Thanh
niên trưởng thành và hướng thiện quay lưng với đảng
Quang Nguyên / Việt Nam Thời Báo
https://vietnamthoibao.org/vntb-thanh-nien-truong-thanh-va-huong-thien-quay-lung-voi-dang/
(VNTB) – Tình trạng khô đảng, nhạt đoàn dẫn đến “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn…
Báo Quân đội nhân dân trong đề
mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” than vãn về sự suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức của đảng viên, đoàn viên cộng sản. Những bài liên tục về đề
tài này của tờ báo nêu ra khá nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng khô đảng,
nhạt đoàn dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm
chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường,..”
Những nguyên nhân báo này viết ra, hoặc đổ tội
cho các thế lực thù địch, hoặc chỉ lớt phớt phần ngọn. Thực tế, những vấn đề
làm tan vỡ niềm tin của thanh niên khiến họ quay lưng với đảng thậm chí “tiến
tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng
và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” sâu xa và rộng lớn hơn nhiều
những điều đảng nói ra.
Nói trắng ra, tình trạng thanh niên, đoàn
viên, đảng viên cộng sản hôm nay quay lưng với đảng chính là hậu quả của chế độ
và hơn thế nữa là sự trưởng thành về nhận thức của thanh niên và về tính hướng
thiện của con người. Lớp sơn tô vẽ lâu ngày bong tróc, lại bị những thanh niên
trưởng thành, có ý hướng thiện, hướng thượng lột ra thêm, khiến cốt xi măng vô
hồn, lạnh lùng, tàn nhẫn đáng sợ bị phơi lồ lộ giữa ban ngày.
Thanh niên Việt Nam đang sống trong một thời kỳ
hội tụ những yếu tố xã hội giúp họ nhận ra chân tướng của chế độ cộng sản đã trị
vì mấy chục năm trời.
Từ sau “giải phóng miền Nam”, thống nhất hai
miền Nam Bắc, nhất là sau khi Đảng CSVN tự bắt buộc phải đổi mới, mở cửa, thanh
niên VN đến nay trưởng thành và tự nhận biết họ đang phải lăn ngụp trong xã hội
băng hoại, mất tự do, vi phạm nhân quyền.
Khi ngày càng nhiều thanh niên, đoàn viên, đảng
viên quay lưng lại với đảng, thì đảng phải tự xem lại mình. Đừng đổ lỗi cho kẻ
thù, cho “mở cửa” hay do nhận thức của thanh niên.
Những vấn đề chính gây cho người trưởng thành và hướng
thiện mất lòng tin
Có nhiều vấn đề chính mà mọi người Việt Nam,
trong đó đa số là thanh niên đều thấy và gặp phải dẫn đến sự mất tin tưởng vào
chế độ hay đảng lãnh đạo.
1. Tham nhũng:
Tham nhũng là một vấn đề phổ biến gây ra sự mất lòng tin từ phía người dân, nhất
là với thanh niên đầy tính hướng thiện, hướng thượng. Khi người dân chứng kiến
sự lạm dụng quyền lực và sự sử dụng tài nguyên công cộng cho lợi ích cá nhân đảng
viên, họ đã mất niềm tin vào đảng, chính phủ và khinh thường các lãnh đạo.
2. Vi phạm nhân quyền: Sự vi phạm nhân quyền, bao gồm hành vi ngăn chặn quyền tự do ngôn
luận, tự do tôn giáo, quyền biểu đạt và tự do hội họp, đánh mất tin tưởng vào
chế độ hay đảng lãnh đạo. Khi công dân không được đảm bảo những quyền cơ bản
này, họ có thể mất lòng tin và tin rằng chính phủ hoặc đảng lãnh đạo không đáp ứng
được nhu cầu và quyền lợi của họ.
3. Thiếu minh bạch và trung thực: Khi chính phủ hoặc đảng lãnh đạo không đảm bảo sự minh bạch và
trung thực trong hoạt động của mình, người dân không tin tưởng vào thông tin được
cung cấp và cảm thấy bị che giấu hoặc lừa dối. Việc thiếu sự minh bạch và trung
thực có thể tạo ra sự hoài nghi và thiếu lòng tin trong người dân.
4. Kinh tế không công bằng: Kinh tế không công bằng, khi sự giàu có và quyền lực tập trung vào một
số ít người trong xã hội, cũng có thể dẫn đến sự mất lòng tin vào chế độ hay đảng
lãnh đạo. Khi người dân cảm thấy rằng chính phủ hoặc đảng lãnh đạo không đảm bảo
công bằng và cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, họ có thể không tin tưởng
và cảm thấy bị lợi dụng.
5. Không ngừng sử dụng bạo lực cách mạng. Đảng Cộng sản liên tục sử dụng bạo lực cách mạng đàn áp giai cấp khác
và những người bất đồng chính kiến gây sợ hãi, bất bình trong dân chúng và bất ổn
xã hội khiến mọi người lánh xa dần đảng và chính quyền.
Ngoài ảnh hưởng xấu của môi trường xã hội kể
trên, môi trường gia đình, trường học và phương tiện truyền thông gần gũi đụng
chạm hàng ngày với thanh niên góp phần định hình tư tưởng và giá trị của mỗi
người, đặc biệt là trong giai đoạn người thanh niên phát triển.
Người thanh niên trưởng thành và hướng thiện
nhìn trước nhất vào tế bào của xã hội là gia đình, những tế bào đó đang băng hoại
dần, và họ biết đó là hậu quả của xã hội chủ nghĩa duy vật.
Lối sống thực dụng, tôn sùng vật chất trong xã
hội ảnh hưởng bởi thuyết duy vật, pha lộn với cái gọi là kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa khiến tình yêu cũng thay đổi. Sự kết hôn của nhiều cặp vợ
chồng trong xã hội Việt Nam ngày nay chỉ hoặc để đạt mục đích tình dục,
hoặc nhắm vào có được địa vị, kinh tế, như một dịch vụ buôn bán nào đó của cả họ
hay hai họ. Số ly hôn càng ngày càng tăng nhanh. Số nạo thai phá thai, vứt thai
nhi vào bụi rậm càng ngày càng nhiều. Sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình đã
phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội dã man, nghiêm trọng. Vợ chồng ngoại tình,
giết nhau, gia đình loạn luân. Trong xã hội coi trọng vật chất và tự do tôn
giáo bị hạn chế, người ta coi nhẹ những yếu tố đạo đức như lòng nhân ái, sự đồng
cảm, sự quan tâm lẫn nhau tạo nên giá trị hạnh phúc gia đình, bảo sao những người
thanh niên trưởng thành, hướng thiện không nghi ngờ, chán ghét cái chế độ được
gọi là “xã hội chủ nghĩa” đó?
Gia đình đã vậy, trường học càng ngày
càng tệ hại hơn. Trường học có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức
và giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Giáo dục không đầy đủ về mặt tư tưởng,
đạo đức, không tạo ra môi trường tôn trọng ý kiến và sự đa dạng, thanh niên, học
sinh không phát triển tư tưởng và đạo đức lành mạnh.
Chương trình giáo dục tập trung chủ yếu vào
khía cạnh học thuật, trọng bằng cấp, đề cao vai trò của đảng, dạy dỗ giáo điều
Mac-Lê, bỏ qua giáo dục về đạo đức tự nhiên con người, xem nhẹ những giá trị
tinh thần làm nên một xã hội tốt đẹp hơn, nó không giới thiệu các khái niệm
nhân vị và giá trị nhân bản, không khuyến khích tư duy phản biện, và không
trang bị học sinh kỹ năng cần thiết để tham gia vào xã hội dân chủ và đa dạng.
Những khái niệm về công bình, bác ái, tự do, nhân quyền bị bỏ qua, hoặc bị định
hướng xã hội chủ nghĩa nắn chệch hướng.
Giáo viên sợ hãi nên hay hùa theo đảng, bóp
nghẹt môi trường tôn trọng ý kiến và sự đa dạng của học sinh, không dám khuyến
khích học sinh tham gia vào các hoạt động thảo luận và phát triển ý thức công
dân, không khuyến khích sự tham gia tích cực, tạo ra không gian cho học sinh để
tự do diễn đạt ý kiến và thảo luận với nhau, và tạo ra các hoạt động và dự án
thực tế liên quan đến tư tưởng khai phóng, tự do và đạo đức.
Trong chế độ độc tài đảng trị Việt Nam có điều
tréo ngoe về quyền ngôn luận. Một mặt họ triệt để cấm đoán tự do ngôn luận, mặt
khác họ mở rộng hết công suất hệ thống tuyên truyền của đảng và chính phủ.
Các phương tiện truyền thông độc quyền của
chính phủ bao trùm khắp nơi, nhưng nó không bảo đảm tính trung thực và truyền tải
thông tin chính đáng. Hệ thống truyền thông của đảng chỉ nhằm vào lợi ích của đảng
dẫn đến việc truyền tải thông tin không khách quan hoặc chưa đầy đủ.
Chính phủ hạn chế truy cập thông tin.
Thanh niên luôn có khát vọng được biết chuyện
xảy ra chung quanh mình và trên thế giới, nhưng Đảng CS đã dựng tường lửa, hạn
chế kết nối internet, cấm truy cập vào nhiều trang web hoặc kiểm duyệt nội dung
khiến họ không thể truy cập vào các nguồn thông tin đa dạng và chính thống về
tư tưởng tự do chính trị, khai phóng và đạo đức.
Hệ thống truyền thông của chính phủ không bảo
đảm tính trung thực đúng theo đạo đức do sự chi phối của lợi ích của đảng, kinh
tế, hoặc cá nhân, khiến thông tin bị chế biến hoặc thiên vị theo mục đích của đảng.
Người thanh niên trưởng thành và hướng thiện nhìn vào sự hạn chế, bóp méo thông
tin của đảng và biết những điều đảng che dấu sau đó.
Bên cạnh các cấm đoán đưa tin không trung thực,
truyền thông VN thoải mái đưa các tin cướp, hiếp, giết, buôn bán ma túy, mua,
bán dâm. Truyền thông cộng sản sống về quảng cáo cường điệu. Nội dung giải trí
và quảng cáo tạo ra môi trường tiêu cực, tập trung vào sự tiêu thụ vật chất và
hình ảnh không thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của thanh
niên về các giá trị đạo đức.
Tất cả những điều kể trên ảnh hưởng đến
niềm tin tưởng của người dân vào chế độ. Những người thanh niên, đoàn viên, đảng
viên trưởng thành và có tính hướng thiện, hướng thượng không thể không chán nản
và quay lưng với đảng.
Chính chế độ chính trị Việt Nam ảnh hưởng đến
tư tưởng và hành vi của đảng viên, đoàn viên, thanh niên, sinh viên, và học
sinh. Chuyện chán đảng, nhạt đoàn là lỗi của đảng. ĐCSVN phá vỡ đạo đức, trật tự
xã hội, giới hạn tự do cá nhân, ngôn luận, kiểm duyệt thông tin, dối trá và tàn
nhẫn, sử dụng bạo lực cách mạng đàn áp quan điểm khác biệt và không tạo điều kiện
cho sự tham gia công dân đã gây áp lực và ảnh hưởng đến tư tưởng và hành vi của
thanh niên, sinh viên, và học sinh. Những quan điểm đa dạng bị kiềm hãm, sự tự
do cá nhân bị hạn chế gây ra sự phản kháng hệ thống đảng.
Chỉ có chế độ chính trị với những nguyên tắc
dân chủ, tự do ngôn luận, và đảm bảo nhân quyền mới có thể tạo ra một môi trường
tôn trọng quyền tự do và sự đa dạng ý kiến. Trong trường hợp này, thanh niên,
sinh viên, và học sinh có thể phát triển tư tưởng tự do và tham gia vào cuộc sống
chính trị và xã hội một cách tích cực.
Q.N.
-----------------
Tin
Bài Liên Quan:
VNTB – Ở Mỹ rồi vẫn sợ
chính quyền trong nước
VNTB – Đảng
không ngừng sử dụng bạo lực đàn áp nhân dân
VNTB – Vì tương lai,
hãy mở ra cánh cửa của đảng
VNTB – Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ xạo (bài 2)
No comments:
Post a Comment