer Krom tập tụ…không được tự do hay bàn chuyện chúng
tôi là người bản địa, không cho tổ chức ngày 8/3, ngày nhân quyền…Nói chung là
không cho người Khmer Krom phát huy truyền thống, văn hóa của người Khmer Krom.
Luật pháp của Đảng Cộng sản luôn áp bức người Khmer Krom”.
Như VOA đã loan tin, hôm 18/10/2022, các báo cáo viên Liên Hợp Quốc gửi
giác thư cho chính quyền Việt Nam yêu cầu giải trình về cáo buộc vi phạm nhân
quyền đối với người Khmer Krom bản địa ở đồng bằng sông Cửu Long. Giác thư đề cập
đến “mối quan ngại nghiêm trọng” về tình trạng đàn áp đang diễn ra đối với các
nhà hoạt động và người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm cả việc sử dụng biện
pháp giam giữ tùy tiện và xét xử thiếu công bằng.
Công
an Sóc Trăng thẩm vấn nhóm phật tử Khmer bản địa sau khi họ dự lễ 8/3
Giác thư đề cập đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với một nhóm
người thuộc cộng đồng Khmer Krom, bao gồm cả quyền tự quyết của họ với tư cách
là người bản địa, và đưa ra một số trường hợp điển hình về một loạt các hành vi
vi phạm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của người Khmer
Krom.
Bức thư đề cập đến các cáo buộc “vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội,
y tế, thực phẩm, nước sinh hoạt, nhà ở, môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh
và bền vững, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, cũng như các quyền về ngôn ngữ và
văn hóa của họ”.
Liên quan đến quyền tự quyết, các báo viên LHQ nhận định rằng dù Việt
Nam bỏ phiếu thông qua Tuyên ngôn của LHQ về quyền của các dân tộc bản địa
(UNDRIP) vào ngày 13/9/2007, nhưng cho đến nay chính quyền nước này chưa xây dựng
bất kỳ văn bản pháp luật về quyền của người bản địa.
Giác thư của LHQ chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam không sử dụng thuật
ngữ “Người bản địa” để chỉ bất kỳ nhóm nào trong số 54 nhóm dân tộc được công
nhận trong nước, bao gồm cả người Khmer Krom, nhóm tự nhận mình là người bản địa.
Sau khi LHQ công bố giác thư, tổ chức Các Quốc gia và Dân tộc Không có
đại diện (UNPO) – một tổ chức của các thành viên quốc tế được thành lập để tạo
thuận lợi cho tiếng nói của các quốc gia và các dân tộc trên toàn thế giới hiện
không có đại diện và bị đặt bên lề xã hội – lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ việc các
báo cáo viên LHQ gửi thư yêu cầu Hà Nội giải trình.
“UNPO ủng hộ công việc của các Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về vấn đề
này và kêu gọi tăng cường giám sát việc trả thù các nhà hoạt động đòi quyền tự
quyết ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới”, thông cáo của
UNPO viết. “Chúng tôi kêu gọi nhà chức trách Việt Nam giải quyết các quan ngại
nêu trong giác thư và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo việc bảo vệ
nhân quyền tại Việt Nam”.
VIDEO :
Việt Nam:
Người Khmer ở Nam Bộ không phải là ‘người bản địa’ | VOA Tiếng Việt
https://www.youtube.com/watch?v=ZquNoB8mRwA
========================================
22 tổ chức kêu gọi Cao ủy
LHQ bảo vệ người tị nạn Việt tại Thái Lan
VOA EXPRESS
20/05/2023
https://www.voatiengviet.com/a/7101126.html
22 tổ chức quốc tế vừa gửi thư kêu gọi ông Filippo
Grandi, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn bảo vệ cho người tị nạn Việt Nam
và những người xin tị nạn nói chung tại Thái Lan khỏi bị bắt cóc và trả lại quê
nhà, sau vụ mất tích của ông Đường Văn Thái vào tháng trước.
No comments:
Post a Comment